Các thể loại chính sử dụng:

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên khảo sát 11 tờ báo từ năm 1998 đến năm 2002 (Trang 107)

Qua khảo sát 11 tờ báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Tiền Phong, Nhân dân, Công an TP Hồ Chí Minh, Hà Nội mới, An ninh thế giới, Thanh niên, Lao động, Đại đoàn kết, Pháp luật, Công an nhân dân cho thấy báo chí thời gian qua đã chú trọng phản ánh và truyền tải rõ nét về vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên, số bài nhiều hơn, chất lượng cao hơn. Đó là quy luật tất yếu bởi các tờ báo này càng phát triển( chất lượng thông tin nâng cao, tăng trang) và ma tuý trong thanh thiếu niên đang trở thành vấn đề bức xúc toàn xã hội quan tâm. Có thể tham khảo bảng thống kê số tin bài trên các báo về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên như sau:

STT Năm Báo 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng cộng 1 Nhân dân 40 44 47 52 75 250 2 Lao động 26 39 49 61 74 249 3 Hà Nội mới 14 26 28 39 60 167 4 Thanh niên 33 42 55 77 88 295 5 Tuổi trẻ TPHCM 34 40 56 78 92 300 6 Tiền phong 24 27 31 50 66 198 7 Công an TP HCM 39 47 51 65 71 283 8 Công an nhân dân 30 35 49 58 71 243 9 Pháp luật 21 33 35 49 67 205 10 An ninh thế giơí 14 17 20 24 26 89 11 Đại đoàn kết 22 23 31 32 38 146

Thống kê các thể loại báo chí được sử dụng phản ánh về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên từ năm 1998- 2002

TT T loại Báo Tin P vấn P sự Bài pánh Tiểu luận Tiểu phẩm Thư tín báo chí Điều tra 1 Nhân dân 64 18 12 82 54 0 0 10 2 Lao động 60 24 36 44 48 12 4 21 3 Hà Nội mới 34 8 25 45 40 6 5 14 4 Thanh niên 68 26 41 42 36 7 28 17 5 Tuổi trẻ TPHCM 75 25 45 39 40 26 32 20 6 Tiền phong 38 32 36 40 28 10 6 8 7 Công an TPHCM 65 18 50 42 48 4 16 40

8 Côngan Nhdân 60 19 44 49 51 5 0 17 9 Pháp luật 40 25 41 38 45 0 0 16 10 An ninh thế giới 14 0 50 20 8 0 0 10 10 Đại đoàn kết 35 20 24 26 30 0 0 11

1. Tin

Tin là thể loại nhằm thông tin sự kiện. Tin phản ánh những điều quần chúng quan tâm, những sự kiện chính trị nổi bật. Với ưu thế là thông tin nhanh, cụ thể, khẩn trương những sự kiện xảy ra trong xã hội nên tin được nhiều tờ báo hiện đại ưu chuộng và là một thể loại báo chí không thể thiếu trên mỗi số báo. Về đề tài phòng chống tội phạm ma tuý trong thanh thiếu niên, các tác giả sử dụng triệt để ưu thế này nhằm chuyển tải thông tin nhanh nhất tới bạn đọc. Thông tin chủ yếu trong thể loại tin là những vụ án ma tuý lực lượng truy bắt mới khám phá ( chiếm tỉ lệ lớn trong các tờ báo ngành công an và chuyên mục An ninh trật tự, Pháp luật của một số tờ báo) được dư luận hết sức quan tâm. Đồng thời bạn đọc còn bắt gặp những vấn đề lớn như văn bản, chính sách của Nhà nước về vấn đề phòng chống ma tuý, hoạt động đấu tranh và phòng chống ma tuý trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở các địa phương, những cách làm hay, điển hình, quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước và từng địa phương trong nỗ lực ngăn chặn hiểm hoạ này.

Không chỉ riêng thông tin về đề tài phòng chống ma tuý mà với tất cả các vấn đề khác trên báo chí, bạn đọc rất ưu chuộng tin bởi thể loại này đáp ứng nhu cầu muốn biết ngay tức thì những gì mới xảy ra trong khi những thể loại khác không đáp ứng được. Trong tình trạng báo chí cạnh tranh gay gắt như hiện nay tin là một trong những thể loại xung kích. Cùng một thông tin về một vụ án ma tuý, một vấn đề nóng mà xã hội quan tâm (như vụ nổi loạn của một trung tâm cai nghiện, phát hiện thứ thuốc cai nghiện mới...), nếu tờ báo nào đăng tin trước có thể coi tờ báo đó chiến thắng. Chỉ cần một mẩu tin vắn với dung lượng ngót vài trăm từ, bạn đọc đã trả lời được đầy đủ những câu hỏi: " Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao? Thế nào? Qua khảo sát, những mẩu

tin đăng tải các vụ án mới khám phá vẫn chiếm tỉ lệ cao so với phản ánh hoạt động phòng chống ma tuý bởi một số tờ báo vẫn thiên về thông tin câu khách.

Cách viết ngắn gọn, trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề nên tin đã và đang trở thành một thể loại báo chí chủ lực góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý. Các thể loại tin thường xuất hiện như tin vắn, chùm tin, tin ảnh ( thường đăng kèm ảnh tang vật và đối tượng trong một vụ án ma tuý vừa khám phá), tin bình.

Với đặc điểm ngắn, gọn, thông tin nhanh, trên các tờ báo thường đưa tin nhanh thông tin ban đầu...Nhiều vụ án ma tuý mới khám phá được thông tin cập nhật trong các chuyên mục tin giờ chót, tin mới nhận với tính thời sự nóng hổi đến với độc giả nhanh chóng, hiệu quả tuyên truyền cao. Có thể bắt gặp loại tin này ở tất cả các tờ báo như " Sau 20 giờ, khám phá vụ buôn bán 1,5 kg hêroin " (Công an TP Hồ Chí Minh, 21/9/1999)", "Thành phố Hồ Chí Minh bắt quả tang 3 Việt kiều vận chuyển ma tuý" ( Lao động, 4/11/2002) " Bắt giữ một Việt kiều Úc vận chuyển ma tuý" ( Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, 5/12/2002), " 150 người đã mua bán hơn 400 bánh hêroin, 10.000 viên thuốc lắc" (Thanh niên, 24/10/2002) hay những tin ngắn " Buôn bán ma tuý" thường xuyên xuất hiện trên chuyên mục An ninh trật tự báo Nhân dân.

Qua khảo sát cho thấy tin tức đăng tải trên các tờ báo về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên cho thấy về mặt hình thức chủ yếu có cấu trúc hình tháp ngược, gây ấn tượng mạnh từ những chi tiết quan trọng nhất của tin ( chủ yếu là thông tin về các vụ án mà đối tượng chính là thanh thiếu niên và tình hình ma tuý trong thanh thiếu niên) và cấu trúc hình tháp thường. Đây là những thể loại phổ biến giúp bạn đọc hình dung ngay nội dung vấn đề cần truyền tải.

Tuy nhiên cách viết tin trên các tờ báo chưa mang tính hiện đại, nhiều mẩu tin chưa ngắn gọn, thiếu sáng tạo, vẫn rập khuôn theo kiểu đưa tin truyền thống: nếu là tin vụ án thường mở đầu theo mẫu "Ngày...tại...lực lượng chức năng đã bắt giữ đối tượng...thu tang vật. Chuyên án đang được tiếp tục điều tra mở rộng". Nếu là phiên toà xét xử đường dây mua bán trái phép ma tuý chủ yếu " Ngày tại...Toà án nhân dân tỉnh X đã mở phiên toà xét xử đối tượng...phạm tội mua bán trái phép, sử dụng ma

tuý...tuyên phạt mức án...Còn về tình hình về người nghiện và tệ nạn ma tuý thường theo mẫu như tin " Hơn 3000 học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý " ( Công an TP Hồ Chí Minh, 24/2/2001): mở đầu là khái quát tình hình số người nghiện ma tuý, tiếp đó thông tin các loại ma tuý, thành phần người nghiện ma tuý và công tác cai nghiện... Kiểu viết tin truyền thống này cung cấp những thông tin nóng và mới nhất, cốt lõi nhất về tình hình mua bán trái phép ma tuý ở nước ta. Tin về những văn bản, chương trình phòng chống ma tuý Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành thường theo mô típ "Thời gian ra văn bản, nơi phát hành văn bản, vai trò, tác dụng của văn bản nhằm ngăn chặn phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên".

Một số tờ báo khai thác hiệu quả thể loại tin về đề tài này là tờ Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh. Cách đưa tin và đặt tít của tờ báo này khá sinh động, vấn đề phản ánh cô đọng và nổi bật, thông tin nhanh chóng nên tin tức ngày càng được đông đảo độc giả ưa chuộng. Ngược lại, tờ Nhân dân - một tờ báo lớn chủ đạo tích cực trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy, thường xuyên thông tin kịp thời về hoạt động phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên, ngoài những ưu điểm là thông tin nhanh và chuẩn, độ tin cậy cao nhưng vẫn còn nhiều điểm hạn chế thể hiện ở cách viết tin thiếu sáng tạo, phạm vi thông tin hạn chế. Đặc biệt trong chuyên mục" An ninh trật tự" cách đặt tít rập khuôn " Buôn bán ma tuý" trong tất cả các mẩu tin đăng tải về vụ án ma tuý vô tình tạo sự phản cảm và nhàm chán cho bạn đọc, không làm nổi bật giá trị nội dung thông tin của từng mẩu tin. Nhiều tờ báo đăng tin các vụ án ma tuý hoặc những hoạt động của các Bộ, ngành đoàn thể trong công tác phòng chống ma tuý sử dụng triệt để thể loại ảnh tin ( tin kèm theo ảnh) tạo ấn tượng tốt tới trực quan của bạn đọc.

2. Phỏng vấn

Phỏng vấn với đặc thù "đem lại cho bạn đọc những thông tin và lí lẽ về một vấn đề thời sự do một nhân vật am hiểu, nghĩa là có thẩm quyền cung cấp"  56, tr57 . Nhiều bài phỏng vấn giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề phòng chống tội phạm ma tuý dưới sự giải thích, chỉ đạo của các nhà chuyên gia về lĩnh vực này hay các nhà quản lí.

Các bài phỏng vấn về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên thường xuất hiện trên báo chí khi có những sự kiện quan trọng liên quan tới hoạt động phòng chống ma tuý. Đối tượng phỏng vấn thường là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ, ngành chỉ đạo hoạt động chiến lược phòng chống ma tuý của quốc gia như phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm trong bài" Phòng, chống ma tuý, nỗ lực lớn, kết quả nhiều nhưng tình hình vẫn còn phức tạp" ( Công an Tp Hồ Chí Minh, 19/8/1999)

Qua khảo sát cho thấy phỏng vấn xuất hiện trên các tờ báo chủ yếu là phỏng vấn độc thoại hoặc phỏng vấn gián tiếp. Ngoài ra trong xu thế báo chí hiện nay còn xuất hiện nhiều phỏng vấn minh hoạ cho các bài viết để làm nổi bật thêm vấn đề mà chủ đề tư tưởng mà tác giả bài báo đề cập. Mỗi bài báo trong loạt bài "Ma tuý toàn cảnh" trên báo Hà Nội mới đều sử dụng thể loại này như phỏng vấn ngắn Đại tá Đậu Quang Chín- Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, Trung tá Vũ Duy Hoà, đồn trưởng đồn biên phòng Tây Trang minh hoạ trong bài " Mỏng manh cánh cửa chặn tử thần", Trong bài "Ma tuý toàn cảnh- phần kết " trích đăng phỏng vấn chị Vũ Thị Nguyệt và anh Trương Hoà Bình- Trưởng ban chỉ đạo phòng chống ma tuý phường Yên Phụ. Mỗi bài phỏng vấn ngắn chỉ gồm một câu hỏi, có vai trò như một thành phần quan trọng, làm tăng thêm giá trị khách quan của bài báo.

Phỏng vấn thường xuất hiện trước những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội cần có sự khẳng định, bày tỏ quan điểm của những vị lãnh đạo, những cơ quan có thẩm quyền. Trong bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công an trên báo Nhân dân ngày 30/5/2002 " Đấu tranh quyết liệt để phòng, chống ma tuý", những câu hỏi trong bài phỏng vấn luôn xoay quanh những vấn đề nhức nhối xung quanh tệ nạn này như " Báo cáo của Chính phủ tại kì họp này đánh giá tình hình an ninh- trật tự vẫn giữ được ổn định, trong khi thực tế tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn diến biến phức tạp? " hay "Một băn khoăn của dư luận rằng, vì sao chúng ta càng chống ma tuý thì ma tuý càng nhiều?". Bạn đọc có thể hiểu rõ hơn tình hình tội phạm ma tuý qua những giải đáp thắc mắc hết sức thuyết phục của Bộ trưởng Bộ Công an. Trước dư luận xôn xao

về hàng tấn cấn sa trôi nổi trên biển Kiên Giang, báo Lao động ngày 31/4/2001khởi đăng bài phỏng vấn " Vì sao hàng trăm kí cần sa trôi trên biển Kiên Giang? công bố quan điểm của lãnh đạo huyện Kiên Hải, Phú Quốc " kịp thời định hướng dư luận, sáng tỏ vấn đề. Mỗi bài phỏng vấn thường xoay quanh những vấn đề chủ đạo có liên quan đến ma tuý như bài phỏng vấn đại tá Thân Thành Huyện - PGĐ Công an TP Hồ Chí Minh " Tội phạm ma tuý- sự thách thức không chỉ riêng ai" (Công an TP Hồ Chí Minh, 20/9/1998), " Cần có hình thức phù hợp hơn cho việc quản lí và tham vấn người nhiễm HIV/AIDS" (Công an TP Hồ Chí Minh, 15/10/2000)

Một xu hướng gần đây cho thấy nhiều câu hỏi phỏng vấn rất góc cạnh, đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn nên đã tránh được kiểu trả lời lập lờ, chung chung của những người được phỏng vấn.

3. Phóng sự

Trong cuốn Các thể kí báo chí, tác giả Đức Dũng đưa ra khái niệm: "Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả

những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học"  22, tr 83 .

Đặc trưng nổi bật của phóng sự là cái tôi trần thuật. Nó là một nhân chứng thẩm định khách quan - khách quan không chỉ với công chúng tiếp nhận mà khách quan ngay cả với đối tượng mà tác phẩm đề cập tới.. Với tư cách là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự thật cái tôi trần thuật - tác giả-nhân chứng khách quan. Giọng điệu của các tác phẩm phóng sự về đề tài phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên có lúc tràn đầy cảm xúc xót xa trước những mảnh đời sa vào con đường ma tuý, khi trách móc và căm phẫn trước những đối tượng táng tận lương tâm đã cam tâm gieo rắc cái chết trắng đầu độc thế hệ trẻ.

Phóng sự thuyết phục độc giả chính ở sự kết hợp hài hoà giữa thông tin sự kiện, thông tin lí lẽ và thông tin thẩm mĩ. Phóng sự thường xuất hiện trong những

hoàn cảnh có vấn đề, đề cập đến những sự kiện, tình huống, hoàn cảnh điển hình, đang được đông đảo công chúng quan tâm. Bởi lẽ đó, tác giả viết phóng sự phải có kiến thức rộng, giác quan nhạy bén để nắm bắt và khám phá hiện thực đồng thời phải là người ngoan cường nghề nghiệp, lòng yêu nghề muốn tìm hiểu, khám phá, khả năng phân tích thực tế; thức tỉnh bạn đọc. Một phóng sự hay nhất thiết phải có những chi tiết gây ấn tượng mạnh với công chúng.

Qua khảo sát cho thấy, phóng sự đã trở thành một trong những thể loại chủ đạo của những tờ báo lớn như báo Lao động, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, báo An ninh thế giới. Phóng sự trên báo An ninh thế giới thường đi sâu khai thác về những nỗi đau, những "bản án không lời" của những mảnh đời phía sau vụ án ma tuý. Thông thường, các báo thường đi sâu khai thác các tình tiết trong vụ án thì An ninh thế giới thường chọn cho mình một hướng đi riêng là khai thác đời tư, nỗi đau, con đường tha hoá dẫn đến phạm tội và hậu quả dai dẳng những tội phạm, người nghiện gây ra với gia đình và người thân của họ. Sở dĩ các bài báo này gây ấn tượng mạnh với độc giả bởi nó khai thác những chi tiết rất nhỏ, rất đắt, ấn tượng mà từ đó bạn đọc có thể hình dung được bản chất những nhân vật trong bài báo. Trong bài "Nước mắt tử tù" ( số 1/2/1998), " Bi kịch từ những gia đình ma tuý" ( Số cuối tháng 8/2002) tác giả Đặng Huyền đã lột tả được nỗi đau thắt lòng lòng tận gan ruột của người mẹ nữ tử tù

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên khảo sát 11 tờ báo từ năm 1998 đến năm 2002 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)