2 Cấu trúc của luận văn
4.3.1 Mục đích mô phỏng
Mục đích: So sánh hiệu suất của Bluetooth và IEEE 802.11b trong môi trường hoàn toàn ad-hoc, không có một cơ sở hạ tầng mạng nào cho trước (ví dụ như dưới dạng điểm truy cập). Mô hình này có thể là ngữ cảnh của một cuộc hội thảo, trong đó các thiết bị Bluetooth hoặc IEEE 802.11b cần “nói chuyện” với nhau. Lưu lượng (kiểu dữ liệu) trong một ngữ cảnh như vậy là không đồng nhất và có thể có dữ liệu đa phương tiện. Giả thiết rằng hai thiết bị muốn liên lạc với nhau là ở trong khoảng cách đủ gần để trong cùng một piconet và truyền thông được thực hiện thông qua master trong trường hợp Bluetooth.
Cụ thể, hệ thống IEEE 802.11b cung cấp tốc độ liên kết là 11Mbps (khoảng 5 -7Mpbs đối với tốc độ truyền dữ liệu của người dùng), trong khi đó Bluetooth cung cấp tốc độ liên kết là 1Mpbs đối với 1 liên kết (tốc độ truyền dữ liệu tối đa của người dùng là 721Kbps). Có ý kiến rằng cách tiếp cận piconet của Bluetooth làm cho kênh truyền được sử dụng hiệu quả hơn so với phương pháp truy cập ngẫu nhiên của IEEE 802.11b khi được áp dụng trong môi trường ad-hoc. Có thể nêu ra các câu hỏi liên quan tới ý kiến này:
- Tại khối lượng tải nào và mật độ các nút như thế nào thì kênh truyền 11Mbps của IEEE 802.11b lại cho tốc độ thực tế thấp hơn trường hợp tương ứng sử dụng kênh truyền 1Mpbs của Bluetooth?
- Độ trễ của các gói tin khi so sánh giữa hai hệ thống?
- Tính công bằng của dải thông như thế nào giữa hai hệ thống?
- Thay đổi về tiêu thụ năng lượng với khối lượng tải giữa hai hệ thống?
Nhằm đánh giá và ước đoán xem trong trường hợp nào, hệ thống nào là thích hợp hơn đối với môi trường ad-hoc PAN, bên cạnh các thảo luận đã được trình bày ở các chương trước, cần thực hiện một số mô phỏng sử dụng mô hình IEEE 802.11b và Bluetooth.