1. Khổ báo
Đa số các báo khổ lớn, thông tin phòng chống ma tuý thường được đăng tải trang trọng trên trang đầu hay trang thông tin văn hoá xã hội.
2. Cách đặt tít
Mặc dù đề tài phòng chống tội phạm ma tuý đang là vấn đề nóng hấp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ so với đề tài khác song cách đặt tít quyết định rất nhiều tới số phận
của bài báo. Nhiều bài báo viết rất hay nhưng do không chú trọng tới cách đặt tít nên vô tình không gây sự chú ý của độc giả nên hiệu quả truyền thông bị hạn chế. Một trong những cách đặt tít ở một số tờ báo, đặc biệt các tờ báo Đảng thường đơn điệu, thiếu sáng tạo, đã trở thành một khuôn mẫu lặp đi lặp lại như "Đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý ở một xã vùng biên", " Giải pháp nào phòng chống ma tuý hiệu quả"; " Triệt phá 3 đường dây mại dâm và ma tuý lớn", " Tên trùm ma tuý tại ngõ 94, Tân Mai", " Phá vỡ một ổ tệ nạn cao cấp", " Phường Phước Tân- Thành phố Nha Trang- một điển hình về đấu tranh chống tội phạm ma tuý"", " Ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý từ nơi cửa khẩu, đường biên", Điểm nóng về tệ nạn ma tuý", " Vai trò của gia đình trong phòng chống tệ nạn ma tuý" " tên trùm ma tuý Nguyễn Đức Lượng đã bị bắt", " Chặt đứt đường dây hêroin từ Hà Nội vào Tp Hồ Chí Minh", " Điểm sáng về công tác cai nghiện ma tuý ở vùng cao", " Chống tội phạm ở Tây Nghệ An".
Hiện nay công chúng ít có thời gian để đọc hết tờ báo nên cách đặt tít, ấn tượng, lôi cuốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các bài báo về vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiêu niên thường đặt trang trọng trên trang nhất, những trang nội chính, thời sự, hình thức trình bày bắt mắt định hướng cho độc giả biết thông tin nào là quan trọng, bài báo nào bài "đinh" trong số báo cần quan tâm. Thông thường, một tít báo về đề tài phòng chống tội phạm ma tuý được coi là hấp dẫn khi nó được rút ra từ chi tiết đắt nhất với những co chữ to nhất, đậm tông màu nhất.
Qua khảo sát những bài báo về đề tài phòng chống tội phạm ma tuý trong thanh thiếu niên của luận văn này cho thấy, nhìn chung chỉ có khoảng 30% tít đặt hay, tập trung chủ yếu ở một số bài phóng sự, điều tra và các bài báo tường thuật vụ án. Ngược lại xuất hiện những cách đặt tít rất câu khách. Nhiều bài báo đơn thuần chỉ là tường thuật nội dung một vụ án nhưng tác giả đã biết " đánh bóng" bài viết của mình bằng những tít báo hết sức hấp dẫn. Đó là những tít hấp dẫn về nội dung, chuẩn mực, ngăn gọn và có sức biểu cảm lớn, đọc lên toát được cái thần của bài viết cùng chủ đề tư tưởng và có khả năng níu mắt người đọc bằng những co chữ, tông màu nổi bật. Những tít này còn biểu cảm bằng dấu chấm câu, từ ngữ mạnh gây ấn tượng như " Vụ án đánh
nghìn ngày đêm", " Bản án dàng cho kẻ nghiện ma tuý vô gia cư"" Hơn 300 ngày truy lùng toán cướp hêroin" trên báo Công an TP Hồ Chí Minh, " Vụ cướp ma tuý đẫm máu" trên báo Đại Đoàn kết, " Triệt phá đường dây buôn bán 400 kg thuốc phiện", " Kẻ buôn bán hơn 1.307 ống thuốc tân dược gây nghiện" " 10 tháng, 5 đứa con chết vì ma tuý" " Cây cần sa và những kẻ giấu mặt" hay sử dụng nguyên dạng vốn có trong dân gian như " Đàn bà dễ có mấy tay", " Cháy nhà ra mặt chuột", " Khi con nghiện nổi máu "Chí phèo"" Thần chết đang gõ cửa", " An toàn ở các trung tâm cai nghiện- SOS"! hay dùng đơn vị ngôn ngữ dân gian dùng để thêm bớt, thay đổi thành tố của nó ; dùng biện pháp tu từ. Nhiều tít khá ấn tượng bởi cách tư duy độc đáo của tác giả dùng những từ ngữ đang vẫn là điều bí ẩn với đa số độc giả, tạo ra mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu. Bên cạnh đó xuất hiện những tít mở, gợi sự tò mò cho độc giả như " Tụ điểm mua bán, sử dụng ma tuý lớn nhất bị triệt phá như thế nào", "Những ngón nghề quái chiêu"; " Bán người mua...ma tuý", " Trùm cá độ bóng đá Hạnh " sự" và chuỗi quá khứ bất hảo", " Con nghiện cướp tiền bưu điện", " Những điều chưa biết về Minh sứt - trùm đường dây ma tuý lớn nhất từ trước đến nay", " Bóc gỡ đường dây buôn bán thuốc lắc cực mạnh chưa từng xuất hiện ở Việt Nam". Ngoài ra còn xuất hiện một loại tít công tác " Về + danh ngữ như "Về hai tên tội phạm ma tuý vừa bị bắt ở Tp Vinh, " Về một loại tội phạm đông đảo và nguy hiểm nhất hiện nay" hay loại tít gồm 2 vế giữa đối tượng và số lượng ma tuý như " Đôi dép lốp và 5 cây hêroin, "Người lái xe ôm và 350 g hêroin", " Cặp tình nhân và 1 kg thuốc phiện", "2,4 kg thuốc phiện và 375 g hêroin vô chủ". Cách đặt tít qua sử dụng chơi chữ cũng gây ấn tượng khá mạnh như " Phổ Yên không yên vì ma tuý"... Một số tít báo với vai trò như một lời kêu gọi, hiệu triệu các đối tượng " Đừng tự biến mình thành đối tượng của tệ nạn", " Ma tuý, hãy tránh xa"
Tuy nhiên, một trong những hạt sạn trong tít đề một số bài báo về đề tài phòng chống ma tuý hiện nay là tít quá dài như " Phát hiện thêm một đường dây mua bán vận chuyển 12 bánh hêroin từ Mai Châu về Bắc Giang" ", "Trùm đầu nậu ma tuý
Thanh tứ từng khai nhận đã tiêu thụ được 120 kg hêroin", hay mơ hồ không rõ nghĩa như " Từ việc triệt phá tụ điểm bán ma tuý phức tạp ở Thành Nam".
Có thể thấy rõ ngôn ngữ trong một số tít báo về đề tài này xuất hiện liên tục những từ ngữ giật gân, gây ấn tượng mạnh như đường dây ma tuý xuyên lục địa, làm kinh hoàng cả thế giới, " Tuyên chiến với ma tuý', " Cơn lốc ma tuý", khủng khiếp nhất", " siêu quyền lực", " xuyên lục địa", " xuyên châu lục", " lớn nhất từ trước đến nay", "chiến dịch truy quét", "bùng nổ đại dịch"...
3. Tranh ảnh minh hoạ:
Sức thuyết phục của mỗi tác phẩm báo chí về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên không thể thiếu hình ảnh. Nhìn chung, ảnh trong các bài báo khá sinh động, có tác dụng minh hoạ, hỗ trợ quan trọng nội dung thông tin và tăng độ tin cậy của bài báo với bạn đọc, đặc biệt là thể loại điều tra, phóng sự thông tin về các tụ điểm ma tuý. Nhiều bức ảnh đặc tả cảnh tiêm chích, hút hít ma tuý hay những giọt nước mắt ăn năn hối lỗi của các đối tượng có tác dụng biểu cảm, răn đe hiệu quả.