Giải pháp và kiến nghị

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay (Khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam từ 2006-2009 (Trang 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Giải pháp và kiến nghị

hướng nghiệp trên báo in

Trong những năm qua, thông tin tuyên truyền về vấn đề hướng nghiệp trên báo in đã góp phần làm thay đổi nhận thức của công chúng trong việc chọn nghề. Song giáo dục hướng nghiệp là một đề tài rất rộng đòi hỏi những người làm báo cần có cái nhìn tổng quan để có được những thông tin tốt nhất đối với công chúng. Như trên đã phân tích, công tác hướng nghiệp nói chung và hướng nghiệp trên báo in nói riêng còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên tác giả luận văn xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về hướng nghiệp trên báo in hiện nay cụ thể như sau

75

3.2.1 Một số giải pháp

Trước hết các cơ quan báo chí cần thông tin đa dạng về các lĩnh vực liên qua đến vấn đề hướng nghiệp. Có thể xây dựng các trang chuyên, chuyên mục, tọa đàm, bàn tròn thường xuyên và cố định để công chúng tiện theo dõi

Đầu tư nguồn nhân lực và có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ phóng viên viết về đề tài này. Vì đây là mảng đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực nên để có những bài viết sâu sắc cần rất nhiều kỹ năng, do vậy người viết phải đầu tư nhiều thời gian, công sức mới có thể có được những tác phẩm hay do vậy để đảm bảo chất lượng các bài viết cần tăng tiền nhuận bút cho những bài viết về mảng đề tài này.

Để thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo in thực sự hiệu quả, thì bên cạnh những giải pháp trước mắt nêu trên, các cơ quan báo in cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai thông tin, tuyên truyền về vấn đề hướng nghiệp một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trong đó, nhất thiết phải cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về giáo dục hướng nghiệp như các văn kiện của Đảng đã nêu và phải thực hiện nghiêm chỉnh chương trình hướng nghiệp đã được Nhà nước thông qua.

Các cơ quan báo in cần phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thu hút các nguồn lực từ những tổ chức này để tiến hành tuyên truyền và mở hội chợ việc làm giúp học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu về nghề.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo in từ trương ương đến địa phương cần có kế hoạch tuyên truyền vấn đề hướng nghiệp cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng. Vì báo chí địa phương trong đó có báo in rất gần gũi với người dân, nên việc thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo in địa

76

phương có vai trò rất quan trọng nhất là việc đánh giá tình hình kinh tế tại địa phương hay việc thông tin về các ngành nghề ở địa phương sẽ giúp học sinh, sinh viên lựa chọn được những ngành nghề phù hợp, để sau khi ra trường có thể về quê hương làm việc và cống hiến. Tránh được tình trạng mất cân đối trong thị trường lao động giữa thành thị và nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.

Hiện nay, nội dung thông tin trên báo in về vấn đề hướng nghiệp con nhiều hạn chế do đó báo cần tập trung đổi mới thông tin về những vấn đề như: thông tin về quy mô, hình thức, mục đích đào tạo các ngành nghề ở các trường ĐH, CĐ, TCCN vì có nhiều trường có các ngành học giống nhau nhưng thực chất nội dung ngành học lại khác nhau nên học sinh không nắm vững được những thông tin về vấn đề này dẫn đến chọn sai ngành học; hay xây dựng các trang giới thiệu việc làm giúp học sinh, sinh viên có thể tìm kiếm được những việc làm phù hợp; Báo in cũng cấn có những bài viết mang tính chất nghiên cứu, đánh giá sâu sắc về thị trường lao động trong và ngoài nước. Trong đó cần chú ý tới việc đánh giá xu hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai vì thị trường lao động hiện nay biến đổi rất nhanh. Có những ngành nghề trong thời điểm này được coi là ngành "hót" nhưng sau khi tốt nghiệp nó lại trở nên "lỗi thời".

Báo in cần thay đổi hình thức thể hiện sao cho độc giả có được những thông tin chỉ dẫn thiết thực nhất, nhanh nhất. Vì công chúng ngày nay có rất nhiều cách để tiếp cận thông tin, nên các cơ quan báo in cần quan tâm tới vấn đề nhu cầu thông tin của công chúng, tránh tình trạng thông tin một chiều.

Để thông tin hướng nghiệp thực sự hiệu quả và hấp dẫn đối với độc giả ần đổi mới nội dung thông tin sao cho phù hợp với từng đối tượng độc giả vì thực chất các thông tin hướng nghiệp không chỉ nhằm một mục đích là thông

77

tin giúp học sinh, sinh viên hiểu về hướng nghiệp. Mà thông qua những bài viết còn giúp giáo viên hướng nghiệp và các bậc phụ huynh có được những tri thức và nhận thức mới về hướng nghiệp để định hướng chọn nghề cho con em mình theo nhu cầu của xã hội, tránh được tình trạng định hướng "nghề truyền thống " của gia đình mà bản thân các em không thích, không phù hợp...

Thực tế qua khảo sát, phân tích và điều tra ý kiến bạn đọc của 3 tờ báo khảo sát mọi ý kiến đều đánh giá cao về tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề hướng nghiệp, song thực tế báo in chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Do vậy, các cơ quan báo chí cần chú trọng đến nội dung thông tin chính xác và kịp thời, đặc biệt là những thông tin về thị trường lao động và nhu cầu nguồn nhân lực trong và ngoài nước.

Bên cạnh việc đổi mới về mặt nội dung cũng cần đổi mới cả về mặt hình thức thể hiện về vấn đề hướng nghiệp vì mỗi một loại hình báo chí có những ưu thế khác nhau ví dụ như truyền hình có thể thông tin trực tiếp thông qua cầu truyền hình tạo nên sức hấp dẫn vì mọi có thể trực tiếp theo dõi; Internet có ưu thế thông tin cập nhật thường xuyên, công cụ tìm kiếm nhanh; phát thanh với khả năng phủ sóng rộng và có thể nghe ở bất cứ mọi nơi... do đó báo in muốn giữ được công chúng của mình cần đổi mới về mặt hình thức cụ thể như xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, theo chuyên đề và cố định để độc giả tiện theo dõi, nhằm thường xuyên tác động đến nhận thức của công chúng để làm thay đổi hành vi chọn nghề cho phù hợp.

Mặt khác cần chú trọng tới việc đổi mới về thể loại, ngôn ngữ, nhất là việc sử dụng những thể loại như phỏng vấn, bàn tròn hướng nghiệp... nhằm thu hút độc giả

Đồng thời cần khảo sát ý kiến độc giả để nắm bắt được nhu cầu thông tin của công chúng về vấn đề này. Trong thực tế, nhu cầu của công chúng về vấn đề hướng nghiệp không chỉ dùng lại ở việc thông tin, mà còn cần có những

78

thông tin dự báo, chỉ dẫn nhằm giúp học sinh, sinh viên có được những tri thức cơ bản về hướng nghiệp để tự hướng nghiệp cho mình một cách hiệu quả nhất. Do đó báo chí cần xây dựng các trang chuyên đề, nội dung phù hợp với đối tượng và lứa tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của độc giả.

3.2.2 Kiến nghị

Các cơ quan có trách nhiệm, định hướng cụ thể về nội dung thông tin, tuyên truyền hướng nghiệp phù hợp với từng giai đoạn, từng lĩnh vực nghề cụ thể như: nghề cơ khí, nghề truyền thống, nghề điện tử...; phù hợp với từng vùng khác nhau vì thị trường lao động và xu hướng phát triển ngành nghề ở mỗi vùng khác nhau và không đồng đều giữa thành thị và nông thôn do đó cần tập trung thông tin vào những thời điểm nhất định để công chúng có được những thông tin thiết thực nhất.

Đầu tư kinh phí, tạo điều kiện để các báo tổ chức chuyên trang, chuyên mục phục vụ công tác thông tin hướng nghiệp. Vì hiên nay, thông tin hướng nghiệp thu hút được đông đảo lượng chúng đón đọc, do những thông tin này đáp ứng được nhu cầu về hướng nghiệp mà các kênh thông tin khác chưa đáp ứng được. Để công tác thông tin hướng nghiệp ngày một hiệu quả Đảng và Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu đãi đối với những phóng viên chuyên viết về mảng đề tài này cần tạo điều kiện cho họ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng kinh phí của Nhà nước. Tạo điều kiện cho họ học thêm những chuyên môn khác để có được những tri thức cơ bản về những lĩnh vực liên quan đến vấn đề hướng nghiệp.

Đối với các cơ quan báo chí cần quan tâm đào tạo đội ngũ phóng viên chuyên trách, có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực này. Vì thực chất công tác hướng nghiệp bao gồm các quá trình như: thông tin tư vấn chọn nghề, thông tin về thế giới nghề, thông tin về định hướng phát triển kinh tế...do vậy để có được những bài viết chất lượng về vấn đề này người phóng viên phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực mới có thể có được những thông tin thiết thực

79

nhất. Hiện nay, phần lớn phóng viên khi được giao viết về đề này thường gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin vì thiếu kiến thức về vấn đề hướng nghiệp vì vấn đề hướng nghiệp liên qua tới nhiều lĩnh vực như: tâm lý học, kinh tế học....Do vậy để nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo in chúng ta cần quan tâm tới đội ngũ phóng viên để họ "say nghề", tâm huyết với vấn đề hướng nghiệp.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để có kinh phí chi trả cho công tác truyền thông, đặc biệt là tăng nhuận bút cho những bài viết về vấn đề này. Cần phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo để có những thông tin mới nhất và những chủ trương, chính sách, cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực để có những bài viết định hướng "sớm" góp phần điều chỉnh cân đối trong đào tạo, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường lao động.

Các cơ quan báo in cần có sự phối hợp với các loại hình báo chí khác để tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp trực tiếp nhằm nâng cao tính khách quan, chân thật của báo chí. Mỗi một loại hình báo chí có thế mạnh khác nhau, do vậy cần có sự phối hợp để thông tin về vấn đề này thực sự hiện quả và trở thành "bữa tiệc" cho các em học sinh.

Tiểu kết chương 3

Giáo dục hướng nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, song nội dung thông tin còn nhiều hạn chế. Do thực trạng hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều trường chưa coi trọng đến công tác hướng nghiệp nên đa số học sinh, sinh viên lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng “a dua” theo bạn bè, chưa có cơ sở khoa học. Dẫn tới tình trạng mất cân đối trong thị trường lao động, nhiều ngành nghề thiếu lao động có tay nghề nghiêm trọng, những có nhiều ngành nghề lại thừa dẫn tới hiện tượng làm trái nghề. Bên cạnh đó sự mất cân đối giữa lao động thành thị và nông thôn do

80

tâm lý muốn “thoát khỏi lũy tre làng” của một số thanh niên, sau khi tốt nghiệp muốn ở lại thành phố để kiếm việc làm. Và một số có tư tưởng ở thành thi mới có điều kiện để phát huy năng lực nên đã dẫn tới việc nông thôn thiếu lao động có trình độ cao nhất là các ngành nông- lâm- thủy sản.

Hướng nghiệp là một quá trình tuyền thông nên thông tin về hướng nghiệp không nên đóng khung ở một số ngành nghề mà cần có sự đánh giá, thẩm định cụ thể để việc thông tin hướng nghiệp ngày một hấp dẫn. Các cơ quan báo chí và người làm báo cần có cái nhìn mới về vẫn đề hướng nghiệp để có những định hướng tuyên truyền cụ thể trong những giai đoạn nhất định nhằm đạt hiệu quả thông tin tốt nhất. Những người viết báo về đề tài này cần nâng cao trình độ hiểu biết về hướng nghiệp để có những bài viết mang tính chất nghiên cứu giúp học sinh, sinh viên có được những thông tin thiết thực trong cuộc sống. Bên cạnh việc tuyên truyền những nội dung chính về hướng nghiệp, người làm báo cũng cần đưa ra những kết quả đã đạt được thông qua chân dung những người thành đạt để học sinh, sinh viên có thể học hỏi.

Thông tin về vấn đề hướng nghiệp nói chung còn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức do đó tác giả mạnh giạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin hướng nghiệp trên báo chí. Trong đó tác giả cũng muốn nhấn mạnh tới việc đề xuất giải pháp nâng cao trình độ đối với đội ngũ phóng viên chuyên viết về đề tài này vì vấn đề hướng nghiệp không chỉ đơn thuần là việc phản ánh thực trạng hướng nghiệp và giới thiệu một số nghề nghiệp. Mà vấn đề hướng nghiệp còn cần có những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi do vậy người làm báo cần được đào tạo cơ bản về lĩnh vực này mới có thể đánh giá được nhu cầu của công chúng.

81

Phần kết luận

Báo chí là tiếng nói của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức chính trị- xã hội, diễn đàn của nhân dân; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, mở rộng giao lưu và hội nhập Quốc tế. Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin thuần túy mà với nội dung thông in có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của thực tiễn theo chiều hướng có chủ đích.

Báo chí có vai trò là cầu nối giữa công chúng với tác phẩm báo chí được thể hiện khá rõ nét trong thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo in trong nhiều năm trở về đây. Vì hướng nghiệp là một vấn đề khá phức tạp nó không chỉ đơn thuần là hướng dẫn dư luận xã hội mà nó còn đòi hỏi phải làm thay đổi nhận thức của bản thân người được hướng nghiệp.

Với đề tài "Báo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay", Chương 1 với mục đích là đưa ra những quan niệm lý luận về hướng nghiệp. Ở phần này, tác giả luận văn đã nghiên cứu để đưa ra khái niệm về hướng nghiệp. Cùng với đó là quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề hướng nghiệp, đồng thời nêu lên vai trò và nguyên tắc thông tin về vấn đề này trên báo in. Qua phần khảo sát thực tế của 03 tờ báo Giáo dục và Thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam, tác giả đã tổng hợp (trong 03 bảng biểu) khá đầy đủ số lượng tin, bài viết về hướng nghiệp trên 03 tờ báo.Chương 2, Luận văn đi vào phân tích rõ nội dung thông tin về vấn đề hướng nghiệp và những hình thức thể hiện tác phẩm của 03 tờ báo. Quan phân tích người viết nhận thấy, thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên 03 tờ báo đã gióp phần làm thay đổi hành vi chọn nghề không những giúp cá nhân chọn nghề phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân, mà còn góp phần đem lại lợi ích cho cả cộng đồng và xã hội.

82

Trong những năm qua, công tác thông tin hướng nghiệp trên báo in nói chúng và 03 tờ báo khảo sát nói riêng đã không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức phản ánh nhằm thu hút đông đảo công chúng. Trong đó phải kể

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay (Khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam từ 2006-2009 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)