Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần Spp Việt Nam (Trang 60)

* Nguyên nhân chủ quan:

- Việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường chưa thực sự hiệu quả nên dẫn đến việc sản xuất dư thừa sản phẩm, gây ra lượng hàng tồn kho nhiều, làm cho vốn bị ứ đọng, việc quản lý hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn.

- Tổng công ty chưa có những biện pháp thiết thực để hạn chế các khoản phải thu, do đó chưa giảm được thời gian vốn bị chiếm dụng.

- Phong cách quản lý của Tổng công ty chưa được thay đổi một cách triệt để cho phù hợp với mô hình kinh doanh mới – mô hình Tổng công ty mẹ – con. Tổng công ty hoạt động phần lớn dựa vào kinh nghiệm lâu năm, phương pháp quản trị vẫn là những cách thức quản trị cũ.

- Tổng công ty chỉ coi trọng việc làm thế nào để tăng hiệu quả, cụ thể là tăng lợi nhuận chứ chưa đặt ra cho mình một nhiệm vụ chiến lược là phải đạt hiệu quả tối đa.

- Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên Tổng công ty ngày càng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn, sản phẩm đa dạng phong phú hơn. Do đó Tổng ông ty buộc phải cạnh tranh bằng uy tín và chất lượng.

- Chính sách cổ phần hoá của Nhà nước làm thay đổi toàn bộ phong cách quản lý, hoạt động của Tổng công ty đòi hòi Tổng công ty phải thay đổi theo để thích ứng. Điều này không phải một sớm một chiều mà thực hiện được ngay, mà phả thực hiện từng bước một, triệt để, hợp lý.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP SPP VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển và nhu cầu về vốn của công ty tới năm 2015

3.1.1. Định hướng phát triển của ngành thiết bị điện:

Trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn kéo theo sự khó khăn trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh kể cả lĩnh vực thiết bị điện. Tuy nhiên các doanh nghiệp thiết bị điện Việt Nam đã và đang vượt qua khó khăn và sẵn sàng đối mặc với các thử thách trong tương lai cũng như tiếp cận nhu cầu lớn từ thị trường trong nước và ngoài nước.

Với thị trường trong nước, theo kế hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện đã được chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2015-2025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp, 55% về động cơ điện, một số chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây trạm biến áp. 50-60% nhu cầu máy biến thế 110- 220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30-35% giá trị sản xuất, đáp ứng 60-70% nhu cầu trong nước các loại công tơ điện,khí cụ điện,các hệ thống ghi đếm- giám sát an toàn lưới điện trọn bộ thiết bị trạm điện và xuất khẩu đạt 19-20% giá trị sản xuất, tập trung sản xuất các loại dây cáp điện, chất lượng cao với kim ngach xuất khẩu tăng 35,5%/năm…

Một thị trường nữa cũng đang cần sự có mặt của các sản phẩm từ doanh nghiệp trong ngành là những khu vực còn ngoài mạng lưới điện quốc gia ở vùng cao,vùng sâu,vùng xa,vùng hải đảo.. ở những vùng này theo kế hoạch sẽ phải tăng tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên,tiềm năng năng lượng mới, năng lượng tái tạo để cấp điện tại chỗ. Đây là thị trường tiềm năng cho ngành sản

công nghiệp sạch

Đối với thị trường xuất khẩu bên cạnh thị trường truyền thống, ngành sản xuát thiết bị điện cũng có tiềm năng lớn ở các thị trường lân cận là Campuchia và Lào

3.1.2. Định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng vốn của Công ty Spp Việt Nam

Công ty Spp Việt Nam đang là một trong những công ty hàng đầu về thiết bị điện tại thị trường Việt Nam với nhiều năm liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Vì vậy công ty cần phải giữ vững uy tín, tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Mở rộng thêm hệ thống phân phối. Chú trọng thêm phân phối vào kênh truyền thông, giới thiệu quảng bá đến khắp cả nước. Với xác định nhân tố con người là trung tâm của hệ thống, chính vì vậy trong những năm qua công ty luôn chú trọng đến việc hoạt động đào tạo kiên thức, huấn luyện kỹ càng chuyên môn và tổ chức các cuộc họp, hội thảo để mọi người có cơ hội cọ sát và học hỏi lẫn nhau trong công việc.

Mục tiêu của công ty trong giai đoạn tới là tối đa hóa giá trị cho các cổ đông, giữ vững thị phần và tiếp tục nâng cao lợi thế cạnh tranh dựa trên những chiến lược sau:

+ Tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh doanh trong những năm tới

+ Tập trung vào các ngành, sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho công ty đang được nhiều khách hàng quan tâm, ưa thích

+ Tăng độ phủ sản phẩm theo cả chiều rộng và chiều sâu

+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị thông qua hình thức quảng cáo như gửi Cataloge quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng quan hệ với các công ty ngành dọc, nâng cao trình độ bán hàng theo phương thức đầu thầu cạnh tranh giành ưu thề tuyệt đối thị trường trong nước về các sản phẩm đo lường điện

Qua các bảng số liệu phân tích ở trên ta thấy được nhu cầu về vốn lưu động của công ty SPP Việt Nam là rất lớn. Khi công ty đã cổ phần hóa thì

Nguồn vốn lưu động sẽ vẫn tiếp tục được huy động từ các nguồn chính như vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong đó Tổng công ty cần nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu để có thể độc lập hơn về tài chính. Nguồn vốn lưu động của Tổng công ty sẽ chủ yếu tập trung vào sản xuất các sản phẩm chính như các máy biến áp, tủ điện, các thiết bị đo lường điện…

3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Spp Việt Namcông ty cổ phần Spp Việt Nam công ty cổ phần Spp Việt Nam

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh

3.2.1.1. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh:

- Quản lý chi phí hợp lý: mặc dù doanh thu, lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuậ thấp hơn tăng doanh thu. Điều này là do một loạt các chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh đều tăng:

+ Giá cả nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng do ảnh hưởng giá thế giới + Việc tăng lương hàng năm cũng khiến cho chi phí quản lý tăng lên. + Chi phí bán hàng cũng gia tăng do đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng, phát triển thương hiệu, chi phí hoa hồng.

+ Lãi suất ngân hàng và chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng có xu hướng tăng lên so với các năm trước

Vì vậy để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên VKD nói chung và VCĐ,VLĐ nói riêng, công ty cần có những biện pháp quản lý chi phí hợp lý:

+ Chính sách quản lý hàng tồn kho hiệu quả

+ Quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đến mức thấp nhất

+ Chọn lọc những nhà cung cấp có uy tín trong nước, nước ngoài nhằm hạn chế những rủi ro nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh

+ Tìm kiếm các nguồn huy động vốn mới khi mà chi phí vay vốn ngày càng tăng

- Tiếp tục phát huy những điểm mạnh nhằm nâng cao sức tiêu thụ của sản phẩm từ đó góp phần thúc đẩy doanh thu tăng lên:

được ưa chuộng

+ Đầu tư nghiên cứu thêm các sản phẩm mới mà thị trường đang có nhu cầu. Tiếp tuc phát triển các dòng sản phẩm đang bán chạy

+ Tiếp tục đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện nay nhằm nâng cao, củng cố vững chắc vị thế đứng đầu của các dòng sản phẩm chủ lực

+ Mở rộng mạng lưới phân phối đặc biệt là các khu vực nhiều khu công nghiệp nhằm gia tăng thị trường và cạnh tranh, đảm bảo khai thác tối đa thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời phát huy hình ảnh và sự hiện diện của các sản phẩm của công ty

3.2.1.2 Giải pháp mang tính hệ thống:

- Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa trong quản lý và sản xuất kinh doanh:

Xây dựng kế hoạch trong sản xuất kinh doanh chủ yếu là trách nhiệm của phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng sản xuất và ban giám đốc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong công tác xây dựng kế hoạch cần có cán bộ chuyên trách theo dõi công tác sử dụng vốn thường xuyên theo định kỳ. Sau đó tổng hợp đánh giá các số liệu về quá trình sử dụng vốn, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng và các tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các giải pháp và kiến nghị kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, bất ký một doanh nghiệp náo cũng phải quan tâm việc sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, giá cả thế nào, nhu cầu vốn bao nhiêu để có thể huy động sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp một cách tối ưu, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy doanh nghiệp cần phương án, kế hoạch kinh doanh được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường.

+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ + Căn cứ vào định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn

Công ty phải đề ra định mức và phân phối vốn ở từng khâu một cách hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành đúng tiến độ chung

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra:

Với tình hình kinh tế biến động như hiện nay: giá cả nguyên vật liệu gia tăng, lạm phát cao.. luôn tiềm ẩn những rủi ro bất thường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể bù đắp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

- Hoàn thành tổ chức hoạt động tài chính công ty một cách chuyên nghiệp:

Phòng kế toán hiện nay chỉ chủ yếu làm nhiệm vụ kế toán.Mảng tài chính của công ty còn yếu, chưa chuyên nghiệp, chưa thể giúp lãnh đạo công ty trong việc ra các quyết định về sử dụng và huy động vốn một cách hiệu quả.

Tăng cường hệ thống kiểm soát quản trị: Trong hệ thống quản lý hiện đại, hệ thống kiểm soát quản trị không phải là vấn đề mới, xong nó mang ý nghĩa quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp. Bằng cách xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát quản trị sẽ có tác dụng thiết thực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế huy động và sử dụng vốn nói riêng của doanh nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý: đây là khâu then chốt trong công tác quản lý nói chung và quá trình đổi mới công tác tổ chức bộ máy nói riêng, đồng thời tác động trực tiếp tới công tác quản lý vốn trong công ty.

dụng đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực.

+ thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với công nghệ mới.

+ đổi mới công nghệ quản lý, xây dựng quy chế đánh giá nhận xét cán bộ và chính sách đãi ngộ nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động và khuyến khích nhân tài.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ, chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên: quy định mức khen thưởng phải tương xứng và khuyến khích được tính năng động, long nhiệt huyết của cán bộ công nhân viên vào công việc chung của công ty. Đồng thời phải có chính sách phạt nghiêm minh để giữ vững kỉ cương, nề nếp ở công ty

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, công ty cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ và VCĐ thông qua những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ. Từ đó, công ty có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô, cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác các tiềm năng sẵn có và khắc phục được những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ.

3.2.2.1. Cải thiện chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:

- Cần lựa chọn phương pháp trích khấu hao hợp lý: hiện công ty đang tiến hành trích khấu hao đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐ của công ty. Điều này là chưa hợp lý vì có những loại TSCĐ có thời gian làm việc lớn và cường độ làm việc cao. Với những TSCĐ này nếu áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế chúng. Do đó, đối với những loại TSCĐ này thì nên áp sụng phương pháp khấu hao nhanh.

- Lập kế hoạch khấu hao, quản lý và sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định để doanh nghiệp lựa chọn các quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định

được nhu cầu tăng, giảm VCĐ trong năm kế hoạch, thấy được khả năng tài chính để đáp ứng các nhu cầu đó.

+ với TSCĐ được mua sắm từ nguồn VCSH (doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao tích lũy kế thu được) thì khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, công ty có thể sử dụng linh hoạt số tiền này để phục vụ các yêu cầu kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.

+ đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, về nguyên tắc công ty phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được để trả vốn vay. Tuy nhiên, khi chưa đến kì trả nợ, công ty có thể tạm thời sử dụng vào mục đích kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty.

- Đánh giá đúng giá trị TSCĐ để trích đủ, trích đúng chi phí khấu hao, không để mất vốn, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, chú trọng đổi mới trang thiết bị, thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa, thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro trong kinh doanh.

- Công ty cần có kế hoạnh theo dõi tình hình sử dụng TSCĐ để đảm bảo tài sản hoạt động, được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Trong quá trình sử dụng, công ty phải quản lý chặt chẽ, không làm mất tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng,bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không làm TSCĐ hư hỏng trước thời gian quy định. Mặt khác cần tận dụng tối đa công suất thiết kế và tuân thủ đúng quy trình công nghệ. Để đạt được yêu cầu này, công ty cần bố trí đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực, trình độ tay nghề người lao động. ngoài ra để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ, công ty phải tổ chức tốt quá trình sản xuất, nghĩa là phải đảm bảo 3 nguyên tắc cân đối, nhịp nhàng và lên tục.

3.2.2.2. Cải thiện chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ:

- Công ty nên tập trung vào đầu tư tài sản cố định, mua máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất hơn là các hoạt động đầu tư tài chính vốn tiềm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần Spp Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w