3. Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Quy trình xây dựng hình thức trắc nghiệm khách quan
Để vận dụng phương pháp này trong khâu kiểm tra đánh giá học sinh đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị một cách công phu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Quy trình xây dựng hình thức trắc nghiệm khách quan theo bốn bước như sau:
Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm
Quá trình này buộc giáo viên phải nắm được một số yêu cầu chung song đồng thời cũng phải phù hợp với đối tượng và khả năng thực hiện. Lưu ý về các loại câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu độ chính xác, tính khoa học cao. Vì vậy khi chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên đồng thời cũng đưa ra được câu trả lời đúng. Tránh tình trạng một câu hỏi có nhiều đáp án có thể chấp nhận được.
Ra đề:
Tuỳ theo thời gian của tiết kiểm tra đánh giá mà xác định số lượng câu hỏi, các dạng câu hỏi cho một đề. Trong một đề trắc nghiệm nên có cả câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, câu hỏi lựa chọn, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi trống điền nội dung… Sau khi ra đề giáo viên nên tập hợp hệ thống câu hỏi thành một số đề khác nhau cho cùng một lớp đối tượng học sinh và in đề cho học sinh.
Tiến hành kiểm tra
Ở khâu này, đòi hỏi giáo viên phải quan sát kiểm tra chặt chẽ khi học sinh làm bài để tránh tình trạng nhìn bài nhau đảm bảo tính khách quan, độc lập cho học sinh.
Chấm thi
Khi áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan giáo viên nên chấm thi bằng phương pháp đục lỗ vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tính chính xác và khách quan cao. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay mặc dù quy trình xây dựng đề thi trắc nhiệm khách quan có vẻ đơn giản song khó thực hiện. Theo tác giả chính là ở khâu giáo viên, vì trong hình thức này phần chủ động là thuộc về giáo viên. Vì vậy để áp dụng được phương pháp này đòi hỏi đội ngũ giáo viên ở các bậc học đổi mới cách làm việc, cách ra đề trong khâu kiểm tra - đánh giá.