7. Kết cấu của luận văn
3.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thông tin hướng nghiệp
nghiệp trên báo in là một vấn đề cần thiết
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chính sách khuyến khích học sinh học nghề, hướng nghiệp, học sinh lớp 9 được học nội dung hướng nghiệp trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, mỗi tháng một chuyên đề, tổng cộng 27 tiết. HS THPT được học 81 tiết hướng nghiệp trong 3 năm theo tài liệu hướng dẫn của Bộ. Tuy nhiên, công tác giáo dục hướng nghiệp hiện nay chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức, vẫn đang bị xem là một khâu có tính chất “tích hợp”, một việc làm kết hợp chứ chưa phải là nhiệm vụ trọng tâm, một yêu cầu bức thiết nên hiệu quả chưa cao.
Do nhiều nguyên nhân, hầu hết HS lớp 9 đều có nguyện vọng học lên THPT. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học trong các cơ sở dạy nghề và TCCN còn rất thấp. Năm học 2006- 2007, tỷ lệ học sinh vào học trong các cơ sở dạy nghề chiếm 3,1%, vào học TCCN chiếm 1,4%. Năm học 2007- 2008, tỷ lệ này là 2,5% và 1,8%. Ở cấp THPT, trong hai năm học 2006- 2007 và 2007- 2008, số học sinh tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục tham gia các khóa học tập và đào tạo nghề tương ứng là 129.140 học sinh và 156.353 học sinh. Trong khi ấy chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đặt mục tiêu đến năm 2010 phải thu hút 15% số học sinh trong độ tuổi vào các trường TCCN; 15% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường dạy nghề.
Bên cạnh một số trường đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề tại địa phương hoặc một số doanh nghiệp trên địa bàn, để tổ chức các buổi sinh hoạt hướng cho học sinh được tham quan và tiếp xúc với một số nghề. Còn lại hầu như các trường giao nhiệm vụ dạy hướng nghiệp cho giáo viên chủ nhiệm
72
hoặc "tích hợp" vào môn Công nghệ. Các giáo viên không phải là chuyên gia về nghề, nên việc hướng nghiệp chủ yếu là lí thuyết, phương pháp chưa hấp dẫn, nên ít có tác dụng. Chương trình tư vấn hướng nghiệp chỉ được tổ chức trước thời điểm đăng kí nộp hồ sơ một thời gian ngắn, khiến không ít học sinh bỡ ngỡ, lúng túng khi cần bút làm hồ sơ đăng kí dự thi.
Một số giáo viên lại hướng nghiệp theo kiểu “tô hồng”, nghĩa là chỉ nhấn mạnh đến mặt tích cực, cái hay của ngành nghề mà chưa chú trọng đến những yêu cầu khắt khe của từng ngành, khó khăn của mỗi nghề…
Hiện nay, những học sinh giỏi thường có xu hướng chọn những ngành học có tương lai dễ chịu như tài chính, kế toán, ngân hàng, y dược, ngoại giao… mà ít lựa chọn các ngành kĩ thuật, địa chất, nông nghiệp… Ngành sư phạm, vốn được xem là “nghề cao quý”, song sức hấp dẫn ngày càng giảm sút.
Thực tế điều tra tình hình định hướng học tập, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị dự định chọn nghề của học sinh, sinh viên, bằng các phiếu điều tra cơ bản cho thấy hầu hết học sinh rất bỡ ngỡ, lung túng trong việc định hướng nghề nghiệp và chọn nghề, không có sự hiểu biết tối thiểu về thế giới nghề nghiệp nói chung. Học sinh hiểu biết về nghề rất phiến diện và sơ sài. Đồng thời học sinh cũng chưa tự đánh giá được đúng bản thân về phẩm chất năng lực, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm kinh tế xã hội ở địa phương nơi mình sinh sống. Do đó, dẫn tới việc chọn nghề theo cảm tính, theo phong trào thiếu tính khoa học. Theo phiếu điều tra có tới 98% học sinh THCS muốn tiếp tục học lên THPT dù ở hệ đào tạo nào, 78% số học sinh tốt nghiệp THPT mong muốn được thi ĐH.
Để công tác đào tạo nhân lực đi đúng hướng, có tác động tích cực đến nền kinh- xã hội thì cần đổi mới cả hệ thống giáo dục. Trong đó, giáo dục hướng nghiệp cần được đầu tư mạnh mẽ về nhân lực, kinh phí, đổi mới cả về nội dung và phương pháp để nó thực sự hoàn thành sứ mệnh quan trọng của mình.
73
Thực trạng trên khiến cho nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp băn khăn, lúng túng trong việc chọn nghề và vấn đề đặt ra là họ cần tìm đến các nguồn thông tin khác như các phương tiện truyền thông đại chúng, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.... Nhưng trong thực tế, điều kiện ở Việt Nam hiện nay các trung tâm tư vấn hướng nghiệp mới chỉ phát triển ở thành thị, còn hầu hết các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...không có điều kiện để tiếp cận đối với dịch vụ này. Trước thực trạng đó, các loại hình báo chí nói chung và báo in nói riêng cần phát huy vai trò, khả năng của mình để thông tin một cách hiệu quả nhất.
Qua đánh giá về thực trạng hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường phổ thông còn hạn chế cả về nội dung và phương pháp. Bên cạnh đó, nhu cầu thông tin về vấn đề này đang được đông đảo công chúng quan tâm, do đó báo chí cần cập nhật thông tin một cách nhanh nhất về tất cả các lĩnh vực liên quan đến vấn đề hướng nghiệp như: nhu cầu lao động trong và ngoài nước, xu hướng biến đổi của nền kinh tế thị trường, cũng như tác động của nó đối với nguồn nhân lực... Để đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo công chúng về về vấn này, báo chí nói chung và báo in nói riêng đã cung cấp cho công chúng đầy đủ các thông tin như: thông tin về tuyển sinh, thông tin về điểm chuẩn, thông tin về các cơ sở đào tạo, các chuyên ngành đàotạo, thông tin về thị trường lao động... tạo nên bức tranh hướng nghiệp đa chiều giúp công chúng có thế dựa vào đó làm căn cứ để hoạch định cho tương lai của mình.
Như trên đã phân tích, công tác hướng nghiệp trong trường học còn nhiều hạn chế cả về nội dung và phướng pháp, bên cạnh đó đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm nên còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức trong vấn đề hướng nghiệp. Do đó báo chí, nhất là báo in cần xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình để thông tin một cách hiệu quả nhất nhằm tác động đến nhận thức không những của phụ huynh học sinh mà còn là tài liệu để giúp giáo viên
74
hướng nghiệp có được cái nhìn mới về hướng nghiệp làm phong phú cho bài giảng của mình.
Đất nước ngày càng phát triển, nhiều cơ hội việc làm hơn cho thanh niên, song cũng đòi hỏi lao động phải có trình độ chuyên sâu, kỹ thuật cao. Không những hành nghề mà còn phải có tâm có đức về nghề mới phát huy hết được năng lực của bản thân và cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Lời nói sau đây của Lý Quang Diệu đáng để chúng ta suy nghĩ: "Trong hướng nghiệp, khi hành nghề, kiếm được nhiều tiền hay ít tiền, đó là chuyện nhỏ. Vấn đề ở chỗ kiếm tiền bằng cách nào, mới là chuyện lớn, vì điều này nói lên nhân cách của người kiếm tiền"
Hướng nghiệp là vấn đề quan trọng liên quan không những đến từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, dân tộc. Bởi vì hương nghiệp liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, cơ câu nhân lực, an sinh xã hội..
Hiện nay công tác hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu (nhà trường, xã hội, gia đình) các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và báo in nói riêng phải vào cuộc một cách tích cực và hiệu quả hơn vì đó là trách nhiệm, đạo đức đối với cá nhân, xã hội...