2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề tài:
1.4. Giới thiệu khái quát về hai tờ báo được khảo sát
1.5.1.Báo Tuổi trẻ
*Quá trình thành lập và phát triển
Số báo đầu tiên của tờ Tuổi trẻ ra mắt bạn đọc đúng ngày 2 - 9 - 1975. Trải qua 35 năm, kể từ ngày thành lập, tờ báo đã phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều độc giả bởi Tuổi trẻ đã biết nêu cao tính chiến đấu, bản sắc riêng của báo. Theo tác giả Lê Văn Nuôi trong bài Thách thức và kỳ vọng với Tuổi trẻ, “Trước hết là sự nhạy cảm đối với cái mới, phù hợp qui luật trong cải cách kinh tế nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế hội nhập với đời sống toàn cầu” [36, năm 2008, ngày 2-9, tr.18].
Trước sự phát triển nhanh chóng về các đầu báo ở trong nước, việc tìm cho mình một bản sắc riêng đã đưa tên tuổi của Tuổi trẻ ngày càng được nhiều độc giả biết đến. Trong những năm 1992 - 2000, báo Tuổi trẻ đã có hàng loạt các bài phóng sự, điều tra của các phóng viên. “Thị trường kinh doanh chập chờn tối sáng, chưa tạo cơ hội làm ăn bình đẳng cho những doanh nhân tài năng lương thiện, nhiều công ty quốc doanh còn độc quyền và đặc quyền kinh doanh. Nạn tham nhũng hoành hành, toàn cảnh xã hội đó cùng nhu cầu cần được thông tin kịp thời của người đọc đã tạo áp lực không cưỡng
26
được, đòi báo phải dấn thân vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng” [như trên].
Từ năm 2003, báo Tuổi trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới, đây là giai đoạn đa truyền thông. Cuối năm này, báo cho ra đời sản phẩm mới Tuổi trẻ Online (TTO) và lần lượt là Tuổi trẻ Radio (Radio Online), Tủ sách Tuổi trẻ, tập san Áo Trắng, Truyền hình Tuổi trẻ (TVO) cùng hàng loạt các chuyên trang mang thương hiệu Tuổi trẻ. Cùng với sự phát triển của nhiều loại hình, ấn phẩm, từ 4 kỳ/tuần năm 1994, Tuổi trẻ đã trở thành tờ nhật báo với số lượng hơn 400 nghìn bản/kỳ.
Là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TPHCM, báo Tuổi trẻ đã biết phát huy sức mạnh của mình khi bước vào thời kỳ hội nhập. Cùng với việc vừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi đa dạng của bạn đọc trẻ về nhịp sống của một đất nước đang chuyển mình, báo đã có các tin, bài viết phản ánh nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực, liên quan đến các hoạt động doanh nghiệp. Đáng chú ý hơn, với bản sắc riêng của mình, Tuổi trẻ đã có những loạt bài viết phóng sự điều tra về những vụ việc tiêu cực tham nhũng hay những bài phê phán sự làm ăn dối trá ở các doanh nghiệp. Ngoài ra, báo có những bài viết lên tiếng, bảo vệ doanh nghiệp khi họ gặp những khó khăn đi tìm kiếm thị trường …
*Kết quả khảo sát tác phẩm:
Qua khảo sát báo Tuổi trẻ trong 2 năm (2008 - 2009) và 3 tháng đầu năm 2010, số lượng những tin bài liên quan đến doanh nghiệp được thể hiện trên mặt báo được thống kê (xem bảng 1.1). Kết quả đã cho thấy, Tuổi trẻ đã nêu cao sức chiến đấu của mình, tập trung phản ánh, phê phán những tiêu cực của xã hội nói chung, các doanh nghiệp làm ăn dối trá, gây lãng phí, thất thoát tiền của chính doanh nghiệp đó, và cho cả xã hội, coi đó như những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, nhìn vào bảng biểu
27
trên có thể thấy chỉ riêng số bài viết phản ánh, phê phán các doanh nghiệp làm ăn dối trá hay những vụ tham nhũng ở các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ đáng kể, cụ thể chiếm 44,55% trong tổng số lượng bài viết về doanh nghiệp trong năm 2008, 17% trong số lượng bài viết của năm 2009, 57% trong số lượng bài của 3 tháng đầu năm 2010. Hoặc nếu tính trong suốt thời gian tiến hành khảo sát, số lượng bài viết phê phán doanh nghiệp có 62/184 bài, chiếm 33,6% và thông tin về thị trường có 74/184 bài, chiếm 40,2% trên tổng số bài viết đăng trên báo Tuổi trẻ. Đây là 2 dạng bài viết về doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Thông tin liên quan đến kinh tế nói chung và liên quan đến hoạt động doanh nghiệp được Tuổi trẻ dành đăng trên trang 14 của bất kỳ số báo ra vào ngày nào. Bảng biểu trên cho thấy do nét đặc thù của báo Tuổi trẻ mà lượng bài viết giới thiệu về chân dung các doanh nhân còn hạn chế, hay những bài viết hướng dẫn các quản trị doanh nghiệp, phát triển thương hiệu hay cách thức xây dựng nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp. Những nội dung này có thể thấy nhiều ở Thời báo Kinh tế Việt Nam.
1.5.2. Thời báo Kinh tế Việt Nam:
*Quá trình thành lập và phát triển:
Thời báo Kinh tế Việt Nam là một tờ báo chuyên sâu về kinh tế, đề cập đến kinh tế một cách tổng hợp, từ quan điểm, đường lối phát triển kinh tế đến thành tựu xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Nó được ra đời vào năm 1991, thời điểm đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đây là tờ báo do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam sáng lập nên đã qui tụ được sự cộng tác của rất nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu là các giáo sư tiến sĩ nổi tiếng qua các thế hệ khác nhau.
Khi mới ra đời, TBKTVN chỉ có duy nhất 1 ấn phẩm phát hành mỗi tháng 1 số. Đến nay, Thời báo đã có 5 ấn phẩm chính gồm: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Vietnam Economic Times, Tư vấn Tiêu và Dùng, The Guide và
28
Vneconomy.vn. Ngoài ra, TBKTVN còn xuất bản thêm nhiều ấn phẩm phụ khác như Tinh Hoa, Niên giám kinh tế hàng năm, Niên giám đầu tư nước ngoài, The Guide - tiếng Nhật - Trung - Nga, Trang vàng Thương hiệu.
Với mục tiêu trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu của Việt Nam, TBKTVN đã nỗ lực cải tiến chất lượng nội dung các ấn phẩm, kịp thời mang đến cho độc giả những thông tin kinh tế nhanh nhất, đẩy đủ và chính xác nhất. Sau 2 thập kỷ phát triển, TBKTVN đã để lại những dấu ấn, nét độc đáo cho từng ấn phẩm của mình, trở thành tở nhật báo kinh tế duy nhất tại Việt Nam. Vietnam Economic Times vươn lên là ấn phẩm kinh tế đối ngoại sang trọng tại Việt Nam. VnEconomy.vn là trang báo điện tử chuyên ngành kinh tế hàng đầu tại Việt Nam. Tư vấn Tiêu và Dùng là ấn phẩm đầu tiên về tiêu và dùng trong nước. The Guide là ấn phẩm du lịch gắn với giải thưởng mang tên ấn phẩm “The Guide Award” uy tín nhất tại Việt Nam.
Với quan điểm “doanh nghiệp Việt Nam phải là doanh nghiệp kiểu mới chứ không phải là những doanh nghiệp thông thường trong các nước phát triển khác”, nhiều năm nay TBKTVN trở thành cầu nối giữa doanh nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp doanh nhân với Nhà nước với người tiêu dùng. Tờ báo không chỉ phục vụ riêng lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân mà còn là lợi ích của doanh nghiệp trong lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nhân trong lợi ích dân tộc. Giáo sư Đào Nguyên Cát, Tổng biên tập TBKTVN đã khẳng định rằng: Thời báo Kinh tế Việt Nam luôn đặt tôn chỉ, mục đích của mình là phục vụ mọi yêu cầu liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân. Trước hết, đó là nhu cầu về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước đối với các vấn đề kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế đất nước hội nhập sâu, rộng vào thị trường quốc tế, TBKTVN luôn cố gắng đáp ứng tối đa các nhu cầu thông tin của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên quan đến quản lý kinh tế, phẩm chất, bản lĩnh của doanh nhân
29
Việt Nam thời kỳ mới; các kiến thức pháp luật kinh doanh trong và ngoài nước; tư vấn tiêu dùng của doanh nghiệp cũng như doanh nhân ...
*Kết quả khảo sát tác phẩm:
Qua khảo sát báo Thời báo Kinh tế Việt Nam trong 2 năm (2008 - 2009) và 3 tháng đầu năm 2010, số lượng những tin bài liên quan đến doanh nghiệp được thống kê ở bảng biểu 1.2
Là một tờ báo hàng ngày chuyên sâu về kinh tế, TBKTVN đã tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng và đa dạng về các hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là nét khác biệt dễ nhận ra so với báo Tuổi trẻ. Với bất kỳ một số báo ra vào ngày nào, TBKTVN đều dành một dung lượng khá lớn (trang 2 và 3) đưa tin về các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, như động thổ xây dựng, đưa vào khánh thành dây chuyền sản xuất, ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới của doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh theo từng khoảng thời gian nhất định (quý, 6 tháng hay một năm) …. Điều đáng chú ý hơn nữa, TBKTVN còn có những bài viết giới thiệu hay PR cho các doanh nghiệp. Trên số báo ra vào ngày thứ 7 hàng tuần, ở trang 5 tờ báo thường xuyên đăng bài viết giới thiệu về gương các chân dung giám đốc doanh nghiệp, những người đã có nhiều nỗ lực, biết cách vượt khó đưa doanh nghiệp đi lên. Ngoài ra, không thường xuyên ấn định trên một số báo nào, TBKTVN còn có những bài viết dành cho các doanh nghiệp tham khảo về cách thức quản trị doanh nghiệp, xây dựng nét văn hóa riêng dành cho mỗi doanh nghiệp, hay đưa ra những gợi ý về xây dựng và phát triển thương hiệu.
Khác hẳn với báo Tuổi trẻ, những bài viết mang tính chất phê phán doanh nghiệp, đi sâu khai thác về những hiện tượng tiêu cực tại doanh nghiệp không nhiều. Qua tổng kết khảo sát báo trên TBKTVN trong 2 năm (2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010), số lượng bài phê phán, phát hiện tiêu cực tại doanh nghiệp chỉ có 10 bài, chiếm 1%. Trong khi đó, những loạt bài viết về
30
thông tin thị trường và giới thiệu doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, bài viết thông tin về thị trường là 210/974 bài, chiếm 21,5%; bài giới thiệu doanh nghiệp là 552/974 bài, chiếm 56,6% (xem bảng biểu 1.2). Còn qua khảo sát điều tra ở các doanh nghiệp bằng bảng hỏi, TBKTVN là tờ báo được số đông các doanh nghiệp lựa chọn đặt báo.
31
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Từ đầu thế kỷ XX, một số tờ báo ở Việt Nam khi ra đời đã hướng đến tuyên truyền nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho giới doanh nhân, các doanh nghiệp cũng như hướng dẫn họ cách làm giàu. Vì vậy, nó đã có những tác động to lớn tới quần chúng nhân dân bấy giờ trong ý thức mới về doanh thương, doanh nghiệp. Từ đó đến nay, nhất là sau khi đất nước Việt Nam thực hiện đổi mới, báo chí phát huy tích cực những gì đã có để tuyên truyền và phục vụ hiệu quả hơn nữa nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp. Nhiều tờ báo đã xuất hiện trong vai trò bảo trợ thông tin cho các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo chí cũng không ngần ngại khi phê phán về các doanh nghiệp làm ăn sai trái, chỉ ra những bài học để các doanh nghiệp khác rút kinh nghiệm.
Ngày nay, các doanh nghiệp cũng ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình cho sự phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp biết phát huy sức mạnh nội lực của mình ở trong nước để vươn ra bên ngoài, khẳng định vị thế doanh nghiệp, góp phần làm rạng danh hình ảnh đất nước trên trường quốc tế. Đây cũng là những cơ hội và thách thức cho báo chí khi tuyên truyền về doanh nghiệp.
Nhìn vào thực tiễn báo chí, số lượng đầu báo và tạp chí của nước ta đang tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, trong đó đã có nhiều tờ báo kinh tế và không chuyên về kinh tế đã tập trung tuyên truyền về doanh nghiệp. Có thể kể tên một số tờ báo như Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đầu tư, Diễn đàn Doanh nghiệp, Doanh nhân, Doanh nhân Sài Gòn … hoặc Thanh niên, Tuổi trẻ, ... Cho dù hoạt động theo mục đích và tôn chỉ khác nhau, các tờ báo đều đã thực hiện tốt chức năng thông tin nói chung và thông tin về doanh nghiệp nói riêng, tiêu biểu như Tuổi trẻ, TBKTVN.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Thực tiễn, doanh nghiệp đã trở thành đề tài được báo chí hết sức quan tâm và chú trọng khai thác. Như khẳng định của TS. Phạm Thắng - TS. Hoàng Hải, những đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, nghệ thuật quản lý, bí quyết tổ chức sản xuất hay nói cách khác, cung cách làm ăn của doanh nghiệp, tài năng của doanh nghiệp … đều là mối quan tâm của báo chí. Trước một quyết sách mới của nhà nước trên lĩnh vực kinh tế, người phản xạ mau lẹ nhất thường là các doanh nghiệp, doanh nhân. Đây là đề tài hết sức nhạy cảm, phong phú đối với báo chí. Báo chí chia sẻ với doanh nghiệp về những khó khăn, cổ vũ những sáng tạo trong doanh nghiệp, phê phán những gì làm trở ngại, phiền hà, “rào chắn” vô lối đối với quá trình sản xuất, kinh doanh. Báo chí một mặt phát hiện những điển hình, những nhân tố mới để giới thiệu, biểu dương, đồng thời cũng phát hiện những sai trái ở nơi này, nơi kia, trong doanh nghiệp này hay khác để phê phán nhằm mục đích xây dựng. Qua khảo sát ý kiến 28 doanh nghiệp (tổng số 35 doanh nghiệp được hỏi) dưới dạng bảng hỏi, rất nhiều ý kiến đồng tình ở mức độ khác nhau về sự cần thiết phải thông tin tuyên truyền cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, các ý kiến cho rằng họ cần cung cấp thông tin về thị trường chiếm tỷ lệ cao nhất 85,7%, chia sẻ kỹ năng quản trị doanh nghiệp chiếm 78,5% và chính sách pháp luật chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 64,2% (xem ở bảng 2.1).
Trong chương 2 này, luận văn sẽ tập trung đề cập và phân tích tác động của báo chí dựa trên ý kiến của doanh nghiệp theo những nội dung trên ở khía cạnh tích cực như giúp doanh nghiệp nắm bắt được các chính sách pháp luật, thông tin thị trường, bảo vệ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn cũng đánh giá và phân tích những tác động tiêu cực của báo chí với doanh nghiệp, giúp họ nhìn nhận được những kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống.
33