Thực trạng phát triển.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của chi nhánh công ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình (Trang 28)

IV. Thực trạng về gia công may mặc xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

1.Thực trạng phát triển.

Giai đoạn từ 1955- 1980, đây là giai đoạn hình thành các doanh nghiệp nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật nhỏ bé, thô sơ, chủ yếu làm hàng xuất khẩu thủ công. Do vậy mặt hàng trong thời kỳ này hết sức giản đơn như: áo sơ mi, quần áo bảo hộ lao động, giầy vải và da, len mỹ nghệ được xuất sang thị trường các nước trong khối SNG và Liên Xô ( cũ). Phương thức gia công xuất khẩu này là việc bán hàng cho các nước XHCN theo nghị định thư thương mại do Bộ Ngoại Thương ký kết. Bạn hàng không có nghĩa vụ cung cấp nguyên phụ liệu để sản xuất những mặt hàng đó.

Giai đoạn từ 1981- 1990, Việt Nam chính thức làm hàng gia công xuất khẩu, bạn hàng có nghĩa vụ cung cấp nguyên phụ liêuh tương ứng với số lượng đặt hàng. Cùng với việc đổi mới phương thức gia công, là việc đổi mới trang thiết bị, quy trình công nghệ trong sản xuất, lắp ráp thêm nhiều máy chuyên dụng. Giai đoạn này bạn hàng lớn nhất của Việt Nam vẫn là Liên Xô (cũ), khối SNG đồng thời cũng có thêm một số bạn hàng mới đặt gia công như Pháp, Thuỵ Điển.

Đầu thập kỷ 90 do sự biến động về kinh tế, chính trị của Nhà nước Liên Xô (cũ) và các nước XHCN, Đông Âu bị sụp đổ kéo theo đó là sự xoá bỏ, ngừng ký kết các nghị định thư về hợp tác sản xuất hàng gia công

may mặc. Đây là thời kỳ khó khăn đối với nước ta, hoạt động sản xuất gia công may mặc xuất khẩu suy giảm. Nhưng do có sự chuyển hướng sản xuất kinh doanh sang các thị trường khác và đổi mới về trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ kỹ thuật năng động, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao được đào tạo chính quy nên đã đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng hàng gia công may mặc xuất khẩu cho các nước.

Việc nước ta chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, ký kết hiệp định khung hợp tác với EU và bình thường hoá quan hệ với Mỹ đã có tác động thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động gia công xuất khẩu phát triển mạnh mẽ, tạo đà phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. Từ đó đến nay ngành gia công may mặc xuất khẩu của Việt Nam đã có thời gian thử thách và thực sự trưởng thành lên rất nhiều với những công ty hàng đầu như: Công ty may Việt Tiến, Công ty may Thăng Long, Công ty may 10.. và điển hình hiện nay là công ty may Maxport.

Ngoài ra, thông qua các cuộc tiếp xúc, ký kết hợp đồng mua bán, tiến hành hội thảo với khách hàng về những vấn đề của sản phẩm, từ đó có thể khẳng định hàng may mặc Việt Nam đã đạt được những bước tiến tốt đẹp. Cụ thể, năm 2008 ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 tỷ USD, trong đó, gia công xuất khẩu chiếm trên 50% tổng kim ngạch. Năm 2009, mặc dầu đây là một năm đầy khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vẫn đạt trên 8,5 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của chi nhánh công ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình (Trang 28)