Báo chí khó khăn khi tiếp cận doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (Khảo sát báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010 (Trang 86)

2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề tài:

3.1Báo chí khó khăn khi tiếp cận doanh nghiệp

Mục tiêu của báo chí là cung cấp thông tin đa dạng, phong phú, chính xác. Để làm được điều này, báo chí phải tiếp cận và nhờ đến sự hỗ trợ từ doanh nghiệp để phục vụ lại doanh nghiệp. Trên thực tiễn các doanh nghiệp rất ngại khi tiếp xúc với báo chí.

Bảng tổng kết điều tra ở 28 doanh nghiệp được hỏi (xem phần phụ lục - bảng 3.1) đã chỉ ra, doanh nghiệp ngày nay biết chủ động tìm đến báo chí để cung cấp thông tin về các hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp của họ, chiếm 57,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp bởi cũng qua bảng điều tra cho thấy báo chí vẫn chủ yếu tìm đến doanh nghiệp, chiếm 64,2%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn là một trong những đối tượng mà báo chí cần tiếp cận để khai thác những nguồn thông tin phục vụ các mục đích khác nhau. Đa số các ý kiến của doanh nghiệp cho rằng họ chỉ cung cấp cho báo chí khi bản thân doanh nghiệp đó có tổ chức những sự kiện mới hoặc đồng ý tiếp xúc với nhà báo vào những thời điểm mang tính thời sự, chiếm 78,5%. Còn việc doanh nghiệp chủ động gửi thông tin định kỳ cung cấp cho báo chí thì chưa trở thành thói quen ở các doanh nghiệp, chiếm 21,4%. Đó cũng là một lý do để có thông tin về doanh nghiệp theo mục đích khai thác chủ để bài viết của mình, báo chí phải chủ động tìm đến. Mặc dù vậy, không phải bất kỳ một cuộc ghé thăm doanh nghiệp nào của nhà báo cũng được họ tiếp đón tiềm nở do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là khó khăn cho các nhà báo khi tác nghiệp.

3.1.1 Khó khăn khách quan

3.1.1.1 Bị doanh nghiệp từ chối gặp mặt

Hiện nay đã có một số doanh nghiệp thay đổi quan điểm và suy nghĩ của họ khi muốn trở thành người bạn cùng đồng hành với báo chí, thậm chí

85

họ còn thường xuyên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với báo chí. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có quan điểm như vậy. Khi viết theo xu hướng tích cực ở doanh nghiệp, nhà báo được tạo điều kiện, dễ dàng tiếp cận hơn, còn viết về những tiêu cực thì khai thác được thông tin ở doanh nghiệp là cả vấn đề. Báo chí thường xuyên bị doanh nghiệp từ chối không muốn tiếp. “Nhiều doanh nghiệp e ngại gặp gỡ báo chí, thậm chí có người nói rõ là: họ sợ! Những nhà doanh nghiệp lão thành thường cẩn thận chỉ tiếp xúc, chia sẻ với những nhà báo lâu năm, được xác định là có “cái tâm” qua theo dõi quá trình viết báo của họ. Trong khi đó nhiều doanh nhân trẻ bày tỏ nỗi hoang mang mỗi khi có nhà báo đến thăm. Có trường hợp cuộc viếng thăm không hẹn trước nhưng doanh nghiệp không dám không tiếp chuyện. Hoặc có trường hợp lại than phiền: “Mất cả buổi nói chuyện không đâu để cuối cùng phải trả lời là … có quảng cáo trên báo hay không?” [39, 2008, số tháng 7, tr.37].

Câu chuyện nhà báo muốn được gặp doanh nghiệp nhưng bị từ chối rất đa dạng. Tác giả sách “Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp” đã chỉ ra một vài tình huống các nhà báo bị từ chối tiếp xúc. “Nhiều nhà báo phàn nàn: không ít doanh nghiệp quay lưng lại với nhà báo. Có giám đốc doanh nghiệp nói với nhà báo: “Thôi, các anh đến chơi thì quý, ăn với nhau bữa cơm thân mật, còn viết thì các anh “tha” cho chúng em nhờ. Các anh khen trên báo, ít bữa sau, hết thanh tra đến thuế vụ, công an kinh tế, điều tra xét hỏi, rồi quản lý thị trường … đến “thăm hỏi sức khỏe” là chết chúng em”. Có trường hợp giám đốc ngồi trong phòng máy lạnh đóng kín cửa dặn cán bộ hành chính: có nhà báo đến, nói giám đốc đi họp vắng (?!). Tình trạng giám đốc doanh nghiệp không muốn tiếp xúc với nhà báo không còn là hiếm. Và hiện tượng này chỉ có ở cơ chế thị trường” [26, tr.153]. Những câu chuyện mà nhà báo bị doanh nghiệp từ chối quả thật rất đa dạng. Sự từ chối nào cũng có những nguyên nhân sâu xa của nó. “Nói là họ sợ lộ bí quyết làm ăn cũng chưa

86

đúng cả, mà chỉ đúng một phần nhỏ. Còn nói họ sợ bị các đoàn kiểm tra đến hành sau khi được lên báo cũng chưa hẳn đúng, vì hằng ngày có hàng chục doanh nghiệp được các nhà báo phản ánh, lấy đâu ra lắm đoàn thanh tra, kiểm tra thế? Những doanh nghiệp ngại gặp nhà báo phần lớn là làm ăn vòng vo, lợi dụng kẽ hở để kiếm chác, chứ đường đường chính chính có gì mà sợ? Sợ bị các đoàn kiểm tra? Nếu “cây ngay” thì sợ đâu chết đứng? Ngại tiếp các đoàn mất thời gian, tốn tiền? Thì cứ giao cho các bộ phận tham mưu, chức năng …” [như trên].

Sự e dè ở doanh nghiệp vẫn là xu thế chủ đạo. Tại cuộc tọa đàm về quan hệ báo chí và doanh nghiệp, ngày 26/1/2010 mà Vietnamnet thông tin trong bài Doanh nghiệp với báo chí, ông Lê Tiền Tuyến, Phó Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng “than” rất khó gặp lãnh đạo doanh nghiệp để có những nguồn tin chính thống, đáng tin cậy. “Cho nên, báo chí thiếu thông tin nên viết sai, viết sai thì doanh nghiệp sợ, doanh nghiệp sợ thì lại càng ít cung cấp thông tin cho báo chí. Cái vòng luẩn quẩn đó không chỉ gây thiệt hại cho hai bên mà còn gây thiệt hại cho cả xã hội”, ông Tuyến nhấn mạnh.

Viết về hoạt động tích cực của doanh nghiệp đã không dễ gì được tiếp cận với doanh nghiệp chứ chưa nói gì đến những khó khăn hay tiêu cực thì việc khai thác thông tin từ doanh nghiệp còn khó khăn hơn. Một đồng nghiệp làm cùng cơ quan của tác giả luận văn là nhà báo Phương Thảo tại báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã kể lại câu chuyện về cuộc hẹn gặp Tổng giám đốc Tổng công ty Mía đường Việt Nam sau khi được Ban biên tập phân công viết bài về sự thăng trầm của ngành. Chị Phương Thảo liên lạc suốt 2 ngày, gọi hàng chục cuộc điện thoại chỉ nhận được câu “tua đi tua lại” của anh thư ký Tổng giám đốc: “Sếp đang bận họp em ạ”. Báo ra có ngày, để chậm là mất thông tin. Vì thế nhà báo đã quyết định tìm đến công ty nhưng bị chặn ngay từ phòng bảo vệ: “Sếp đang họp, em ngồi đợi”. Đợi một lúc thì gặp một người

87

khác cũng nói vào gặp giám đốc. Anh ta nói: Việc anh nhanh gọn, lát sếp họp xong, anh vào trước”. Thế là nhà báo Phương Thảo phải đợi thêm gần một tiếng đồng hồ mới thấy anh ta ra. Lúc này đã gần 4 rưỡi chiều. Anh bảo vệ sau khi nghe điện thoại đã nói với nhà báo: “Thư ký báo sếp lại phải họp tiếp. Đợi thêm nửa tiếng nữa, anh bảo vệ thương tình cho nhà báo lên. Đến nơi, gõ cửa mãi không thấy ai lên tiếng, chỉ thấy phòng đối diện ồn ào. Cửa mở, trước mắt nhà báo là gần chục gương mặt xa lạ”. Cuối cùng nhà báo cũng khai thác được thông tin từ phía Tổng giám đốc Tổng công ty Mía đường. Thực sự, chiêu “bám dai như đỉa” cũng thường bị doanh nghiệp ghét nhưng nhà báo cũng vì công việc được phân công và phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

3.1.1.2 Doanh nghiệp không cởi mở cung cấp thông tin

Báo chí có nhiệm vụ phản ánh ý kiến, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp nhưng báo chí có phản ánh, nói hết được hay không cũng còn phụ thuộc vào nhiều thông tin từ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cùng hợp tác, hỗ trợ cung cấp thông tin theo đúng yêu cầu thì nhà báo sẽ thông tin được chính xác, trung thực và công bằng hơn nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp thờ ơ, chưa xem tiếng nói của báo chí là tiếng nói của mình. Đó là lý do khiến báo chí không nắm bắt kịp các vấn đề của doanh nghiệp, khó khăn khi xử lý thông tin trong bài viết.

Một đồng nghiệp khác của tác giả là nhà báo Khắc Dũng, công tác tại Báo Diễn đàn Doanh nghiệp kể về khó khăn khi viết về những vướng mắc của doanh nghiệp bởi sự thờ ơ và thiếu nhiệt tình ở chính họ. Đơn cử như tại Hội nghị gặp gỡ giữa Bộ Tài chính, ngành Hải quan với doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2009), có một doanh nghiệp giãi bày bức xúc của mình về vấn đề thuế, nhưng nói không hết ý vì thời gian có hạn. Sau đó, nhà báo Khắc Dũng đã hẹn và đến gặp trực tiếp doanh nghiệp này tại Bình Dương nhưng doanh nghiệp

88

ngại báo chí nên dù đã biết nhà báo phải phóng xe với quãng đường 50km … nhưng vẫn không nói. Hoặc trong một loạt bài phản ánh bức xúc của doanh nghiệp ngành vận tải hàng hóa liên quan đến qui định về bằng lái FC, dù Hiệp hội Doanh nghiệp Vận tải hàng hóa tp HCM đã giới thiệu phóng viên đến gặp giám đốc một Công ty cổ phần có khoảng 1.000 xe vận tải có khó khăn khi thực hiện qui định này. Thế nhưng doanh nghiệp rất không nhiệt tình, mãi mới bố trí cho cán bộ tư vấn pháp luật cung cấp thông tin. Những câu chuyện trên cho thấy nhà báo luôn sẵn sàng đến tận nơi lắng nghe và san sẻ, chuyển tải lên mặt báo tiếng nói của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về những thông tin đó. Tuy nhiên họ gặp phải sự lạnh nhạt của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không nhiệt tình trao đổi với báo chí, không nói hết những ý kiến, suy nghĩ của họ khiến cho việc triển khai bài viết gặp khó khăn. Thông tin trong bài chưa chính xác một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân này.

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhà báo thông tin không tốt về doanh nghiệp, trong đó có những lý do liên quan đến bản thân nhà báo như trình độ, tính cách … Nhưng chắc chắn trong tất cả các trường hợp, người làm báo chỉ đưa các tin, bài khi sự kiện, vụ việc ấy được đánh giá là có “vấn đề”. Trong khi đó doanh nghiệp cũng là một đối tượng liên quan đến sự việc, sự kiện đó, thậm chí, có người còn ví doanh nghiệp cũng là người của công chúng nên nếu không thể hiện tốt cũng bị chê trách, không nên lảng tránh nó để rồi không rút ra được những bài học cần thiết. Tuy không có con số chính xác nhưng số lượng bài báo viết về các doanh nghiệp thành công còn nhiều hơn số bài báo nêu về doanh nghiệp chưa tốt … Dù ở góc độ được khen hay chê bai thì đa số các doanh nghiệp đều ngại khi tiếp xúc và cung cấp thông tin cho báo chí. Các doanh nghiệp cũng không ngại ngần gì khi thẳng thừng từ chối hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác cho các nhà báo. Có một câu ngạn ngữ: “Một nửa cái bánh mì thì vẫn là bánh mì nhưng

89

một nửa sự thật thì vẫn không còn là sự thật”. Nếu doanh nghiệp e dè, không hỗ trợ bằng sự thật mà chính doanh nghiệp cung cấp thì bài viết dù được nhà báo thể hiện bằng lương tâm và trình độ thực sự cũng dễ không đúng sự thật, có khi sản phẩm dễ rơi vào bị suy diễn.

Thêm nữa, nhà báo cũng rất sợ doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ và không kịp thời … vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin nhà báo chuyển tải đến công chúng. Điều này cho thấy rằng nếu doanh nghiệp không cởi mở trong cung cấp thông tin và thông tin không đầy đủ, chính xác, trước tiên một phần là do người tham dự trong ấy đã cung cấp một cách méo mó, sau đó mới liên quan đến trình độ, ý thức của người truyền tải. Vì vậy, hiệu quả mang lại sẽ bị ảnh hưởng khi nó được xây dựng trên cơ sở ý muốn không thực sự của doanh nghiệp.

3.1.2 Khó khăn chủ quan

3.1.2.1Nhà báo non kém về nghiệp vụ

Có thể nhiều doanh nghiệp chưa thấu hiểu hết những đặc trưng của nghề báo vì nó đòi hỏi một trách nhiệm nặng nề về tính chính xác của thông tin theo qui định của Luật Báo chí. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng về một bài báo đăng tải, chưa hài lòng với tác giả. Dù vậy cũng phải thừa nhận rằng những bức xúc của doanh nghiệp đều xuất phát từ thực tiễn và không ít trường hợp, cây bút có thể vô tình hay cố ý lọt qua những cánh cửa thẩm định trong qui trình xuất bản, gây phương hại cho người khác. Những báo động của doanh nhân không mới nhưng sự phản ứng của xã hội luôn cần thiết cho những nghề có yêu cầu đạo đức nghề nghiệp cao như nghề báo [39, 2008, tháng 7, tr.37].

Nhiều doanh nghiệp nhận xét các nhà báo, nhất là những nhà báo viết về kinh tế đã am hiểu khá sâu các lĩnh vực. Họ đã nắm bắt kịp thời và phân tích, chuyển tải đến cho doanh nghiệp những thông tin hết sức bổ ích mà

90

doanh nghiệp cần. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các nhà báo, nhất là nhà báo trẻ cần liên tục nâng cao nghiệp vụ hơn nữa. Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Kinh doanh và Đầu tư Vàng trong bài viết Bổ sung hay thay thế đăng trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho rằng: “Đối với các nhà báo đã tiếp xúc, tôi thấy họ có trình độ học vấn rất cao, am hiểu nghiệp vụ, làm việc một cách chuyên nghiệp. Nhà báo ngày nay so với trước năng động hơn, tuy nhiên về chiều sâu thì nhiều khi cần phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn” [37, 2009, số 50]. Nhiều người trong giới kinh doanh cũng phê phán kịch liệt những phóng viên thông tin sai do yếu kém nghiệp vụ. Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc Công ty Công nghệ Thông tin BOM, cho rằng, hiện nay lực lượng làm báo quá đông, trình độ kỹ năng không đồng đều, thiếu kiến thức chuyên môn về lĩnh vực phụ trách. Chia sẻ vấn đề này, một doanh nghiệp bày tỏ sự băn khoăn đối với khả năng nắm bắt bản chất vấn đề của phóng viên trẻ: “Nhiều phóng viên đã diễn đạt sai lệch ý tưởng của nguồn tin. Việc hỗ trợ thông tin của chúng tôi với báo chí đôi khi bị phản tác dụng. Tôi nghĩ các báo cần khắt khe hơn khi tuyển dụng” [39, 2008, số 7, tr.37].

Thông tin về các chính sách, chủ trương pháp luật của Đảng và Nhà nước tới doanh nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của báo chí. Điều này càng đòi hỏi các nhà báo, nhất là nhà báo kinh tế phải nắm vững những kiến thức về pháp luật. Hiện nay ở nhiều tòa soạn trong công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ phóng viên, những người tốt nghiệp chuyên ngành luật được ưu tiên. Mặc dù vậy, các nhà báo am hiểu tường tận về luật pháp vẫn còn chưa sâu. Hạn chế về pháp luật của một số nhà báo đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thông tin, tác nghiệp, phản ánh các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp trên mặt báo, thậm chí nếu không muốn nói còn thông tin sai lệch về doanh nghiệp.

91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, một số bài báo chạy tít rất giật gân nên có tác động tới doanh nghiệp. Tất nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có khi gặp phải những sơ xuất nhưng nhiều bài báo biến sơ xuất nhỏ của doanh nghiệp thành vấn đề lớn trong dư luận, từ đó tạo khoảng cách giữa báo chí và doanh nghiệp. Phóng viên tại các tòa soạn được phân công theo chuyên ngành phù hợp với thế mạnh của từng người nhưng với phóng viên thường trú, phải viết tất cả các lĩnh vực nên không sâu về một chuyên ngành nào. Bởi vậy, những thông tin giật gân thì nhanh nhưng những bài viết chuyên sâu kinh tế cho doanh nghiệp còn hạn chế. Phóng viên thường trú ít chủ động tìm đến doanh nghiệp để tôn vinh những tấm gương doanh

Một phần của tài liệu Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (Khảo sát báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010 (Trang 86)