Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (Khảo sát báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010 (Trang 35)

2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề tài:

2.1 Tác động tích cực

2.1.1 Định hướng nhận thức cho doanh nghiệp thông qua phổ biến đường lối chính sách

Báo chí là công cụ, vũ khí quan trọng trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Vai trò của báo chí là hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng. Ở nước ta, báo chí trở thành người tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Cho dù đối tượng tuyên truyền mà từng tờ báo hướng đến là khác nhau nhưng các báo đều thể hiện vai trò quan trọng của mình, đó là giúp cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đối với đối tượng công chúng là các doanh nghiệp, báo chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền để họ thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước. “Mục tiêu là hướng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật đã qui định. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc, năng động sáng tạo và trách nhiệm với xã hội” [26, tr.147]. Sự tồn tại của doanh nghiệp do thị trường quyết định, do đó, việc doanh nghiệp nắm bắt, hiểu rõ và thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, cơ chế, luật pháp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành là quan trọng.

Các doanh nghiệp hiện đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế năng động trong và ngoài khu vực. Báo chí đã trở thành kênh thông tin hỗ trợ cho các cơ quan hoạch định chính sách có những điều chỉnh phù hợp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động. Các bài viết về chủ trương chính sách đã khai thác những khía cạnh mà doanh nghiệp đang quan tâm, những vướng mắc của doanh nghiệp và giải pháp cần tháo gỡ. Qua khảo sát trên 2 tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ, các bài viết đã khai thác những khía cạnh mà doanh nghiệp quan tâm như như những chế độ chính sách mới có liên

34

quan đến doanh nghiệp. Cụ thể, tuyên truyền về những thay đổi cho Luật sửa đổi Thuế thu nhập doanh nghiệp, và Thuế Giá trị gia tăng, Thông tư 03 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giảm, giãn thời hạn nộp thuế .... Không chỉ tuyên truyền về đường lối chính sách, hiệu quả thực hiện những đường lối chính sách đó, 2 tờ báo trên còn có những bài viết về những vướng mắc của doanh nghiệp, nhất là điều kiện kinh doanh và giải pháp để tháo gỡ. Việc tuyên truyền các chính sách và chế độ mới đã giúp người dân hiểu được chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước để các doanh nghiệp an tâm đầu tư. Thêm nữa, những nguyện vọng, khúc mắc của các doanh nghiệp được báo chí xới lên để các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét.

Năm 2009 là năm các doanh nghiệp tiếp tục chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Chính phủ đã ban hành chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do phải chịu sự tác động chung. Một trong những quyết sách được doanh nghiệp hoan nghênh đó là qui định giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Báo Tuổi trẻ ra ngày 15/2/2009 đã đăng bài Qui định giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Theo đó báo tập trung thông tin về những nội dung cơ bản của thông tư 03 - Bộ Tài chính ngày 13/1/2009 hướng dẫn thực hiện giảm, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong năm 2009. Trong bài viết này, báo Tuổi trẻ đã thông tin về những điều kiện mà doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng, thời gian được giãn nộp thuế (9 tháng), tỷ lệ được giãn nộp (30%), … Như vậy, chỉ sau 2 ngày Bộ Tài chính ban hành thông tư, các doanh nghiệp đều có thể tìm đọc trên báo để nắm bắt được những thông tin mới nhất của Chính phủ thông chính sách giãn, giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thay vì chờ nhận được thông tin dưới dạng văn bản thông tư gửi đến. Qua thông tin trên báo chí, doanh nghiệp đón nhận tin với

35

niềm vui phấn khởi, bởi Chính phủ đã hiểu, thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng.

Đối với báo chí, khi tuyên truyền về đường lối chính sách, việc giúp công chúng nắm bắt và thông hiểu về các luật mới được ban hành là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Thời gian khảo sát báo 2 năm 2008 - 2009, là thời điểm Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi và thông qua. Khi thông tin tuyên truyền về Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, chỉ tính riêng trong năm 2008, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã có 7 tin, bài viết theo chủ đề này:

1. Tin: Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm 25%, đăng ở số 38 ra ngày 13/2/2008

2. Bài: Sẽ thay đổi một số luật thuế: tác động trực tiếp và nhiều nhất đến doanh nghiệp, đăng ở số 42 ngày 18/2/2008

3. Bài: Công bằng và cụ thể trong ưu đãi, số 67 ngày 18/3/2008 4. Bài Hiệu quả hơn và minh bạch hơn, số 69 ngày 20/3/2008

5. Bài Giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, số 119 ngày 16 - 17/5/2008

6. Bài Bỏ ưu đãi đối với khu công nghiệp và khu chế xuất, số 268 ngày 7/11/2008

7. Bài Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, số 300 ngày 15/12/2008

Như vậy trong thời gian 1 năm, TBKTVN đã đăng 1 tin và 6 bài viết tuyên truyền về Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu tính từ tháng 1 đến tháng 5/2008, khi Luật chưa được Quốc hội thông qua, TBKTVN không đơn thuần chỉ thông tin tuyên truyền về những thay đổi của dự thảo Luật mà còn có những bài viết xoay quanh về ý kiến đóng góp của công chúng cho việc xây dựng dự thảo luật, đề nghị Luật mới giảm thuế suất từ 28% xuống còn 24%, thay vì 25%. Bên cạnh đó, báo đưa ý kiến về chi

36

phí quảng cáo trong dự luật còn bất hợp lý như chi phí không được vượt quá 10% tổng số chi phí được trừ. Như vậy, mức khống chế chi phí được giữ nguyên như trước, điều này là bất hợp lý. Về vấn đề này, TBKTVN còn đăng trích dẫn ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Kích, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế: “Hơn 800 ý kiến đã được nêu ra, trong đó có rất nhiều ý kiến cho rằng, qui định khống chế chi phí quảng cáo, khuyến mại không quá 10%, dù đã cao hơn trước nhưng vẫn bất hợp lý, đặc biệt với những doanh nghiệp mới thành lập, đang cần xây dựng thương hiệu. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất một mức phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Không hiểu sao trong dự thảo lần này không có sự điều chỉnh nào cả” [35, 2008, số 69, tr. 12]. Ở đây, TBKTVN trích dẫn ý kiến của ông Nguyễn Văn Kích, đại diện cho các doanh nghiệp nêu ý kiến về sự bất hợp lý của qui định khống chế chi phí quảng cáo 10%, đòi hỏi các nhà làm luật cũng cần lưu ý nghiên cứu mặc dù các cơ quan chức năng đã ghi nhận.

Đến cuối tháng 12/2008, thời điểm Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp sắp có hiệu lực, TBKTVN đăng một bài viết tổng hợp lại những thế mạnh, ưu đãi nổi trội của Luật sửa đổi được thông qua. Đồng thời bài viết cũng chỉ những băn khoăn, vướng mắc của doanh nghiệp về một số điều khoản của Luật mới này. Như vậy, khi một văn bản chính sách hay luật mới ra đời, các báo không đơn thuần tuyên truyền, giúp doanh nghiệp hiểu và nắm rõ những thay đổi, những nét mới của những văn bản mới khi còn ở giai đoạn xây dựng dự thảo đến lúc ban hành. Bên cạnh đó, báo chí còn tập trung nêu ý kiến, phản ánh những bất hợp lý của những chính sách, dự thảo nhằm giúp các nhà làm luật cùng hướng đến một sự hài hòa chung cho các doanh nghiệp. Hiệu quả của những văn bản, luật mới mà báo chí tuyên truyền chính là tác động đến đối tượng công chúng là doanh nghiệp, giúp họ nâng cao và hiểu biết thêm về

37

luật, từ đó có những hoạt động đúng đắn, chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp doanh nghiệp nâng cao bảng thành tích sản xuất kinh doanh.

Thực tiễn trên cho thấy việc tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước cho các doanh nghiệp thông hiểu là rất cần thiết. TS. Phạm Thắng và TS Hoàng Hải đã ví von sự cần thiết này như sau: “Các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không tuân thủ theo luật pháp qui định chẳng khác nào các phương tiện tham gia giao thông mà không có luật lệ” [26, tr. 148]. Còn qua khảo sát dưới dạng bảng hỏi anket tại các doanh nghiệp, họ đều trả lời rằng rất cần báo chí tuyên truyền tường tận, cụ thể về các đường lối chính sách, những văn bản, nghị định, luật mới được ban hành. Đó là những vấn đề doanh nghiệp nên quan tâm, nên làm, những vấn đề cần phải tránh, chấp hành đúng pháp luật.

2.1.2 Cung cấp thông tin về thị trường, phân tích những cơ hội, khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

* Thông tin về thị trường trong nước

Với bất kỳ một doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động sản xuất, hầu như không lúc nào được phép lơ là thị trường kinh doanh của họ. Trước sự biến động thất thường, lên xuống của thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang phải chịu những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhiều doanh nghiệp càng coi trọng nắm bắt thông tin. Hàng giờ, hàng ngày họ chăm chú theo dõi, nắm bắt thông tin về lĩnh vực mà họ quan tâm để rồi có những quyết sách đúng đắn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời điểm, giai đoạn. Thấu hiểu được tầm quan trọng đó, các cơ quan báo chí rất coi trọng thông tin về thị trường. Báo chí cùng giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ bằng cách mở các chuyên trang, chuyên mục để đăng tin và bài viết phân tích sâu về thị trường.

38

Không riêng gì báo Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam, các báo khi đề cập đến thị trường mà doanh nghiệp quan tâm đều phản ánh khá phong phú, ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: thị trường bất động sản, dệt may, thép, gỗ, thủy sản … nhất là thị trường tiền tệ. Khi thông tin về những thị trường này, các tin và bài đăng tải có lúc mang tính chất dự báo, lời khuyên hay đề xuất đưa ra những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết vướng mắc, khó khăn hiện tại. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với kinh tế thế giới, các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt, không những ngay trên sân nhà với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới nhập vào Việt Nam mà còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn khi vươn ra biển lớn. Nhiều doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển thị trường hợp lý để vừa thắng được trên sân nhà, và thắng cả trên đấu trường quốc tế. Nhờ báo chí, các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin để rồi từ đó đưa ra những quyết sách, đối phó với những đối thủ của mình.

Thông tin về thị trường điều cho các doanh nghiệp trồng, chế biến xuất khẩu điều là một trong những minh chứng mà báo chí phản ánh khá đầy đủ và đa dạng về thị trường này ở nhiều góc độ khác nhau. Trong khoảng thời gian khảo sát báo 2 năm (2008 - 2009) và quý I năm 2010, duy nhất trên báo Tuổi trẻ có số báo 72 ra ngày 21/3/09 đăng bài viết Doanh nghiệp than lỗ vì giá điều thô tăng nóng. Bài viết đưa ra cảnh báo về nguy cơ lỗ khi xuất khẩu điều là có thật: Trong khi giá điều thô tăng khoảng 7% thì giá nhân điều trong nước đã tăng gần 30%. Nhiều doanh nghiệp cho biết với mức tăng gần 14 nghìn đồng/kg, doanh nghiệp xuất khẩu điều sẽ bị lỗ nặng, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng cùng ngồi lại với nhau để tìm ra biện pháp khắc phục.

Cũng trong khoảng thời gian khảo sát báo, Thời báo Kinh tế Việt Nam có tới 7 bài viết về thị trường điều, giá điều và những toan tính, hướng giải

39

quyết của các nhà xuất khẩu điều, lời khuyên của các quan chức Việt Nam khi các doanh nghiệp đang đứng bên bờ xuất khẩu bị lỗ, nguy cơ bị nước ngoài kiện vì xuất hàng không đứng thời hạn cam kết như hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá,…

1. Bài Doanh nghiệp chịu cảnh trăm dâu đổ đầu tằm số 66 ngày 17/3/2008

2. Bài Bài học hội nhập của ngành điều số 86 ngày 9/4/2008

3. Bài Gỡ khó cho ngành điều: Khẩn trương giao hàng theo hợp đồng số 121 ngày 20/5/2008

4. Tin : Xuất khẩu 400 container điều số 138 ngày 9/6/2008

5. Bài Vì sao doanh nghiệp điều bán giá rẻ: Liên kết thống nhất chất lượng và giá bán số 225 ngày 18/9/2008

6. Bài Thị trường điều khá tiêu điều số 116 ngày 15/5/2009

7. Bài Nguy cơ ngành điều thiếu nguyên liệu số 258 ngày 28/10/2009

Qua 7 bài viết trên, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã mang đến cho độc giả, công chúng, các doanh nghiệp những thông tin quan trọng về thị trường điều. Thời điểm năm 2008, các bài viết chỉ xoay quanh về việc doanh nghiệp Việt Nam chậm giao hàng, thực hiện không đúng hợp đồng đã ký kết, lời cảnh báo sẽ bị kiện phá giá do bán điều giá rẻ ... Từ những thông tin mà báo chí đưa, doanh nghiệp xuất khẩu điều trong năm 2008 đã có những điều chỉnh cho xuất khẩu sản phẩm như chủ động đàm phán với đối tác về thời gian giao hàng, giá cả để hạn chế nguy cơ bị lỗ nặng do chi phí đầu vào tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp của Việt Nam đã ký hợp đồng trước đó với giá rẻ. Sang đến năm 2009, các bài viết đi sâu phân tích về những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu điều gặp phải chủ yếu nằm ở nguyên liệu đầu vào, thị trường điều thế giới có những thay đổi theo hướng bất lợi cho Việt Nam … Qua những thông tin được đăng tải trên các bài viết đó, doanh nghiệp chế biến

40

và xuất khẩu điều nhận được những lời khuyên của các chuyên gia trong ngành, những lời cảnh báo trước xu hướng thế giới có biến đổi theo hướng không có lợi cho ngành, nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tiếp tục giữ vững vị thế số 1 trên thị trường thế giới trong số các nước xuất khẩu điều.

Khác hẳn với ngành điều Việt Nam, chủ yếu sản xuất phục vụ xuất khẩu thì các doanh nghiệp sản xuất thép phục vụ chính thị trường trong nước. Xung quanh về câu chuyện của thép trong thời gian khảo sát hơn 2 năm cũng có nhiều vấn đề mà hai tờ báo Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam thông tin, phân tích bình luận. Có thời điểm doanh nghiệp sản xuất thép lãi to (đầu năm 2008), có lúc lao đao do bí đầu ra (khoảng quý 3 năm 2008), khiến doanh nghiệp buộc phải sản xuất cầm chừng (cuối năm 2008) và có nguy cơ ngừng sản xuất (tháng 7 năm 2009). Nhìn vào sự phát triển của ngành thép được thông tin trên các báo có thể thấy rằng Việt Nam đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính khiến thị trường tiêu thụ thép lúc lên lúc xuống do các doanh nghiệp xây dựng buộc phải giãn tiến độ. Trong bối cảnh đó, các báo đã đi sâu phân tích, tìm ra lý do khác như bị chi phối bởi thị trường thép nhập ngoại vốn có giá cạnh tranh hơn đồng thời đưa ra những

Một phần của tài liệu Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (Khảo sát báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)