Thực trạng phản ánh về hướng nghiệp trên 3 tờ báo khảo sá t

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay (Khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam từ 2006-2009 (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng phản ánh về hướng nghiệp trên 3 tờ báo khảo sá t

Qua khảo sát các báo Giáo dục và Thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam trong 4 năm (2006- 2009), số lượng những tin, bài viết liên quan đến vấn đề thông tin hướng nghiệp được thể hiện trên mặt báo được thống kê cụ thể trong các bảng dưới đây:

33

Bảng 2.2.1: Thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo Giáo dục và Thời đại.

(Số lượng tin bài theo từng năm)

TT Năm Nội dung 2006 2007 2008 2009 1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 2t 3b 2t 5b 4t 8b 5t 9b 2 Thông tin tuyển sinh, điểm

chuẩn 17t 21t 19t 15t 3 Phân tích, đánh giá thị trường lao động 6b 4b 5b 7b

4 Giới thiệu việc làm và yêu cầu của nghề

8b 11b 6b 10b

5 Chân dung lập nghiệp trong các ngành nghề

21b 26b 24b 20b

6 Giới thiệu nghề, địa chỉ đào tạo

8b 6b 9b 12b

Tổng số 65 76 75 78

34

Bảng 2.2.2: Thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo Thanh niên.

(Số lượng tin bài theo từng năm)

TT Năm Nội dung 2006 2007 2008 2009 1 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước 5t 1b 4t 8t 1b 6t 1b 2 Thông tin tuyển sinh, điểm

chuẩn

84t 81t 76t 86t

3 Phân tích, đánh giá thị trường lao động

11b 8b 13b 9b

4 Giới thiệu việc làm và yêu cầu của nghề

12b 18b 23b 19b

5 Chân dung lập nghiệp 19b 21b 21b 22b

6 Giới thiệu nghề 6b 3b 5b 7b

Tổng số

35

Bảng 2.3.3: Thông tin về vấn đề hướng nghiệp trên báo Sinh viên Việt Nam.

(Số lượng tin bài theo từng năm)

TT Năm Nội dung 2006 2007 2008 2009 1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 3b 5b 4b 6b

2 Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn

6t 9t 5t 7t

3 Phân tích, đánh giá thị trường lao động

11b 16b 10b 15b

4 Giới thiệu việc làm và yêu cầu của nghề

14b 19b 21b 17b

5 Chân dung lập nghiệp 36b 41b 48b 51b

6 Giới thiệu nghề 8b 6b 9b 11b

Tổng số

36

2.2.1 Nội dung thông tin

* Thông tin về nghề nghiệp, cơ cấu ngành nghề trong xã hội

Muốn chọn nghề, xây dựng nghề nghiệp và xây dựng sở thích thì trước hết phải nắm được nghề đó là nghề gì, nghề đó như thế nào. Càng biết được nhiều nghề, cơ hội lựa chọn càng nhiều, và theo đó sở thích cũng được rõ ràng hơn. Số lượng nghề nghiệp rất đa dạng, phong phú nhưng luôn biến đổi trong cuộc sống, nhất là trong giai đoạn hiện nay nhiều nghề mới xuất hiện nhưng cũng có nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về phương thức sản xuất. Do đó, nhu cầu về thông tin nghề nghiệp, cũng như cơ cấu ngành nghề trong xã hội là rất lớn. Bên canh đó nguồn thông tin nghề nghiệp là nguồn thông tin căn bản ban đầu trong quá trình định hướng nghề nghiệp của học sinh, vì vậy nội dung thông tin hướng nghiệp về vấn đề này được các báo chú trọng thông tin đa dạng về các ngành nghề hiện có tại Việt Nam như:

- Báo Sinh Viên Việt Nam, số 20 ra ngày 16- 23 tháng 5 năm 2007, đã giới thiệu về "Nghề trang điểm đang mốt" của tác giả Hoàng Lan, bài viết đã khẳng định: "Cùng với sự bùng nổ của các của hàng Ảnh viện- Áo cưới như hiện nay thì nghề trang điểm đang trở thành mốt, thành sự lựa chọn nghề nghiệp của không ít bạn trẻ". Và bài viết đã đi sâu vào đánh giá, phân tích nghề trang điểm đang mốt, đồng thời cũng chỉ ra những tố chất cơ bản của người thợ trang điểm cần có như: "Khiếu thẩm mỹ, một chút khả năng hội họa và sự khéo léo của đôi bàn tay là điều cần thiết". Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những yêu cầu khắt khe đối với những người thợ trang điểm : "Nghề make- up cũng là nghề rất kén hình thức. Vì thế, người làm công việc này cần trẻ trung, xin xắn, sành điệu. Tài ăn nói khéo léo cũng là một lợi thế để thuyết phục, làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Và đó cũng là một phẩm chất cần có của người "làm dâu trăm họ"

- Báo Thanh Niên số ra ngày 9 tháng 2 năm 2009, cũng đã giới thiệu loạt bài viết nghề ""Trọng tài" kim cương" của tác giả Nguyễn Lê

37

Nguyên. Nghề "Trọng tài" kim cương rất căng thẳng bởi vì số lượng khách hàng đông, việc kiểm định chưa có quy chuẩn nào, việc kiểm định luôn đi sau các công nghệ làm giả kim cương, bên cạnh đó giá trị của những sản phẩm này rất cao đòi hỏi những tố chất của người làm nghề này là: "Có một luật bất hành văn với người làm nghề là phải trung thực, "bất vị tình"....yếu tố trung thực, khách quan phải đặt lên hàng đầu. Một người thợ kiểm định kim cương, chỉ một lần trong đời không trung thực, coi như mất nghề, anh em trong giới không còn tin nữa”

Mỗi một nghề có nhưng đặc điểm, yêu cầu đối với lao động khác nhau được 3 tờ báo đăng tải khá chi tiết. Bên cạnh việc thông tin về những nghề đang phát triển, thu hút được đông đảo học sinh, thì cũng có một số nghề đang có xu hướng mất vị thế trong xã hôi như:

- Báo Sinh viên Việt Nam, số ra ngày 23- 29/12/2006, đăng bài

“Những nghề sắp bị thất sung”, của tác giả Đan Nguyễn, đã đưa ra một số nghề đang mất đi trong thời đại công nghệ thông tin. Cụ thể bài báo đã đi vào phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là:

“Nhân viên văn phòng vì sự ra đời của dòng máy tính thế hệ mới do Microsoft sản xuất, có khả năng chụp được văn bản qua màn hình, sau đó tự động xử lý căn lề, chọn kiểu chữ bằng một phần mềm quản lý hành chính được lập trình sẵn”. Hay một số nghề khác cũng đang dần được thay thế bằng hệ thống tự động như: Nghề thư ký văn phòng; Nghề thu ngân; Nghề trực điện thoại; Nghề nhân viên tư vấn du lịch; Thợ lắp ráp linh kiện điện tử…

Qua việc đánh giá, phân tích nguyên nhân “thất sung” của một số ngành nghề, báo cũng đã tập trung thông tin về các ngành đang “hót” trong xã hội như:

Nghề tư vấn tài chính; Tư vấn nhân sự; Tư vấn bất động sản; Tư vấn maketing chiến lược…đang thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm, nó đòi hỏi cần có "Những tố chất vàng để trở thành tư vấn viên" cụ thể như:

38

2. Khả năng giao tiếp giỏi, khả năng diễn đạt thông tin tốt

3. Giọng nói truyền cảm, ngoại hình dễ nhìn là một lợi thế đặc biệt.

4. Có tầm nhìn chiến lược và mở rộng trước nhiều biến đổi của xã hội. Khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy logic tốt. Độc lập và luôn tự hoàn thiện mình.

Hay các bài viết phản ánh những khó khăn trong công việc mà bấy lâu nay nhiều người vẫn thường "đánh bóng" nó và được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn như nghề hướng dẫn viên du lịch đã được đăng trên báo Sinh viên Việt Nam, số ra ngày 21- 28/7/2007, của tác giả, Thái Liên- Phương Bảy nói về nghề này trong bài "Người đi cùng trên mỗi tour du lich" như sau:

"...Hướng dẫn viên du lịch đang được coi là một nghề thời thượng và "kiếm chác" được: tiền tour, tiền típ, tiền hoa hồng ở các điểm tham quan, mua sắm, ăn uống...nhưng đây cũng là một nghề phải đối mặt với nhiều tình huống "éo le""

Theo đà phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của thị trường lao động biến đổi không ngừng trong nền kinh tế hàng hóa, do sức cạnh tranh và sự phát triển của công nghệ, người lao động có thể phải đối mặt với việc đổi nghề hoặc mất việc làm. Bởi vậy, để có được việc làm chắc chắn, trước khi quyết định chọn nghề học sinh cần tìm hiểu kỹ về nghề nghiệp. Những thông tin về thế giới nghề nghiệp được đăng tải trên ba tờ báo rất đa dạng giúp học sinh có thể sàng lọc căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân để có những chọn lựa ngành nghề phù hợp.

* Thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực

Để có được sự định hướng đúng đắn, chúng ta phải thấy được những đặc điểm của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trước mắt, nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên xã hội đòi hỏi phải có những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lập trình có trình độ cao. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay. Bên cạnh đó, do sự

39

tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tuổi thọ của nghề nghiệp không ngừng rút ngắn, nội dung việc làm thay đổi không ngừng, tri thức nghiệp vụ cũ, phương pháp kĩ thuật cũ trở nên lỗi thời, bị thay thế bởi tri thức nghiệp vụ mới, phương pháp kỹ thuật mới.

Nắm bắt được nhu cầu của công chúng ngày càng lớn về nhu cầu thông tin hướng nghiệp báo Giáo dục và Thời đại đã không ngừng cung cấp cho công chúng những thông tin thiết thực về những ngành nghề còn đang thiếu hụt rất nhiều nhân lực như: số ra ngày 03/06/2009, trong bài "Những ngành học..."

của tác giả Trúc Quân có đề cập tới 7 ngành học đang cần nhiều lao động và lao động chất lượng cao như:

Tài chính ngân hàng vẫn là số một:

"Liên quan đến ngành tài chính ngân hàng, cả nước hiện có 33 ĐH, 16 CĐ và 8 trường TCCN đào tạo ngành này. Hàng năm Vietcombank tuyển thêm chừng 1.000- 1.200 nhân viên. còn tại Eximbank, mặc dù mỗi năm tổ chức hàng chực đợt tuyển dụng nhưng ngân hàng này vẫn luôn "khát" nhân lực. Năm 2007, nhân sự Eximbank đã tăng tới 1.000 người và dự kiến, năm 2010, lượng nhân viên sẽ tăng lên con số 3.000 người. Không những thế, vấn đề tài chính ngân hàng còn đi đến từng thôn, xã. Chính vì vậy, ngành này luôn cần một số lượng nhân lực lớn".

Hay "Nông lâm thủy Sản": mỗi năm cần từ 12.000 14.000 lao động.

"Theo Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 1.300-1.500 người có trình độ ĐH trở lên, 4000-5000 người có trình độ CĐ, TCCN và 6500-7000 công nhân kỹ thuật các chuyên ngành cho nông lâm thủy sản. Hiện cả nước khối ngành nông- lâm- thủy sản có 28 trường ĐH, CĐ và 55 trường ĐH, CĐ có đào tạo ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này. Khối dạy nghề có 1.783 cơ sở dạy nghề, bình quân mỗi tỉnh có 5-7 tổ chức dạy nghề cấp tỉnh, mỗi huyện đều có trung tâm dạy nghề hướng nghiệp và có từ 1 đến 2 tổ chức dạy nghề. Về quy mô, cả nước có hơn 14.000

40

sinh viên/1.603.484 sinh viên đang theo học các ngành nghề liên quan trực tiếp đến chế biến nông- lâm- thủy sản chiếm tỷ lệ 4,82%. Tring khi đó, tỷ lệ lao động có việc làm trong lĩnh vực nông- lâm- thủy sản chiếm đến trên 50% và tỷ lệ dân số sống trong vùng nông thôn của Việt Nam hiện là 72,56%.

Ngành du lịch: " Tại hội nghị đào tạo nhân lực ngành du lịch, lãnh đạo hai Bộ GD-ĐT và Văn hóa thể thao- Du lịch cho thấy, nhân lục trong ngành du lịch có trình độ từ đại học chỉ chiếm 3,11% trong số hơn một triệu lao động ngành du lịch. TP.HCM thu hút 24,41%, Hà Nội 14,14%. Tới năm 2010, mục tiêu sẽ có 1,4 triệu người tham gia lĩnh vực du lịch. Hiện ngành du lich đang thiếu lao động chất lượng cao, đặc biệt là hướng dẫn viên du lich quốc tế. Minh chứng cho điều này, ông Nguyễn Minh Quyền, Phó giám độc Trung tâm Dịch vụ lữ hành Bến Thành tourist cho hay, ở trung tâm ông, 30% thi trường khách du lich nươc ngoài cần hướng dẫn viên nói tiếng Đức, Nhật, Hàn Quốc"

- Đưa ra những dự báo xu hướng nghề nghiệp

Báo Sinh viên Việt Nam, Cẩm nang Tết, năm 2008, đăng bài “8 xu hướng nghề nghiệp năm 2008”, của tác giả Lê Quang Huy, đã đưa ra những xu hướng tuyển dụng mới để sinh viên sau khi tốt nghiệp có các để tìm việc dễ dàng hơn như: Một là sẵn sàng trả lương cao vì để thu hút và giữ những người tài năng, do vậy công việc của bạn là “ôn tập” lại kỹ năng thương thuyết cho đến khi sẵn sằng mặc cả lương với các doanh nghiệp”; Hai là:Thời gian làm việc linh hoạt hơn; Ba là: Tuyển dụng qua Iternet; Bốn là: Thuê lại những người đã về hưu; Năm là: Tuyển dụng đa dạng; Sáu là: Làm việc tự do hoặc những hợp đồng ngắn hạn; bảy là: phúc lợi ngày càng đa dạng hơn; Tám là thăng tiến trong công việc.

- Báo chí phản ánh những khó khăn trong việc giữ vững và phát triển các làng nghề, tại một số địa phương trong cả nước.

41

Báo Thanh niên, số ra ngày 13/2/2009, “5 triệu lao động làng nghề mất việc làm”, tác giả Quang Duẩn : " Báo cáo của bộ NN-PTNT dẫn số liệu thông kê mới nhất từ 38 tỉnh, thành đưa con số đáng báo động: đã có 9 làng nghề bị phá sản, 124 làng nghề khác đang sản xuất cầm chừng (chiếm khoảng 10% tổng số các làng nghề). 2.166 hộ sản xuất làng nghề có đăng ký kinh doanh bị phá sản, 468 doanh nghiệp làng nghề sản xuất cầm chừng (chiếm 16% tổng số doanh nghiệp làng nghề)...Ông Lưu Duy Dần- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam khái quát: "các làng nghề đang thu hút khoảng 11 triệu lao động, chỉ cần 10% số làng nghề ngưng sản xuất sẽ có 1triệu lao động không có công ăn việc làm. Khảo sát của chúng tôi tại địa phương cho thấy, số lao động ở địa phương có thể mất việc làm lên đến 50%. Vì thế khoảng 5 triệu lao động làng nghề mất việc làm là con số có thật.Ngoài tác động khách quan của suy thoái kinh tế toàn cầu thì bản thân các làng nghề cũng đang có sức ì quá lớn. "Quảng bá, kích cầu tiêu dùng nội địa cho sản phẩm của làng nghề là rất cần thiết. Tuy nhiên khi chúng tôi tổ chức xúc tiến thương mại cho làng nghề với quy mô 100 gian hàng thì chỉ có 7 làng nghề đến giới thiệu sản phẩm"

- Bên cạnh việc phản ánh nhu cầu nguồn nhân lực của một số ngành còn đang "khát", báo cũng tập trung thông tin những biến động của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế nước ta và hiện tượng thất nghiệp của đội ngũ lao động phổ thông đang là vấn đề được báo chí đề cập rất nhiều. Báo Giáo dục và Thời đại, số ra ngày 25/8/2007, có bài viết:

“Trong thời đại suy thoái kinh tế, nạn thất nghiệp tràn lan, việc làm trở thành niềm mơ ước không nhở đối với nhiều người. Tuy nhiên không phải những người có lý lịch đẹp được nhận vào làm việc, mà ngày nay cần phải biết cách làm cho người tuyển dụng bất ngờ và phải biết cách „tự bán mình”. Bán như thế nào? Điều này có thể học được tại chợ việc làm tại Mỹ”

42

Còn ở nước ta hiện tượng mất việc làm cũng đang diễn ra ở những khu công nghiệp, nhất là những công ty liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài.

- Cùng với sự ra đời của những ngành nghề mới, đòi hỏi đội ngũ lao động có tay nghề cao, có trình độ cao nhưng trong thực tế việc đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu nên hiện tượng mất cân đối lao động giữa các ngành nghề đang diễn ra rất phức tạp. Báo Thanh niên, số ra ngày 14/2/2008, đăng bài “Thị trường lao động tiếp tục "nóng”", tác giả Quang Thuần

“…Các ngành khát nhân lực là: bán hàng, tiếp thị, tài chính, kế toán, ngân hàng, công nghệ thông tin, quản lý điều hành…Đặc biệt là ngành tài

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay (Khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam từ 2006-2009 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)