một số tờ báo, tạp chí được khảo sát:
1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin phòng chống ma tuý trên thế giới giúp độc giả nắm bắt được bức tranh toàn cảnh của tình hình ma tuý thế giới:
Luật báo chí năm 1990 khẳng định " Công dân có quyền được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới" 49, tr 261 và báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới cho quần chúng nhân dân. Trong hàng loạt những thông tin đối nội mà công chúng hàng ngày tiếp nhận qua báo chí có thông tin về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên.
1.1 Tình hình nghiện ma tuý, tội phạm ma tuý, hoạt động đấu tranh phá án của lực lượng chức năng các nước.
Ma tuý là vấn đề toàn cầu. Tất cả các nước trên thế giới đều nỗ lực đấu tranh ngăn chặn phòng chống hiểm hoạ ma tuý. Báo chí với chức năng thông tin tuyên truyền đã thường xuyên phản ánh kịp thời những biến động chính trị, xã hội trong đó có hoạt động đấu tranh phòng chống ma tuý ở tất cả quốc gia, các khu vực trên thế giới. Qua báo chí công chúng sẽ nắm bắt được bức tranh toàn cảnh tình hình phòng chống ma tuý như số lượng con nghiện, tội phạm ma tuý, các chuyên án lớn, biện pháp phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn tội phạm ma tuý cũng như hậu qủa khủng khiếp tệ nạn này gây ra...Phần này thường nằm trong phần thông tin đối nội dịch từ các trang tin quốc tế, lấy từ trên mạng hoặc của phóng viên thường trú gửi về...
Hiện nay, ngoài những vấn đề phát triển khoa học kĩ thuật, tình hình chính trị xã hội, thông tin về phòng chống ma tuý trên các tờ báo của nước ta khá phong phú. Các báo thường xuyên đăng tải những vụ án ma tuý lớn, báo động tình trạng lây lan sử dụng ma tuý gia tăng mạnh trong giới trẻ, công tác đấu tranh phòng chống hiểm hoạ này của các nước, những điển hình trong đấu tranh chống tội phạm ma tuý...Ấn tượng mạnh của những bài báo này với công chúng là những con số cảnh báo về hiểm hoạ ma tuý, những thủ đoạn mới hết sức tinh vi trong thế giới buôn lậu ma tuý, chính sách, giải pháp độc đáo của tình hình ma tuý các nước. Cách hành văn lôgic, mạch lạc, thông qua những biểu đồ, tranh ảnh sinh động, bạn đọc sẽ cảm nhận được ma tuý đang là vấn đề vô cùng nan giải, phức tạp và mỗi nước bằng nỗ lực của mình đang gắng sức diệt trừ hiểm hoạ này.
Một trong những đóng góp của thông tin đối nội về vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên là phản ánh sinh động, toàn diện về tình hình đấu tranh, phòng chống ma tuý khắp các nước trên thế giới từ con số người nghiện, số tội phạm, nguyên nhân phạm tội và chính sách, biện pháp của các chính phủ nhằm thiết thực ngăn chặn...Qua lượng thông tin phong phú này, bạn đọc hiểu biết thêm về thế giới quan xung quanh và mối liên hệ giữa tình hình ma tuý trong nước với tình hình ma tuý thế giới và tạo một góc nhìn khách quan về những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng với toàn cầu tích cực ngăn chặn hiểm hoạ này. Không chỉ
riêng các tờ báo ngành công an, pháp luật mà ở hầu hết các báo đều thường xuyên đăng tải những bài báo về đề tài này. Nếu " Cuộc chiến ma tuý ở vùng tam giác vàng" của tác giả Lộc Mai trên báo Pháp luật ngày 24/6/1999 phản ánh cuộc chiến vô cùng cam go quyết liệt của các nước trong vùng trước cơn bão ma tuý khủng khiếp, "Bùng nổ cơn sốt ecstasy" trên tờ Công an TP Hồ Chí Minh ngày 24/8/2000 báo động về một hiểm hoạ mới do sự đột biến gia tăng của một loại ma tuý đặc biệt nguy hiểm đang hoành hành dữ dội, thì " Cuộc chiến chống tội phạm ma tuý thế giới- một năm nhìn lại " ( báo Công an Tp Hồ Chí Minh, ngày 13/1/2000) của Vương Quang Vĩnh đi sâu đánh giá tình hình tội phạm ma tuý và những nỗ lực của toàn cầu nhằm vạch mặt những kẻ buôn lậu " cái chết trắng", tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, nhất là giới trẻ tránh xa ma tuý còn bài báo " Australia mỗi năm thiệt hại 19 tỉ USD vì ma tuý" của tác giả Phương Lan trên báo Công an Nhân dân ngày 16/3/1999 lại đi sâu khai thác về một vấn đề khá nhạy cảm và nghiêm trọng không chỉ của riêng Australia là mức độ thiệt hại khổng lồ do ma tuý gây ra của tất cả các quốc gia trên thế giới..., "Trung Quốc chống ma tuý có hiệu quả" (Nhân dân, 9/4/2000) khẳng định những nỗ lực của đất nước đông dân nhất thế giới trong kiềm chế tệ nạn ma tuý...Có thể nói mỗi bài báo là một bức tranh hiện thực sống động về tình hình ma tuý các nước và các điểm nóng ma tuý trên thế giới mà chính những dịch giả là "hoạ sĩ" sáng tác.
Đề tài khá nhạy cảm, luôn thu hút được sự chú ý của đông đảo độc giả là mảng đề tài về các băng nhóm cuộc thanh trừng giữa các đảng phái maphia, các đường dây buôn bán ma tuý lớn trên thế giới và các vụ án ma tuý nổi tiếng, chân dung các ông trùm ma tuý hay những vụ xì căng đan có dính líu đến ma tuý của các ngôi sao màn bạc. Tuy nhiên đa số nội dung các bài báo này thiên về thông tin câu khách, chủ yếu đáp ứng sự tò mò của độc giả mà xem nhẹ tác dụng răn đe, phòng ngừa hoặc giáo dục phòng chống ma tuý. Có thể bắt gặp ở hầu hết các báo và xuất hiện thường xuyên, thông tin khá cập nhật ở một số tờ báo pháp luật và của ngành Công an. Điển hình là bài " Giữa các phe phái maphia thuốc phiện ở Mêhico: Một cuộc chiến đẫm máu và nước mắt" ( Pháp luật, 3/9/2001) miêu tả cuộc chiến như cơm bữa giữa hai phe phái
ma tuý đầu sỏ nhằm độc quyền buôn bán thuốc phiện với những chi tiết khá lâm li và rùng rợn như "Người ta đếm được 45 lỗ thủng trên xe và 20 viên đạn trên thân thể vị giám mục. Chủ mưu vụ này là một tên trùm thuốc phiện. Vệ sĩ của tên trùm thuốc phiện Guaman lại là những cảnh sát liên bang, các chỉ huy trưởng cảnh sát các bang lại là người lĩnh trách nhiệm vận chuyển thuê cho bọn buôn lậu thuốc phiện. Chỉ trong 18 tháng, nó đã đưa hơn 200 tấn cô cain vào LosAngeles"; còn trong bài " Con trai phó thủ tướng Đan Mạch bị kết án tù vì tội buôn lậu ma tuý " (Tiền phong, 7/6/2002) lại thu hút độc giả ngay từ tít đề khá giật gân của nó, " Buôn lậu ma tuý kiểu hiện đại" (Công an TP Hồ Chí Minh, 4/10/2000) hấp dẫn độc giả ngay từ những câu đầu tiên "
Với 4 cô gái nhảy sexy giả dạng làm nhà nhân chủng học đánh cướp một chiếc trực thăng để...đi buôn lậu ma tuý, mặc dù thất bại, đây cũng là một sáng kiến mới hết sức táo bạo". Từ những ví dụ điển hình về những cô người mẫu đã phải " trơ xương vì hêroin" hay xài ma tuý " để tăng thêm phần ma quái khi biểu diễn" và qua lời tâm sự cảnh báo của bà Marion Smith, một đại diện của nhiều người mẫu trong bài "Khi các người mẫu sử dụng ma tuý" (Công an TP Hồ Chí Minh, 18/6/1998), tác giả đã gián tiếp gửi tới độc giả một thông điệp ngầm: " Ma tuý càng ngày càng ăn sâu vào giới biểu diễn. Đa số các người mẫu còn rất trẻ, họ có ý nghĩ cần phải có ma tuý để tỉnh táo trước công chúng. Thêm vào đó họ nghĩ rằng ma tuý sẽ giúp cho họ giữ được dáng người mảnh khảnh, bởi ngày nay mốt người ốm đói lại bắt đầu thịnh hành". Hay bài "Thứ ma tuý khủng khiếp nhất trên hành tinh chúng ta" ( An ninh thế giơí, 16/5/2001) phản ánh về loại ma tuý " crack- những viên bi nhỏ bằng đầu que diêm, màu xám trắng và được hút bằng tẩu. Các chuyên gia nghiên cứu gọi crack là ma tuý " sát thủ". Khả năng gây nghiện của nó thì vượt qua mọi loại ma tuý có trên thế gian này" Có thể bắt gặp hàng loạt bài báo vụ án ma tuý giật gân kiểu này với những tít đề khá li kì như "Về một gia đình trùm ma tuý khét tiếng nhất Mexico", " Khi dấu vết ma tuý được tìm thấy ở.. .quốc hội!", " Đường dây buôn bán ma túy siêu quyền lực ở Mexico", " Cả châu Âu đang lao đao vì hiểm hoạ ma tuý", " Một làng chỉ bán côcain"...
Thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý luôn phát sinh những thủ đoạn mới bọn tội phạm sử dụng để buôn bán vận chuyển ma tuý bất hợp pháp đòi hỏi lực lượng truy bắt phải kịp thời có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn. Thông tin báo chí quốc tế liên tiếp vạch trần những ngón nghề tinh vi " độc nhất vô nhị" của bọn tội phạm để quần chúng chủ động phòng ngừa đồng thời giúp lực lượng chức năng có biện pháp kịp thời truy bắt như: thủ đoạn " Dùng máy bay quân sự để buôn lậu ma tuý"- ( Công an TP Hồ Chí Minh, 20-11-1998), những thủ đoạn không thể ngờ tới như cưa vỏ ốc sên còn sống, nhét hêroin rồi hàn lại hay giấu trong đế giày, xe lăn trong bài "
Chuyển vận ma tuý 1.001 cách của bọn buôn lậu"( Công an TP Hồ Chí Minh, 20-12- 1999).
Do đó nhà báo phải có nhãn quan chính trị nhạy bén và tài năng nghề nghiệp để lựa chọn và chuyển tải thông tin chính xác, có lợi nhằm đáp ứng tốt yêu cầu tuyên truyền phòng chống ma tuý.
1.2 Về hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống ma tuý, báo chí thường xuyên cung cấp cho bạn đọc những hoạt động hợp tác quốc tế, ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong mọi lĩnh vực, trong đó có những hoạt động tích cực của Việt Nam và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc phòng chống ma tuý. Việt Nam đã tham gia cả 3 công ước quốc tế về phòng, chống, kiểm soát ma tuý ( Công ước thống nhất về các chất ma tuý 1962, Công ước về các chất hướng thần 1971, Công ước Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần 1988) và đã hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNDCP. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các chương trình phòng chống ma tuý trong khu vực, cùng các nước ASEAN phấn đấu đạt mục tiêu "Vì một ASEAN không có ma tuý vào năm 2015". Những hoạt động này thường được phản ánh, đăng tải trên trang nhất báo Nhân dân, trang thông tin quốc tế của các tờ báo...khẳng định rõ nỗ lực của nước ta và các nước trên thế giới góp phần động viên thúc đẩy các tổ chức quốc tế, các nước bạn hợp tác, giúp đỡ Việt Nam đẩy lùi vĩnh viễn hiểm hoạ ma tuý. Điển hình là bài " Việt Nam- Lào hợp tác phòng chống ma tuý" phản ánh hoạt động hợp tác phòng chống ma tuý
của hai nước Việt- Lào trên báo Công an nhân dân ngày 18/6/1999, bài "Tăng cường hợp tác kiểm soát ma tuý khu vực châu Á" ( Pháp luật, 3/9/1998), " AIPO tăng cường hoạt động ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý" (Pháp luật, 31/1/2002) đăng bài phản ánh đóng góp của Việt Nam trong những hoạt động ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý.
1.3 Tác động tiêu cực của ma tuý với thanh niên thế giới...
Ma tuý gây hậu quả tiêu cực cho cả thế hệ thanh niên những chủ nhân, lao động chính của thế giới. Một số tờ báo thường xuyên đăng tải những thông tin về ma tuý như trang quốc tế của báo Nhân dân, báo Công an TP Hồ Chí Minh...dịch, đăng tải các bài báo của các tác giả nước ngoài, những chuyên gia nghiên cứu về ma tuý, các tổ chức phòng chống ma tuý về hiểm hoạ ma tuý đối với thanh niên.
Thanh niên là đối tượng lao động chính của mỗi dân tộc. Tuy nhiên khi dính vào ma tuý họ sống sa đoạ, lười biếng và sẵn sàng làm bất cứ việc gì kể cả phạm tội để hút xách. Những thanh niên nghiện ngập không làm ra của cải đóng góp cho xã hội mà tất cả thơì gian và tiền bạc họ đều đốt qua lỗ tẩu, gây một trào lưu tư tưởng, tiêu cực cho toàn thể xã hội. Báo chí đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng lạm dụng buôn bán ma tuý của thanh thiếu niên và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó với sự phát triển của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Tuy nhiên, nội dung thông tin truyền tải trên báo chí về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên còn khá hạn chế, chủ yếu vẫn thiên về thông tin cảnh báo bề nổi, đôi lúc giật gân câu khách đánh vào trí tò mò của độc giả. Một trong những ưu điểm của thông tin báo chí là đề cập tới những vấn đề hết sức bức xúc về tình trạng nghiện ngập ma tuý ngày càng gia tăng và nguy cơ trẻ hoá. Với tít đề "Australia báo động về tình hình giới trẻ nghiện rượu và ma tuý" ( Công an TP Hồ Chí Minh, 24- 8- 2000) đã trích đăng những con số rùng mình: " 25% trẻ vị thành niên bị nghiện đều thuộc vào các băng nhóm do những tên trùm buôn lậu ma tuý, gần 50% sinh viên đại học ở Australia đã đều qua thử ma tuý. Chính quyền liên bang Australia đã cho phát hành một tập tài liệu gọi là vũ khí giúp các gia đình chống ma tuý". Bài "Buôn lậu ma tuý qua biên giới Mỹ- Mêhico" ( Pháp luật, 14/2/2002) vạch trần thủ đoạn hết
sức dã man của bọn tội phạm " Đối với những tên trùm ma tuý các em thiếu niên là những người làm thuê ngoan ngoãn, đáng tin và tốn ít chi phí. Không có nơi nào lực lượng chuyên chở ma tuý trẻ em lại phổ biến như ở khu vực biên giới vùng El Paso, một ngả thâm nhập quan trọng trong đường dây buôn lậu ma tuý từ Mêhico vào Mĩ. Năm 1997 có 83 em nhỏ đã bị bắt khi đang chuyên chở ma tuý nhưng năm 2000 đã có tới 155. Tình trạng nhức nhối này dẫn đến một vấn đề phức tạp và rắc rối là việc bắt giữ và xét xử những can phạm nhỏ tuổi này trở thành vấn đề khó khăn, hình phạt với các em thường là nhẹ; án treo hoặc vài tháng giam giữ." Và hậu quả thiệt hại quan trọng hơn là các em đã bị tổn thương tâm hồn bởi mình đã phạm tội, tâm trạng sợ hãi và xấu hổ cho danh dự gia đình luôn thường trực qua kết luận " nỗi buồn lớn nhất đã gây cho gia đình mình là việc các em đã trở thành những người bạn phạm pháp ngay khi còn ở lứa tuổi ngồi trên ghế nhà trường, lứa tuổi dành cho việc học tập, tu dưỡng để trở thành những người có ích cho xã hội". Trong bài " Cuộc chiến chống ma tuý đầy chông gai ở Thái Lan" (Pháp luật, 8- 1- 1999) cũng cảnh báo " Cục trấn áp ma tuý Thái Lan ước tính ở Thái Lan có ít nhất 1,2 triệu người nghiện ma tuý bao gồm đủ các thành phần, hầu hết là thanh niên, so với 10 năm trước con số này là 850.000 người". Với tựa đề khá ấn tượng " Tỉ lệ 1/5 học sinh sử dụng ma tuý" ( Công an TP Hồ Chí Minh, 20- 6- 2001) đã nêu rõ biện pháp cấp bách của chính phủ Anh trước tình trạng nguy kịch trên " hiện nay 93% trường trung học và 75% trường tiểu học đã có một chương trình giáo dục về ma tuý so với 86% và 61% năm 1997. Nhà chức trách cho biết ngân quỹ dành cho giáo dục cảnh báo ma tuý sẽ tăng từ 7.5 triệu bảng trong năm