Hệ thống các công trình vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã tân hòa – huyện phú bình – tỉn (Trang 44)

8. Căn cứ pháp lý xây dựng quy hoạch

3.5.5. Hệ thống các công trình vệ sinh môi trường

* Thoát nước thải

- Hệ thống thoát nước được thiết kế xây dựng theo dọc các trục đường giao thông thôn, xóm, trục xã.

- Tận dụng hệ thống ao, hồ, kênh mương làm hệ thống thoát nước. Các hồ ao phải thông nhau, hạn chế ao tù nước đọng.

- Tại khu trung xã nơi tập trung mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan. Nước thải trạm y tế, điểm công nghiệp, điểm tiểu thủ công nghiệp, các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngòi sông, ao hồ, kênh mương.

* Xử lý rác thải:

- Quy hoạch hệ thống xử lý rác thải đảm bảo khoảng cách với khu dân cư 300- 500m, đảm bảo vệ sinh môi trường, trước mắt sử dụng biện pháp chọn rác thải theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ- CP ngày 09/04/2007 tiến tới xử lý rác thải theo tập trung

- Toàn xã dự kiến quy hoạch một điểm thu gom rác tại khu vực núi Tán diện tích 0,7 ha, lấy vào đất trồng rừng sản xuất 0,5 ha và đất lúa nước 0,2 ha.

* Nghĩa trang, nghĩa địa

- Hiện các nghĩa địa nằm rải rác trong xã, một số mộ nằm rải rác ở ruộng nên ảnh hưởng tới việc khai thác đất vào mục đích sản xuất và xây dựng.

- Trong giai đoạn quy hoạch xã dự kiến mở rộng và mở thêm các nghĩa trang nhân dân với diện tích như sau:

+ Mở rộng nghĩa trang nhân dân Kẻ Cốc xóm Ngò diện tích 0,82 ha từ đất trồng cây hàng năm

+ Quy hoạch mới nghĩa trang nhân dân xóm Cà diện tích 1,5 ha từ đất trồng rừng sản xuất.

+ Quy hoạch mới nghĩa trang nhân dân xóm Giàn diện tích 1 ha từ đất trồng rừng sản xuất.

+ Mở rộng nghĩa trang nhân dân vườn Thén xóm Vầu diện tích 0,22 ha từ đất trồng cây hàng năm khác.

* Các biện pháp quy hoạch bảo vệ môi trường

* Bảo vệ nguồn nước – môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

- Có biện pháp khai thác nguồn nước ngầm và bảo vệ nguồn nước mặt như sông suối hợp lý.

* Bảo vệ môi trường đất

- Sử dụng các hóa chất, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý để hạn chế tác động xấu đến môi trường đất.

- Xử lý triệt để chất thải hữu cơ từ sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi không thải trực tiếp ra môi trường đất, tránh làm đất bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật gây bệnh.

- Thu gom, xử lý các chất thải khó phân hủy như: nilon và các hợp chất cao phân tử khó phân hủy khác.

* Bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn

- Tích cực tuyên truyền hướng dẫn cách sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các hóa chất bảo vệ thực vật một cách hợp lý. Từng bước cải tạo các công trình vệ sinh phù hợp với nông thôn để hạn chế và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nông thôn.

- Nước thải sinh hoạt tại các cụm dân cư nông thôn sẽ được xử lý bằng phương pháp vi sinh. Bắt buộc và hướng dẫn người dân sử dụng nhà vệ sinh có bể phốt.

- Trồng cây xanh cách ly các cơ sở sản xuất với các khu dân cư. * Bảo vệ môi trường văn hóa và du lịch sinh thái cảnh quan

- Bảo tồn, lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới.

- Bảo vệ hệ sinh thái khu vực: đây là biện pháp rất thiết thực. Quần thể thực vật này rất có ý nghĩa cho sự duy trì và phát triển của các loài động vật trong khu vực và đặc biệt có ý nghĩa tôn tạo cảnh quan môi trường.

- Giáo dục cộng đồng có ý thức tự nguyện tham gia vào mọi hoạt động xây dựng. Chú ý các vấn đề trọng tâm như:

+ Nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng + Phòng chống, ứng phó sự cố ô nhiễm môi trường

+ Nâng cao năng lực bảo vệ rừng cho người dân địa phương

+ Quản lý tốt việc chăn thả gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. + Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa

Một phần của tài liệu Thuyết minh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã tân hòa – huyện phú bình – tỉn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w