Tình hình nghiên cứu nuôi cấy in vitro của cây nghệ đen

Một phần của tài liệu Luận văn các thông số đánh giá khả năng sinh trưởng của tế bào (Trang 45)

Mello và cs (2001b) đã thành công trong tái sinh chồi từ callus nghệ đen trên môi trường lỏng có bổ sung 13,4 mM NAA và 2,2 mM BAP sau 70 ngày nuôi cấy [102]. Miachir và cs (2004) đã nghiên cứu nhân giống in vitro

cây nghệ đen ở từ chồi của thân củ [103]. Bharalee và cs (2005) cũng đã nghiên cứu nhân giống bằng chồi củ của cây nghệ đen, các cây tạo rễ in vitro

có thể đưa ra trồng ngoài đất [21]. Loc và cs (2005) đã thành công trong nhân giống in vitro cây nghệ đen và có hơn 95% cây in vitro hình thành rễ sinh trưởng tốt trong chậu [90]. Anisuzzaman và cs (2008) đã nghiên cứu tạo củ in vitro cây nghệ đen ở Bangladesh. Chồi in vitro khoảng 10-12 tuần tuổi được nuôi cấy trên môi trường MS với nồng độ khác nhau của BA, NAA và các nguồn carbon khác nhau. Củ hình thành tốt nhất trên môi trường có 4,0 mg/L BA và 6% sucrose sau 7-9 tuần nuôi cấy [18]. Stanly và cs (2010) nghiên cứu nhân giống in vitro cây nghệ đen ở Malaysia thông qua nhân nhanh chồi in vitro trên môi trường rắn; nuôi cấy lắc trong bình tam giác và nuôi cấy ngập chìm tạm thời [150].

Ngoài các nghiên cứu nhân giống in vitro, nghiên cứu nuôi cấy callus và huyền phù tế bào cây nghệ đen cũng đã được công bố. Mello và cs (2001a, b) đã tạo callus từ đoạn rễ của cây nghệ đen in vitro trên môi trường MS có 3% sucrose, 13,4 μM NAA và 2,2 μM BAP trong điều kiện tối [101], [102]. Theo Miachir và cs (2004), callus không hình thành từ mô lá và rễ của cây nghệ đen in vitro trên môi trường có 2,4-D. Callus hình thành tốt nhất từđoạn rễ trên môi trường MS bổ sung 1 mg/L NAA và nuôi cấy trong tối [103 ]. Mello và cs (2001a) đã nghiên cứu nuôi cấy huyền phù tế bào cây nghệ đen. Kết quả cho thấy, với 0,5 g tế bào trong bình tam giác 125 ml chứa 10 ml môi trường MS có 3% sucrose, 13,4 μM NAA và 2,2 μM BAP, tốc độ lắc 60 vòng/phút đã thu được khoảng 6 g sinh khối tươi của tế bào sau 35 ngày nuôi cấy. Kết quả cũng cho thấy, sucrose là nguồn carbon thích hợp cho sinh

36

trưởng của tế bào nghệ đen, các nguồn carbon khác như galactose glycerol và sorbitol không có vai trò đáng kể trong kích thích sinh trưởng của tế bào [101]. Miachir và cs (2004) cũng đã thiết lập nuôi cấy huyền phù tế bào cây nghệ trong bình tam giác 250 ml trên máy lắc. Nuôi cấy 1 g tế bào trong 75 ml môi trường MS có bổ sung 1 mg/L NAA đã thu được sinh khối tế bào cao nhất là 8 g sau hơn 20 ngày nuôi cấy ở tốc độ lắc 100 vòng/phút [103].

37

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) thuộc chi nghệ (Curcuma), họ Gừng (Zingiberaceae), bộ Gừng (Zingiberales).

Nguyên liệu nghiên cứu là các tế bào callus được tạo ra từ bẹ lá của cây nghệđen in vitro (Hình 2.1) [90].

Hình 2.1. Cây nghệđen nuôi cấy in vitro

Một phần của tài liệu Luận văn các thông số đánh giá khả năng sinh trưởng của tế bào (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)