Công nghệ không dây Bluetooth

Một phần của tài liệu Mạng đặc biệt di động với IEEE 802.11b và Bluetooth (Trang 40)

2 Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Công nghệ không dây Bluetooth

Tháng 7 năm 1999, phiên bản đầu tiên của đặc tả Bluetooth (1.0) được đưa ra bởi Bluetooth SIG; đặc tả hiện tại là 2.0. Tuy nhiên, Bluetooth đã được bắt đầu từ 5 năm trước, 1994, khi Ericsson Mobile Communications bắt đầu nghiên cứu để tìm ra một công nghệ không dây có thể sử dụng hiệu quả để thay thế cáp khi liên kết các điện thoại theo kiểu tế bào với các phụ kiện của nó. Nghiên cứu đã tập trung vào liên kết sóng vô tuyến vì sóng vô tuyến là vô hướng và trong tầm nhìn thẳng. Việc sử dụng sóng vô tuyến đem lại những ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ hồng ngoại đã được sử dụng trước đó với cùng một mục đích. Trong số nhiều yêu cầu đối với Bluetooth,

hỗ trợ cho thoại và dữ liệu là đặc tính chính do mục đích của công nghệ này là kết nối máy điện thoại với tai nghe và phụ kiện.

Nhóm làm việc Bluetooth (Bluetooth SIG) được thành lập năm 1998 bởi một nhóm các công ty đề xuất, bao gồm Ericsson, IBM, Intel, Nokia và Toshiba. Ngày nay, nhóm đã được mở rộng với số thành viên lên tới hàng ngàn. Tuy nhiên, việc giới thiệu công nghệ không dây Bluetooth ra thị trường vẫn gặp trở ngại do phải cạnh tranh với IEEE 802.11b – đã được đưa ra trước và chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường. Hiện tượng này vẫn tiếp tục và vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nền công nghệ không dây liên quan đến việc chuẩn nào Bluetooth hay IEEE 802.11b sẽ thắng thế.

Mặc dù cùng hoạt động ở dải tần 2.4GHz, Bluetooth và IEEE 802.11b có những đặc điểm khác hẳn nhau, cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn ứng dụng. Hình vẽ dưới đây cho thấy IEEE 802.11 có khả năng kỹ thuật hỗ trợ cho mạng không dây tốc độ cao với dải tần 2.4 và 5 GHz, hỗ trợ công nghệ DSSS. Trong khi đó công nghệ không dây Bluetooth chỉ hỗ trợ FHSS ở dải tần 2.4GHz – là giải pháp chính cho mạng ad-hoc trong phạm vi nhỏ, sử dụng để thay thế cáp kết nối giữa máy tính và các thiết bị phụ trợ khác.

Hình vẽ 3-2: Đặc điểm chính của các chuẩn IEEE 802.11 và Bluetooth.

Một phần của tài liệu Mạng đặc biệt di động với IEEE 802.11b và Bluetooth (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)