Khám phá hàng xóm

Một phần của tài liệu Mạng đặc biệt di động với IEEE 802.11b và Bluetooth (Trang 68)

2 Cấu trúc của luận văn

4.2.2 Khám phá hàng xóm

Xét môi trường thuần ad-hoc, để việc sử dụng các thiết bị trong mạng PAN là đơn giản và dễ dàng đối với người dùng, một thiết bị cần phải khám phá xem các thiết bị khác là trong hay ngoài mạng PAN.

Theo khía cạnh này, Bluetooth sử dụng thủ tục Inquiry (điều tra) và Page (gọi tên) cho phép liên kết nối mà không cần biết trước về các thiết bị khác trong phạm vi của nó. Giai đoạn kết nối có thể thực hiện trong khoảng một vài mili-giây (Page) lên tới một vài giây (Inquiry + Page) phụ thuộc vào việc các thiết bị có biết về nhau hay không. Nếu các thiết bị là biết về nhau, tức là đã biết địa chỉ MAC (địa chỉ Bluetooth – BD_ADDR), chỉ cần thực hiện thủ tục Page để kết nối. Trường hợp này thường xảy ra đối với các thiết bị thuộc về cùng một PAN. Ngược lại, các thiết bị cần phải thực hiện thủ tục Inquiry trước khi bắt đầu kết nối.

Đối với IEEE 802.11b, bất cứ thiết bị nào trong phạm vi hoạt động của nhau cũng c ó thể truyền tin trực tiếp cho nhau mà không cần thiết lập kết nối, do đó các thiết bị biết lẫn nhau được khám phá một cách rất đơn giản nếu như chúng ở trong phạm vi hoạt động của nhau. Một thiết bị có thể khám phá các thiết bị ngoài phạm vi hoạt động của nó một cách thụ động bằng cách “lắng nghe” việc truyền tin của các thiết bị khác trong phạm vi hoạt động của nó. Tuy nhiên, IEEE 802.11b không định nghĩa một cách nào để khám phá hàng xóm một cách tích cực – nghĩa là không có thủ tục nào tương tự như thủ tục Inquiry của Bluetooth. Một cách để lấy được địa chỉ của các nút hàng xóm là sử dụng thủ tục phát quảng bá – mỗi nút quảng cáo địa chỉ MAC của nó bằng cách phát đi một thông điệp quảng bá theo định kỳ hoặc qua một thông điệp trả lời cho một yêu cầu về địa chỉ MAC. Chức năng khám phá này cũng có thể được khởi tạo từ giao thức định tuyến của tầng mạng, ví dụ như giao thức định tuyến AODV (trong giao thức này, thông điệp “Hello” của tầng mạng chứa địa chỉ IP của thiết bị gửi thông điệp, thông điệp này được phát quảng bá một cách định kỳ từ mỗi thiết bị trong mạng).

Đối với cả IEEE 802.11b và Bluetooth, nếu PAN được giả thiết là dựa trên IP, giao thức phân giải địa chỉ (ARP) sẽ được sử dụng để tìm ra địa chỉ MAC tương ứng với mỗi địa chỉ IP của thiết bị. Khi đó, cần phải có thông tin về địa chỉ MAC của các nút hàng xóm trước khi gọi thủ tục phân giải địa chỉ để thực hiện tốt việc phân giải địa chỉ IP.

Như vậy, Bluetooth có ưu điểm hơn so với IEEE 802.11b trong việc có được một cách chuẩn hóa để lấy được địa chỉ MAC của các nút mới trong môi trường ad-hoc bằng cách sử dụng thủ tục INQUIRY. Trong trường hợp của IEEE 802.11b, cần phải thêm vào thủ tục thực hiện chức năng khám phá để lấy được địa chỉ MAC của các nút hàng xóm. Tuy nhiên, khi đã biết địa chỉ MAC của một thiết bị IEEE 802.11b, có thể gửi gói tin trực tiếp tới thiết bị đó sử dụng giao thức truy cập ngẫu nhiên CSMA/CA. Một thiết bị Bluetooth cần phải tìm gọi (hoặc được tìm gọi) và thiết lập kết nối để tạo

thành một piconet trước khi gửi đi bất kỳ gói tin nào. Theo khía cạnh linh động trong truyền tin tới các nút hàng xóm đã được khám phá, IEEE 802.11b tỏ ra có ưu thế hơn so với Bluetooth.

Một phần của tài liệu Mạng đặc biệt di động với IEEE 802.11b và Bluetooth (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)