Nguyên nhân thành công và hạn chế

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay (Khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam từ 2006-2009 (Trang 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.4 Nguyên nhân thành công và hạn chế

Qua khảo sát và điều tra ý kiến độc giả về nội dung thông tin vấn đề hướng nghiệp được phản ánh trên 3 tờ báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam, nhìn chung các báo đã phản ánh khách quan, chân thật thực trạng hướng nghiệp ở các bậc học trong nhiều năm qua giúp công chúng có được cái nhìn toàn cảnh về vấn đề hướng nghiệp .

Báo chí cũng đã nắm bắt được nhu cầu cần thiết của công chúng về thông tin hướng nghiệp, và có được những thông tin cập nhật, hiệu quả làm thay đổi nhận thức trong đông đảo công chúng về vấn đề này. Bên cạnh đó, bao chí cũng đã thông tin đa dạng, đầy đủ về các quy trình của hướng nghiệp không những giúp cho học sinh có cơ sở để lựa chọn nghề. Mà con là nguồn tài liệu quý giúp cho giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh có được những kiến thức cơ bản để hướng nghiệp cho con em mình. Để có được những thành công trên cũng phải kể tới sự nỗ lực của các phóng viên viết về đề tài này đã không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ về nhiều lĩnh vực để có được những bài viết tâm đắc cho công chúng. Bên cạnh những thành công trong công tác thông tin hướng nghiệp trên báo chí, còn có những hạn chế là do:

Trước hết là do nhận thức: chưa đánh giá đúng tầm quan trọng, nhiệm vụ của báo chí trong hướng nghiệp nên thông tin mới chỉ mang tính chất phản ánh chưa tuân theo quy trình của hướng nghiệp. Báo chí mới chỉ thông tin về những vấn đề "nóng" trong hướng nghiệp, chưa chú trọng tới việc thông tin chỉ dẫn cho công chúng nên đã dẫn tới hiện tượng "bội thực" tư vấn tuyển sinh, nhưng lại thiếu những kinh nghiệm về lĩnh vực dự báo thi trường lao động và xu hướng biến đổi của cơ cấu ngành nghề...Mà điển hình là trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 vừa qua, nhiều ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội không có thí sinh dự thi hay có cũng rất ít vì những thông tin

68

"ngoài luồng" cho rằng lĩnh vực này đang có xu hướng "thất nghiệp" lớn sau khi ra trường. Để xảy ra hiện tượng như trên báo chí cũng có một phần trách nhiệm do không thông tin định hướng dư luận xã hội để công chúng có được cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

Thứ hai là do đầu tư con người còn chưa tương xứng với yêu cầu thực tế của công việc. Cụ thể, đội ngũ phóng viên chưa được đào tạo về những lĩnh vực có liên quan đến đề tài, nên trong quá trình khai thác và xử lý thông tin chưa thực sự hiệu quả nhất là việc đánh giá và dự báo về thị trường lao động. Bên cạnh đó, chưa được quan tâm, tạo điều kiện trong công việc, cũng như có những chế độ và chính sách ưu đãi đối với đội ngũ phóng viên viết về đề tài này.

Thứ ba là do kiến thức, trình độ hiểu biết về lĩnh vực hướng nghiệp còn hạn chế và chính đội ngũ những người làm báo không thích viết về mảng đề tài này vì nội dung các bài viết "khó" và "khô" ít phát huy được tính sáng tạo trong nghề nghiệp.

Bên cạnh những nguyên nhân trên dẫn đến việc thông tin hướng nghiệp trên báo in không hiệu quả còn có một nguyên nhân khách quan nữa là do thị trường lao động luôn biến đổi, khó có thể dự đoán trước nên dễ dẫn tới tình trạng học sinh "ngồi nhầm" trường. Vì trong thời điểm xem những thông tin về ngành, nghề này đang trên đà phát triển đi lên, những đến thời điểm khi ra trường do biến động của kinh tế thị trường nghề đó không còn vị thế như trước nữa nên nhiều người phải "nhảy việc" để có được những công việc phù hợp

Tác giả luận văn đã có cuộc trao đổi với một số phóng viên, báo Hà Nội mới chuyên viết về đề tài này nhiều năm và được biết: mảng đề tài này luôn được báo chú trọng, song hiệu quả chưa cao vì chưa có đội ngũ phóng viên chuyên trách viết về đề tài này. Bên cạnh đó, việc thông tin về vấn đề này trên báo mới chỉ tập trung theo "mùa", đặc biệt là thời gian học sinh

69

THPT chuẩn bị làm hồ sơ thi ĐH, CĐ, do đó những thông tin chủ yếu phản ánh nội dung về vấn đề tuyển sinh, còn những vấn đề khác thông tin rải rác trên báo nên không thực sự hiệu quả. Mặt khác do nội dung thông tin về vấn đề này không thường xuyên nên khi giao nhiệm vụ thực hiện, các phóng viên thường làm cho "xong chuyện" ít quan tâm tới hiệu quả đối với công chúng.

Để thông tin hướng nghiệp trên báo chí thực sự có hiệu quả chúng ta cần đổi mới cách nhìn nhận về vấn đề này sao cho thông tin đạt hiệu quả cao nhất. Tránh tình trạng thông tin phiến diện, một chiều làm cho công chúng mất lòng tin đối với báo chí. Đồng thời, báo chí phải luôn phát huy vai trò là diễn đàn của nhân dân, là tiếng nói tin cậy của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này để đưa đất nước đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Tiểu kết chương 2

Thông qua khảo sát thực trạng thông tin hướng nghiệp trên ba tờ báo Giáo dục và Thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam trong 4 năm (2006- 2009), tác giả đã có những phân tích nhận xét, đánh giá về thực trạng thông tin hướng nghiệp trên báo chí rất sâu sắc. Thông qua những dẫn chứng cụ thể về việc đưa thông tin về hướng nghiệp trên báo chí ngày càng được các báo quan tâm thay đổi cả về nội dung và hình thức. Nội dung của đề tài hướng nghiệp không chỉ đơn thuần là hướng dẫn học sinh, sinh viên chọn nghề gì? Và yêu cầu của nghề đó là gì? Mà báo chí con đăng tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cụ thể hóa vấn đề để công chúng có được cái nhìn toàn diện về hướng nghiệp. Bên cạnh việc đổi mới nội dung thông tin, các báo cũng đã có những cách thức thể hiện khác nhau nhằm thu hút độc giả như việc sử dụng ảnh, box, bảng biểu…để đưa những thông in cần thiết tới công chúng.

Bên cạnh, những ưu điểm trên thông tin về vấn đề hướng nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế đã được tác giả luận văn đánh giá rất cụ thể như còn ít các

70

thông tin giới thiệu cụ thể địa chỉ đào tạo, chuyên ngành đào tạo tại các cơ sở đào tạo, các trung tâm dạy nghề ở các địa phương ít được giới thiệu. Nếu có chỉ là những bài viết mang tính chất phản ánh thực trạng khó khăn về cơ sở vật chất cũng như sự thiếu đội ngũ giáo viên có chuyên môn mà chưa quan tâm tới việc thông tin ở đó dạy gì, học như thế nào, đối tượng học là những ai…để học sinh có thể lựa chọn địa chỉ đó làm “ngã rẽ” cho mình.

Nội dung phản ánh về đề tài hướng nghiệp đa dạng bao gồm những thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thông tin về nhu cầu và biến động của thị trường trong nước và nước ngoài; thông tin về tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh; thông tin về hệ thống nghề nghiệp đã và đang phát triển trong tương lai; thông tin về các xu hướng biến động của ngành nghề; thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa;... đồng thời cũng chỉ ra những yêu cầu của nguồn nhân lực trong tương lai giúp học sinh, sinh viên có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp cũng như bước đầu xác định được định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

Mỗi một tờ báo có những ưu, nhược điểm cần được khắc phục để nội dung thông tin về vẫn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ngày một hấp dẫn. Nhìn chung thông tin về vấn đề hướng nghiệp ngày càng được chú trọng và tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó báo in có vai trò rất quan trong vì đa số các bài viết về đề tài này có nội dung, ngôn ngữ và cách diễn đạt ngắn gọn, xúc tích , dễ hiểu.

71

Chương 3:Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin hướng nghiệp trên báo in

Một phần của tài liệu Báo chí với vấn đề hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên hiện nay (Khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam từ 2006-2009 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)