Các thao tác với file dữ liệu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH EXCEL-2000 (Trang 26)

X.1. Ghi file hiện thời vào đĩa

Sau khi nhập dữ liệu vào máy, dữ liệu mới chỉ lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính. Nếu thoát khỏi Excel, dữ liệu đó sẽ mất, do đó cần phải lưu trữ các dữ liệu đó vào đĩa để sau đó sử dụng sau.

Các bước thực hiện:

1. Mở thực đơn File, kích chuột vào lệnh Save (hoặc kích chuột vào nút Save trên Standard toolbar).

2. Nếu đây là lần đầu tiên lưu file vào đĩa, Excel sẽ xuất hiện hộp hội thoại Save As

3. Trong hộp Save as kích chuột mở hộp Save in, xuất hiện cấu trúc thư mục (folder), kích đúp chuột vào tên các thư mục để chọn thư mục sẽ lưu trữ file.

Ví dụ: Nếu muốn lưu trữ file trong thư mục Bangtinh thuộc ổ C, hãy kích chuột vào nút mũi tên trong hộp Save in, sau đó kích đúp vào tên ổ đĩa C và kích đúp tiếp vào tên thư mục Bangtinh (xem hình)

4. Kích chuột vào hộp File name, xoá chữ Book1, gõ tên file mới, ví dụ BD10A. Tên file trong môi trường Windows 9x cho phép tối đa 255 kí tự, trong khi ở môi trường DOS và Windows 3.1, tên file chỉ được phép tối đa 8 kí tự.

5. ấn phím Enter hoặc kích nút Save.

Excel tự động gán phần mở rộng .XLS vào tên file. Do đó tên file đầy đủ lúc này là

BD10A.xls. Tên file vừa đặt sẽ xuất hiện trên thanh tiêu đề của bảng tính.

Ghi chú:

• Trong trường hợp tên file vừa gõ vào trùng với tên file có sẵn tại chính thư mục vừa chọn, sẽ xuất hiện thông báo tương tự như sau

• Máy thông báo rằng đã tồn tại file BD10A.xls tại thư mục Bangtinh của ổ đĩa C, bạn có muốn thay thế file cũ hay không? Nếu kích nút Yes, máy sẽ xoá file cũ và ghi nội dung của file mới vào đĩa với tên cũ. Nếu chọn No, thì file cũ sẽ được giữ nguyên và nội dung của file mới sẽ không được ghi vào đĩa.

• Khi ghi file từ lần thứ hai trở đi, lệnh Save sẽ ghi dữ liệu được bổ sung hoặc thay đổi của file đó vào đĩa mà không xuất hiện hộp hội thoại Save as.

X.2. Ghi file hiện thời vào đĩa với tên khác

Có thể sao chép file hiện thời trên máy tính thành file khác với nội dung hiện tại bằng cách sau:

1. Mở thực đơn File và chọn lệnh Save As. Xuất hiện hộp hội thoại như hình 3.1. 2. Nếu sao chép thành file mới tại thư mục cũ thì chỉ việc xoá tên file cũ trong hộp

File name và gõ tên mới.

Nếu muốn giữ nguyên tên file cũ nhưng sao tới ổ đĩa hoặc thư mục khác thì chỉ việc chọn lại ổ đĩa hoặc thư mục trong hộp Save in.

Nếu muốn đổi cả tên file và nơi lưu trữ file thì phải làm cả hai việc trên. 3. ấn phím enter hoặc kích nút Save.

Sau bước thứ 3, Excel sẽ ghi nội dung hiện thời trên máy tính vào đĩa vào một file mới với tên file khác hoặc với tên file cũ nhưng đặt ở vị trí khác.

* Muốn lưu tập tin ở dạng phiên bản khác của Excel, mở khung Save as type để chọn.

* Có thể nhấn chuột nút Tools\General Option (mở hộp thoại Save Option) để có thêm những lựa chọn khác.

Always create backup: Luôn lưu lại tệp tin cũ khi sửa đổi. + Read-only recommended: Thuộc tính chỉ được xem + Password to open: Mật khẩu khi mở tệp

+ Password to modify: Mật khi mở sửa.

X.3. Mở một file có đã trên đĩa

Khi muốn mở một file đã được lưu trữ từ đĩa ra màn hình để làm việc tiếp, hãy thực hiện các bước sau:

1. Mở thực đơn File, chọn lệnh Open (hoặc kích nút Open trên Standard toolbar). Xuất hiện hộp hội thoại Open.

2. Trong hộp Save in, chọn ổ đĩa và thư mục lưu trữ file cần mở.

3. Kích đúp vào tên file cần mở. Hoặc kích chọn tên file cần mở và kích vào nút

Open.

Ví dụ: Các bước mở file BD10A.xls được tiến hành theo các bước như hình sau:

Ghi chú:

• Một cách ngầm định, Excel lưu trữ 4 file được mở gần nhất ở cuối thực đơn file. Do đó, để mở một trong 4 file đó chỉ việc kích vào thực đơn File và kích vào tên file cần mở.

• Trong Windows 9x, có thể mở file được sử dụng thường xuyên bằng cách kích vào nút Start, trỏ tiếp vào Documents và kích vào tên file cần mở.

• Tại một thời điểm có thể mở nhiều file của Excel. Có thể xem danh sách các file đang mở ở dưới thực đơn Window. Khi cần kích hoạt file nào, hãy kích vào tên file đó.

X.4. Tạo một file mới

Để tạo một file mới hãy làm như sau:

1. Mở thực đơn File, chọn lệnh New, xuất hiện hộp hội thoại: 2. Chọn Workbook và kích OK. Ghi chú: Có thể dùng nút New trên Standard toolbar.

X.5. Đóng file hiện thời

1. Mở thực đơn File. 2. Kích chọn lệnh Close.

Nếu nội dung file có thay đổi, sẽ xuất hiện thông báo như hình 1.3. Chú ý lựa chọn cách trả lời thích hợp (Yes - nếu muốn lưu những thay đổi, No - nếu không muốn lưu lại những thay đổi).

Câu hỏi và bài tập

2. Tại sao khi gõ số 100000 dưới dạng 100 000 vào một ô của bảng tính và ấn phím Enter thìdữ liệu lại nằm bên trái ô.

3. Tại sao khi gõ ngày 26 tháng 3 năm 1999 dưới dạng 26/3/99 và ấn phím Enter

thì dữ liệu lại nằm bên trái ô.

4. Nhập các dữ liệu vào bảng tính theo mẫu sau. Khi nhập, chú ý sử dụng các kĩ thuật nhập nhanh. Sau khi nhập dữ liệu xong, kiểm tra và điều chỉnh dữ liệu cho thật chính xác. Thoát khỏi Excel, xuất hiện hộp hội thoại hỏi ta có lưu trữ file hiện thời vào đĩa không, hãy kích nút Yes và ghi vào đĩa với tên BD10A.xls.

A B C D E F G 1 Bảng điểm học kì I 2 Môn: Toán 3 Lớp: 10 A 4 5 Hệ số 1 Hệ số 2 Hệ số 3

6 STT Họ và tên Ngày sinh M 15' 1 T HK

7 1 Lê Văn Thanh 6/17/83 7 9 7 8

8 2 Hoàng Quốc Tuấn 5/4/83 8 10 9 9

9 3 Nguyễn Mạnh Hà 9/12/83 5 6 7 6

10 4 Lê Thu Nga 4/24/83 9 7 8 9

11 5 Phạm Hồng Vân 1/12/83 8 9 6 8

12 6 Nguyễn Thu Thuỷ 6/4/83 4 5 4 5

13 7 Hoàng Vân Trang 9/12/83 9 7 10 8

14 8 Vũ Tuấn Hùng 6/20/83 9 8 7 8

15 9 Vũ Thanh Hằng 9/25/83 9 9 8 10

16 10 Lê Hằng Nga 3/15/83 6 7 7 5

5. Nêu chức năng của các lệnh New, Save, Save As, Open, Close Exit trên thực đơn File.

6. Nêu sự giống và khác nhau giữ hai lệnh Save Save As.

7. Mở file vừa ghi, sửa dữ liệu của bài tập số 4 trong bài ở trên và ghi vào đĩa với tên BD10A.xls.

8. Dùng lệnh Save As để sao chép thành file BD10B.xls trong cùng thư mục. Sau đó sửa lại theo mẫu sau và ghi lại vào đĩa.

1 Bảng điểm học kì I

2 Môn: Toán

3 Lớp: 10 B

4

5 Hệ số 1 Hệ số 2 Hệ số 3

6 STT Họ và tên Ngày sinh M 15' 1 T HK

7 1 Nguyễn Vân Anh 6/7/83 6 8 7 7

8 2 Vũ Hoà Bình 6/7/83 4 5 5 4

9 3 Hoàng Mạnh Thắng 7/6/83 8 9 10 9

10 4 Nguyễn Hoàng Hải 8/1/83 7 8 8 8

11 5 Phạm Hồng Vân 7/3/83 9 9 8 9

12 6 Hoàng Thu Trang 6/5/83 9 9 8 10

13 7 Phạm Anh Tuấn 5/18/83 5 7 6 7

14 8 Trần Thanh Hải 5/8/83 9 8 10 10

15 9 Nguyễn Hoàng Hà 6/7/83 9 9 8 10

Bài 3: Các thao tác với

hàng, cột, ô trong một bảng tính XI. Định dạng cột, dòng, ô

XI.1. Thay đổi độ rộng cột

XI.1.1. Dùng chuột

1. Chọn số cột cần điều chỉnh độ rộng.

2. Đặt chuột ở mép phải vùng chọn tại phần tiêu đề cột sao cho biến thành dạng mũi tên hai đầu

3. Rê chuột sang trái hoặc phải để giảm hoặc tăng độ rộng cột. 4. Thả chuột khi ưng ý.

XI.1.2. Dùng thực đơn

1. Chọn số cột cần điều chỉnh độ rộng.

2. Mở thực đơn Format, trỏ vào lệnh Column và kích tiếp vào Width, xuất hiện hộp hội thoại

3. Trong hộp Colummn width, gõ trị số cho độ rộng cột theo các giá trị từ 0 tới 255 (biểu thị cho số kí tự được phép gõ theo độ rộng của ô).

4. Kích OK.

XI.2. Thay đổi độ cao hàng

XI.2.1. Dùng chuột

1. Chọn số hàng cần điều chỉnh độ cao.

2. Đặt chuột ở mép dưới vùng chọn tại phần tiêu đề hàng sao cho biến thành dạng mũi tên hai đầu.

3. Rê chuột xuống dưới hoặc lên trên để giảm hoặc tăng độ cao của hàng. Thả chuột khi ưng ý.

XI.2.2. Dùng thực đơn

1. Chọn số hàng cần điều chỉnh độ cao.

2. Mở thực đơn Format, trỏ vào lệnh Row và kích tiếp vào Height, xuất hiện hộp hội thoại

3. Trong hộp Row height, gõ trị số cho độ cao của hàng theo các giá trị từ 0 tới 409 (biểu thị cho chấm điểm pt được phép gõ theo độ cao của hàng).

4. Kích OK.

Ghi chú:

• Nếu muốn độ rộng cột hoặc độ cao của hàng vừa khít với nội dung dài nhất được chứa trong nó, hãy kích đúp vào mép phải hoặc mép dưới trong các vùng tiêu đề cột hoặc hàng.

XI.3. Nối và tách ô

Nối: Chọn những ô muốn nối, nhắp chuột trên biểu tượng trên thanh công cụ để nối.

Tách: (chỉ tách được những ô đã nối) Chọn ô đã nối, sử dụng Menu Edit\Clear\ Formats.

XII. Cách chọn hàng, cột và ô

XII.1. Chọn hàng

Chọn một hàng: kích chuột vào tiêu đề của hàng đó.

Chọn nhiều hàng liền nhau: kích và rê chuột trongvùng tiêu đề hàng; hoặc kích vào tiêu đề hàng đầu, giữ Shift và kích vào tiêu đề hàng cuối.

Chọn nhiều hàng cách nhau: kích vào một tiêu đề hàng, giữ Ctrl và kích vào các tiêu đề hàng còn lại.

XII.2. Chọn cột

Chọn một cột: kích chuột vào tiêu đề của cột đó.

Chọn nhiều cột liền nhau: kích và rê chuột trong vùng tiêu đề cột; hoặc kích vào tiêu đề cột đầu, giữ Shift và kích vào tiêu đề cột cuối.

Chọn các cột cách nhau: kích vào tiêu đề một cột, giữ Ctrl và kích vào các tiêu đề cột còn lại.

XII.3. Chọn ô

Chọn một ô: kích chuột vào ô cần chọn.

Chọn nhiều ô liền nhau: kích và rê chuột để chọn; hoặc kích vào một ô, giữ

Shift và kích ô đối diện trong vùng ô cần chọn.

Chọn các ô cách nhau: kích chọn một ô, giữ Ctrl và kích vào các ô còn lại.

XIII. Cách chèn hàng, cột và ô

Đôi khi sau khi gõ dữ liệu, ta có nhu cầu chèn thêm hàng, cột hoặc ô để điền thêm dữ liệu. Các thao tác chèn thêm được thực hiện như sau.

XIII.1. Chèn hàng

1. Chọn số hàng cần chèn bằng cách rê chuột tại vùng tiêu đề hàng.

2. Kích nút phải của chuột tại vùng chọn để xuất hiện thực đơn ngắn và chọn lệnh

3. Nếu cần thiết, gõ nội dung vào các hàng trống vừa chèn thêm Ví dụ:

XIII.2. Chèn cột

1. Chọn số cột cần chèn bằng cách rê chuột tại vùng tiêu đề cột.

2. Kích nút phải của chuột tại vùng chọn để xuất hiện thực đơn ngắn và chọn lệnh

Insert (hoặc mở thực đơn Insert và chọn lệnh Columns). 3. Nếu cần thiết, gõ nội dung vào các cột trống vừa chèn thêm Ví dụ:

XIII.3. Chèn ô

1. Chọn số ô cần chèn

Kích nút phải của chuột tại vùng chọn để xuất hiện thực đơn ngắn và chọn lệnh

Insert (hoặc mở thực đơn Insert và chọn lệnh Cells). Xuất hiện hộp hội thoại

2. Chọn một trong các lựa chọn sau:

- Shift Cells Right: chèn và đẩy các ô được chọn sang phải. - Shift Cell Downs: chèn và đẩy các ô được chọn xuống dưới.

- Entire Row: chèn toàn bộ các hàng trống lên phía trên các ô đã chọn. - Entire Colummn: chèn toàn bộ các cột trống vào bên trái các ô đã chọn. 3. Kích vào OK.

4. Nếu cần thiết, gõ nội dung vào các ô trống vừa chèn thêm Ví dụ:

XIV. Huỷ hàng, cột và ô

Khi cần huỷ hàng, cột hoặc ô hãy thực hiện theo các cách sau.

XIV.1. Huỷ hàng

1. Chọn số hàng cần huỷ bằng cách rê chuột tại vùng tiêu đề hàng.

2. Kích nút phải của chuột tại vùng chọn để xuất hiện thực đơn ngắn và chọn lệnh

Delete (hoặc mở thực đơn Edit và chọn lệnh Delete).

XIV.2. Huỷ cột

1. Chọn số cột cần huỷ bằng cách rê chuột tại vùng tiêu đề cột.

2. Kích nút phải của chuột tại vùng chọn để xuất hiện thực đơn ngắn và chọn lệnh

Delete (hoặc mở thực đơn Edit và chọn lệnh Delete). Ví dụ:

XIV.3. Huỷ ô

1. Chọn số ô cần chèn

Kích nút phải của chuột tại vùng chọn để xuất hiện thực đơn ngắn và chọn lệnh

2. Chọn một trong các lựa chọn sau:

- Shift Cells left: huỷ các ô được chọn và đẩy các ô bên phải ô vừa huỷ sang trái. - Shift Cell up: huỷ các ô được chọn và đẩy các ô bên dưới ô được chọn lên trên. - Entire Row: huỷ toàn bộ các hàng chứa các ô đã chọn.

- Entire Column: huỷ toàn bộ các cột chứa các ô đã chọn. 3. Kích vào OK.

Ví dụ:

XV. Các thao tác với các bảng tính trong một sổ tính

XV.1. Kích hoạt một bảng tính

Trong một sổ tính (workbook) có rất nhiều bảng tính (sheet), để kích hoạt một bảng tính, hãy làm như sau:

Cách 1: Kích chuột vào tên bảng tính cần kích hoạt.

Nếu không nhìn thấy tên bảng tính cần thiết, hãy dùng các nút chuyển sau để hiện tên bảng tính cần kích hoạt trongdanh sách các bảng tính và kích vào tên nó.

Nút Tác dụng

chuyển tới tên bảng tính tiếp sau chuyển tới tên bảng tính cuối cùng chuyển tới tên bảng tính ngay trước đó chuyển tới tên bảng tính đầu tiên

Cách 2: kích nút phải chuột tại vùng các nút chuyển nói trên, xuất hiện danh sách các bảng tính. Kích chuột vào tên bảng tính cần kích hoạt. Nếu số bảng tính trên sổ tính nhiều hơn 16 sheet, kích tiếp vào More sheets..., xuất hiện hộp hội thoại

Activate, kích vào tên bảng tính cần thiết và kích nút OK.

XV.2. Đổi tên bảng tính

Tên ngầm định Excel đặt cho các bảng tính là Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3, ... Trong quá trình làm việc thực tế, việc giữ nguyên tên như vậy sẽ dẫn đến khó khăn trong việc phải nhớ bảng tính nào chứa nội dung gì khi chúng ta sử dụng quá nhiều bảng tính. Excel cho phép đổi tên các bảng tính theo các bước sau:

1. Kích nút phải chuột tại tên bảng tính cần đổi, ví dụ kích nút phải tại tên Sheet. Xuất hiện thực đơn ngắn:

2. Kích tiếp vào Rename. Một quầng đen bao quanh tên cũ.

3. Gõ tên mới (ví dụ, HKI-10A, nếu Sheet 1 chứa bảng điểm học kì I của lớp 10A). 4. ấn phím enter.

XV.3. Chèn thêm bảng tính mới

Trong Excel ngầm định có ba bảng tính được mở trong một sổ tính. Chúng ta có thể chèn thêm bảng tính mới khi có nhu cầu theo các bước sau:

1. Kích nút phải tại vị trí cần chèn thêm bảng tính trong danh sách các bảng tính, ví dụ Sheet 3. Xuất hiện thực đơn ngắn.

2. Kích vào Insert..., xuất hiện hộp hội thoại Insert.

3. Kích chọn Worksheet và kích OK. Bảng tính mới sẽ được chèn vào vị trí hiện thời và đẩy bảng tính cũ (trong trường hợp này là Sheet 3) sang bên phải.

XV.4. Xoá bảng tính

Excel còn cho phép xoá các bảng tính. Khi xoá bảng tính, mọi dữ liệu trong nó đều bị xoá sạch. Các bước thực hiện như sau:

1. Kích nút phải chuột tại tên bảng tính cần xoá. Xuất hiện thực đơn ngắn.

2. Kích tiếp vào Delete. Xuất hiện thông báo hỏi ta có thực sự muốn xoá bảng tính hay không?

XV.5. Di chuyển hoặc sao chép một bảng tính

Đôi khi chúng ta có nhu cầu chuyển hai bảng tính xa nhau nằm cạnh nhau hoặc chuyển một bảng tính tới file khác hoặc có nhu cầu sao chép thành hai bảng tính giống hệt nhau.

Để làm điều đó, hãy thực hiện theo các bước sau:

1. Kích nút phải tại tên bảng tính muốn di chuyển hoặc sao chép, xuất hiện thực đơn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH EXCEL-2000 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w