0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Phương hướng phát triển chung ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPSX HÀNG THỂ THAO MAXPORT THÁI BÌNH (Trang 53 -53 )

1. Thực tế phát triển của các doanh nghiệp gia công may mặc xuất khẩu của Việt Nam. xuất khẩu của Việt Nam.

Nhận thức được sự biến chuyển nhanh chóng của thị trường, trong vòng hai năm gần đây, rất nhiều các công ty dệt may xuất khẩu, đặt biệt là các công ty có hoạt động gia công xuất khẩu đã xây dựng và từng bước thực hiện những chương trình, giải pháp cụ thể theo hướng tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trước các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Với mục tiêu trên, rất nhiều công ty đã áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000. Số lượng các công ty áp dụng các mô hình quản lý chuyên nghiệp ngày càng tăng, bên cạnh đó là việc ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang và marketing để khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt đồng thời tiến hành đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh trên cơ sở tập trung hoá vào một số mặt hàng có thế mạnh.

Cùng với hoạt động thiết kế, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm giữ vai trò quan trọng bởi vì nó có khả năng làm tăng giá trị sản phẩm nhiều lần. Các công ty đều hướng tới quy hoạch sản phẩm chủ lực và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mình gắn liền với thị trường và sản phẩm. Nhiều thương hiệu đã giành được sự tín nhiệm của khách hàng như: sơ mi của Công ty May 10, Veston của Công ty May Nhà Bè, sản phẩm Cotton của Công ty Dệt Việt Thắng… Để đẩy mạnh

gia công may mặc xuất khẩu, bên cạnh việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, giá cả, đặc điểm về kinh tế, văn hoá xã hội cũng như đưa ra những chính sách tiếp cận, khai thông và phát triển với từng thị trường cụ thể, trước hết là các thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng như: EU, Nhật Bản, thị trường các nước Đông Nam Á, Mỹ, Canada…

Ngoài ra, các công ty cũng đẩy mạnh việc chuyển đổi phương phức sản xuất từ gia công sang mua bán đứt đoạn. Tỷ lệ kinh doanh xuất khẩu trực tiếp trong toàn ngành dệt may tăng lên từ 48% năm 2009 lên 68% trong 3 tháng đầu năm 2011, trong đó có công ty đạt tỷ lệ giá trị xuất khẩu trực tiếp tới 83% tổng doanh thu. Tỷ lệ nội địa hoá trong hàng xuất khẩu cũng được chú trọng nhằm tăng cường sử dụng nguồn nguyên phụ liệu trong nước, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

2. Phương hướng đẩy mạnh gia công may mặc xuất khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam trong thời gian tới.

Trước những thách thức mang tính chất sống còn cho ngành dệt may xuất khẩu nước ta như mức đầu tư giảm sút của 2009, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ giữa năm nay bị áp dụng hạn ngạch thấp, các nước tư bản phát triển, đang phát triển đang dựng thêm những hàng rào kỹ thuật trá hình để cản trở hàng xuất khẩu của ta, đàm phán mở rộng thị trường EU đang bế tắc…thì vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may nói chung và gia công may mặc nói riêng đặt ra cho chúng ta trách nhiệm lớn lao là nhanh chóng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu.

Định hướng chiến lược xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến hết 2011 đạt mức xuất khẩu 11,5 tỷ USD đang đặt ra chúng ta bài toán vô cùng hóc búa, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa thì mới đạt được mục tiêu đề ra.

Về mặt quản lý vĩ mô, một mặt chúng ta cần tích cực và chủ động đàm phán song phương, mặt khác kịp hội nhập Việt Nam vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào thời điểm bãi bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt may để mặt hàng này luôn là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của chiến lược xuất khẩu trong thiên niên kỷ này.

Bên cạnh giải pháp thị trường tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thì các biện pháp khác như đào tạo công nhân kỹ thuật, xúc tiến thương mại, củng cố và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công nghệ như ISO 9000, 9004, 14000 và tiêu chuẩn môi trường lao động SA 8000 đang là những động lực để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng hàng hoá và thu hút đơn đặt hàng nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu sang những thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc đẩy mạnh hợp tác liên doanh với các hãng nước ngoài may hàng xuất khẩu để xuất khẩu trực tiếp sang các nước trên, từ đó học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản, tận dụng triệt để các trang thiết bị máy may hiện đại tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CPSX HÀNG THỂ THAO MAXPORT THÁI BÌNH (Trang 53 -53 )

×