Hàm lượng polysaccharide hòa tan trong nước tổng số

Một phần của tài liệu Luận văn các thông số đánh giá khả năng sinh trưởng của tế bào (Trang 77)

Bảng 3.15 trình bày hàm lượng polysaccharide hòatan trong nước tổng số (% khối lượng khô) trong tế bào nghệ đen tại các thời điểm nuôi cấy khác nhau. Nhìn chung, hàm lượng polysaccharide tăng từ 2 - 10 ngày nuôi cấy và đạt cực đại là 6,55% thấp hơn khoảng 1,4 lần so với củ nghệđen (9,46%) (p<0,05). Hàm lượng polysaccharide của tế bào giảm sau 12 ngày nuôi cấy và giảm rất nhanh chỉđạt khoảng 1,6-2,01% trọng lượng khô sau 16 đến 18 ngày.

Bảng 3.15. Hàm lượng polysaccharide hòa tan trong nước tổng số của tế bào nghệ

đen nuôi cấy trong hệ lên men 10 L

Thời gian nuôi cấy (ngày) Hàm lượng polysaccharide (%)

2 1,73e 4 2,23d 6 3,53cd 8 5,15bc 10 6,55a 12 5,76b 14 4,53c 16 2,01d 18 1,60e MTN 9,46g

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở

p<0,05 (Duncan’s test).

68

Trong những thập kỷ gần đây, các polysaccharide có nguồn từ thực vật đã được chú ý đặc biệt trong lĩnh vực y sinh học bởi chúng có nhiều hoạt tính sinh học tốt trong điều trị bệnh và không có tính độc (Schepetkin và cs 2006). Nuôi cấy tế bào thực vật được xem là nguồn bổ sung có hiệu quả các sản phẩm tự nhiên từ thực vật, bao gồm polysaccharide. Cho đến nay, có hơn 130 loài thực vật đã được sử dụng trong nuôi cấy tế bào để sản xuất các polysaccharide có hoạt tính sinh học (Mahmoudifar và cs 2000). Gunter và cs (2003) đã nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây Silene vulgaris nhằm sản xuất các polysaccharide [50]; Zhang và Zhong (2002) cũng đã dùng hệ lên men CIB (thể tích 30 L) nuôi cấy huyền phù tế bào cây tam thất để thu các chất hợp chất như saponin, polysaccharide với hàm lượng đạt được lần lượt 1,7 và 2,9 g/L [186].

Nhiều nghiên cứu cho thấy, polysaccharide của các loài thuộc chi nghệ như C. longa, C kwangsiensis, C. xanhthorrhiza có các hoạt tính quý: tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế khối u, chống oxi hóa…(Zeng và cs 2002; Yuea và cs 2010). Ở cây nghệ đen, một số nghiên cứu cho thấy, các polysaccharide của nó có khả năng ức chế sinh trưởng của tế bào khối u, ngăn cản đột biến nhiễm sắc thể, kích thích chức năng của đại thực bào [75], [105], [169]. Wang và cs(2004) đã tách chiết của củ nghệđen tự nhiên bằng sắc ký cột và xác định hàm lượng polysaccharide tổng số là 33,12% [169]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì hàm lượng polysaccharide hòa tan trong nước tổng số của tế bào nghệđen nuôi cấy in vitrođạt 6,55% sinh khối khô, sau 10 ngày nuôi cấy là rất có triển vọng trong sản xuất các polysaccharide có hoạt tính sinh học của nghệ đen bằng con đường nuôi cấy tế bào.

Một phần của tài liệu Luận văn các thông số đánh giá khả năng sinh trưởng của tế bào (Trang 77)