Mô tả yêu cầu bài toán

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA ĐỀ VÀ CHẤM THI TRẮC NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC TỈNH YÊN BÁI (Trang 45)

3. Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Mô tả yêu cầu bài toán

Với mục đích xây dựng một ”Hệ thống hỗ trợ ra đề và chấm thi trắc nghiệm tại trung tâm ngoại ngữ - tin học tỉnh Yên Bái”nên yêu cầu của hệ thống như sau:

Người học đăng nhập để làm bài thi trực tuyến. Người học chọn một đề thi nhất định hoặc chọn ngẫu nhiên trong các đề tạo sẵn. Lịch sử các đề thi đã làm của người dùng sẽ được lưu lại (lưu trữ trong cơ sở dữ liệu). Người dùng có thể xem lại đề thi, kết quả, các đáp án đã chọn và thực hiện một số thống kê để đánh giá trình độ và sự tiến bộ trong học tập.

Hệ thống cho phép đảo đề tự động và quản lý các phiên bản của đề thi. Một phiên bản đề là một hoán vị của các câu hỏi và đáp án trong đề đó. Các phần của đề được giữ nguyên thứ tự và câu hỏi trong một phần không bị chuyển sang phần khác. Hệ thống tự động tạo ra các phiên bản khác nhau khi người dùng làm cùng một đề thi nhiều lần. Người dùng có thể chủ động tạo, đặt tên phiên bản và xuất bản dưới dạng Microsoft Word để sử dụng trong các kì thi, kiểm tra truyền thống.

Hệ thống có chức năng tạo đề tự động từ cấu trúc đề cho trước. Một cấu trúc đề là một bản mô tả về đề thi trong đó nêu ra các phần của đề thi và các ràng buộc cho từng phần. Có ba loại ràng buộc:

Ràng buộc về chủ đề: Yêu cầu phải có một lượng câu hỏi nhất định trong chủ đề cho trước.

Ràng buộc về điểm số: Yêu cầu phải có một lượng câu hỏi nhất định với điểm số cho trước, điểm số phải nằm trong một giới hạn.

Ràng buộc về độ khó: Yêu cầu phải có một lượng câu hỏi nhất định với độ khó cho trước.

Một phần trong cấu trúc đề bắt buộc phải có ít nhất một ràng buộc, nhưng có thể có nhiều ràng buộc cùng loại hoặc không có ràng buộc nào thuộc loại cố định. Sau khi sinh tự động người dùng có thể tùy ý thay đổi đề thi theo nhu cầu.

Hệ thống có chức năng hỗ trợ chấm bài. Giáo viên có thể tạo ra các “bài kiểm tra”, mỗi bài kiểm tra gồm các “bài làm” của các thí sinh khác nhau, thực hiện trên các phiên bản của cùng một đề thi có sẵn. Để tạo một “bài làm”, giáo viên chọn phiên bản đề thi và nhập các câu trả lời của thí sinh. Sau khi nhập xong hệ thống đưa ra kết quả và có chức năng kết quả dưới dạng excel.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ RA ĐỀ VÀ CHẤM THI TRẮC NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC TỈNH YÊN BÁI (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)