-Về loại hình doanh nghiệp:
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đặc thù trong quản lý của doanh nghiệp cũng khác nhau. Loại hình doanh nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất thì quá trình sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này sẽ khác với quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm từ việc nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường về hàng hóa dịch vụ, tổ chức sản xuất đến việc cuối cùng là tổ chức tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về cho doanh nghiệp. Vì thế với loại hình doanh nghiệp này,điều quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và hợp lí hóa tồn kho.Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì quá trình sản xuất
kinh doanh chủ yếu là mua và bán hàng hóa, dịch vụ, chu kỳ kinh doanh ngắn hơn, hàm lượng vốn lưu động sử dụng thường cao hơn vốn cố định, do đó việc quản lý vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Cụ thể là việc quản trị tốt các nguồn vốn trong thương mại là các khoản phải thu/ phải trả và sử dụng tốt các nguồn vốn vay, tài trọ trong quan hệ thương mại
-Trình độ của lực lượng lao động:
Con người là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mọi kế hoạch, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải thông qua quyết định của nhà quản lý và qua sự thực hiện của người lao động.
Người quản ly: là người ra quyết định cuối cùng. Các quyết định quản lý đều chi phối và làm thay đổi sự vận động của vốn dưới hình thái khác nhau cũng như tạo ra các hình thái cuối cùng của sự vận động ấy. Vì thế mọi hoạt động của người quản lý đều quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tùy theo trình độ và nhận thức của mỗi nhà quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn là khác nhau. Điều đó khẳng định vai trò của nhà quản lý có ảnh hưởng lớn tớ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Người lao động : đó là những người trực tiếp tác động vào các tư liệu lao động thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo quyết định của các nhà quản lý. Các yếu tố đầu vào qua lao động sản xuất của con người trở thành các yếu tố đầu ra qua lưu thông đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể khẳng định trình độ,tay nghề của người lao động có tác động trực tiếp đến tốc độ mức độ vận động, chuyển hóa các hình thái vốn, vì thế tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Người lao động có trình độ càng cao, kinh nghiệm càng nhiều sẽ rút ngắn thời gian sản xuất- lưu thông, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí qua đó đẩy nhanh quá trình luân chuyển của vốn để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-Các mối quan hệ của doanh nghiệp:
Trên gác độ sản xuất kinh doanh nói chung, mối quan hệ của doanh nghiệp tồn tại ở hai lĩnh vực là mua và bán. Nói cách khác, mối quan hệ này được đặt trên hau phương diện đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hóa tiêu thụ…là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi vì qua nhà cung cấp doanh nghiệp có đủ các yếu tố đầu vào vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và sản phẩm đầu ra có thị trường tiêu thụ thuận lợi. Hơn nữa, khi có các mối quan hệ như trên tốt thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được các ưu tiên, hỗ trợ về vốn trong quan hệ thương mại, từ đó sẽ đảm bảo cho nguồn vốn doanh nghiệp dồi dào và lượng vốn được luân chuyển một cách liên tục. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, nâng cao uy tín trên thương trường và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường
-Cơ cấu vốn và chi phí vốn Cơ cấu vốn:
Như chúng ta đã biết, nguồn vốn bao gồm các khoản nợ và vốn chủ. Nợ bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. vốn của chủ có thể bao gốm vốn huy động bằng cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu tiên, lợi nhuận không chia. Trên góc độ nguồn vốn, tỷ trọng các nguồn đó trong tổng nguồn chính là cơ cấu vốn.
Chính sách cơ cấu vốn liên quan tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Có thể nói rủi ro và lợi nhuận là hai mặt đối lập của cùng một vấn đề là hiệu quả sử dụng vốn. Hai mặt trên thường hay có mối quan hệ đồng biến với
nhau. Tuy nhiên tác dụng của chúng tới việc sử dụng vốn hiệu quả thì lại ngược nhau. Lợi nhuận càng cao dĩ nhiên sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn càng cao, ngược lại rủi ro càng cao sẽ tạo nguy cơ giảm càng nhiều hiệu quả hoạt động, hay hiệu quả sử dụng vốn. Nhằm đáp ứng mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu, cơ cấu vốn tối ưu cần đạt được cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một tỷ lệ thích hợp các yếu tố nguồn vốn, từ đó đảm bảo hạn chế rủi ro mà vẫn không làm giảm lợi nhuận.
Có bốn nhân tố tác động đến những quyết định về cơ cấu vốn:
+ rủi ro kinh doanh: đây là loại rủi ro tiềm ẩn trong tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro càng lớn, tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp
+ chính sách thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng đến chi phí của nợ vay thông qua điều tiết phần tiết kiệm nhờ thuế. Thuế suất cao sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nợ do phần tiết kiệm thuế tăng lên
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu. Các nhà quản lý tài chính biết rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điều kiện có tác động xấu. Các nhà quản lý tài chính biết rằng tài trợ vốn vững chắc là một trong những điêu kiện cần thiết để doanh nghiệp hoạt động ổn dịnh và có hiệu quả
+ Quan điểm của các nhà quản lý :Một số nhà quản lý sẵn sang sử dụng nợ nhiều hơn,trong khi đó một số khác lại muốn sử dụng vốn chủ sở hữu
Bốn nhân tố có tác động rất lớn đến mục tiêu cơ cấu vốn.Với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn tối ưu tại mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Nhiệm vụ các nhà quản lý là xác định và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu.
Chi phi vốn:
Vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác,để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một cho phí nhất định. Chi phí cuả mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó
Chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để giữ
không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu.
Chi phí vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với doanh nghiệp, được sử dụng là căn cứ để lựa chọn tỷ lệ chiết khấu khi quyết định đầu tư.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP SPP VIỆT NAM