Hoạt động gia công may mặc xuất khẩu của chi nhánh công ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của chi nhánh công ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình (Trang 40)

ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình.

1. Đặc điểm thị trường.

Từ nhiều năm nay trong lĩnh vực gia công, công ty may xuất khẩu Maxport được biết đến là một công ty làm ăn có kinh nghiệm cao và có mối quan hệ với nhiều khách hàng trên thế giới. Công ty đã xuất khẩu được nhiều mặt hàng vào các thị trường chính như: EU, Mỹ, Nhật Bản… Tuy nhiên xâm nhập vào mỗi thị trường khác nhau đòi hỏi công ty phải có những đáp ứng phù hợp với từng thị trường đó.

EU vốn được coi là cái nôi của ngành may mặc thế giới, chi tiêu cho may mặc của khu vực thị trường này khá lớn: 6-10% tiêu dùng cá nhân và là ku vực có nhu cầu lớn hàng năm về quần áo may sẵn, với khối lượng nhập khẩu hàng chỉ đứng sau Mỹ song hai năm gần đây nhập khẩu may mặc vào trị trường này có xu thế sụt giảm.

Đối với công ty may xuất khẩu Maxport thì thị trường EU vốn là thị trường truyền thống chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là thị trường xuất khẩu theo phương thức gia công thuần tuý, khách hàng gửi nguyên phụ liệu từ một nước thứ ba, thuê công ty gia công may, sau đó xuất ngược trở lại EU.

Các đơn đặt hàng từ phía đối tác nhằm xuất sang thị trường EU thường là những đơn đặt hàng lớn, mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho công ty. Tuy nhiên đây lại là một thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng, kiểu dáng rất cầu kỳ, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, do đó để tiếp tục duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này, công ty cần có nhiều cố gắng tăng cường hoạt động tự cung tự cấp nguyên liệu trong quá trình sản xuất, cải tiến máy móc kỹ thuật, xúc tiến quan hệ nhiều mặt với đối tác EU.

* Thị trường Mỹ

Mỹ là nước nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới và là thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Mức tăng trưởng cao của dệt may Việt Nam thời gian qua với trên 20 mã hàng vượt quá 1% tổng thị phần nhập khẩu khiến Mỹ đưa ra yêu cầu xúc tiến đàm phán và hiện đã ký Hiệp định dệt may với Việt Nam và đã hạn chế bằng quota từ 25-04-2003. Đây là một yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng. Rất nhiều các đơn đặt hàng cho công ty xuất khẩu đi Mỹ nhưng đứng trước hoàn cảnh hiện tại, công ty đã phải chuyển sang cho

Trong thời gian tới việc gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn do vấn đề hạn ngạch đòi hỏi công ty phải linh hoạt tìm kiếm các đối tác ở những thị trường mới.

* Các thị trường khác + Nhật Bản

Công ty đã có những bạn hàng lớn tại đây nhưng những đơn đặt hàng từ phía Nhật thường không đều và chủ yếu là hàng quần áo trẻ em vốn không phải là mặt hàng truyền thống của công ty. Tại đây, hàng dệt may Trung Quốc hiện đang tràn ngập thị trường. Trung Quốc chiếm gần 90% tổng trị giá hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 3-5%.

Để cạnh tranh với hàng Trung Quốc giành lại một phần thị trường Nhật Bản, không chỉ công ty mà các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu cần phải cố gắng rất nhiều đặc biệt là khâu quản lý chất lượng bởi tại thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm là rất cao, bên cạnh đó là các yêu cầu về mẫu mã kiểu dáng phải phù hợp với các phong tục tập quán của đất nước và con người cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ trước khi xâm nhập vào thị trường này.

+ Australia

Công ty chưa khai thác được hết tiềm năng về sản phẩm may mặc tại đây, mặc dù mặt hàng quần âu là mặt hàng được tiêu dùng phổ biến và trước đây công ty đã từng thực hiện một số đơn đặt hàng về sản phẩm này và đã được bạn hàng đánh giá rất cao.

+ Châu Á

Là thị trường lớn với GDP đạt trên 580 triệu và dân số là hơn 460 triệu người. Đối với công ty thì đây là một thị trường đầy tiềm năng có thể phát triển mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Tại một số triển lãm về sản phẩm dệt may của các nước trong khu vực, công ty cũng đã trưng bày

giới thiệu sản phẩm may của công ty mình và cũng đã nhận được lời mời của một số khách hàng từ Singapore, Indonexia…

2. Đặc điểm về cơ cấu sản phẩm gia công may mặc xuất khẩu.

Trước đây, mẫu mã các sản phẩm gia công may mặc xuất khẩu thường do các bên đối tác đưa ra nên phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Đối với các bạn hàng truyền thống thì các mặt hàng đặt gia công cũng thường là những mặt hàng quen thuộc với công ty như: áo jacket, áo sơ mi và quần âu…Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì việc có nhiều mẫu mã sản phẩm cũng sẽ đồng nghĩa với việc thu hút được nhiều khách hàng hơn và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng được đánh giá cao hơn.

Chính vì lý do trên nên ngoài các sản phẩm truyền thống, công ty cũng đã tìm hiểu thiết kế thêm các mặt hàng khác nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng trên thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các mặt hàng mới như quần áo trẻ em, bít tất…đã không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Có rất nhiều lý do khiến mặt hàng này vẫn chưa thể phát triển mạnh trong đó có một lý do quan trọng là các dây chuyền sản xuất của công ty đã cũ, công nhân thì quen với việc sản xuất các sản phẩm đơn giản trong khi sản phẩm mới đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao, cầu kỳ trong khâu thiết kế cũng như trong sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh, công ty cần quan tâm đến việc đa dạng hoá cơ cấu các mặt hàng để có thể cạnh tranh, thu hút thêm khách hàng với những sản phẩm mới đồng thời tìm ra mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung mặt hàng gia công chủ yếu của công ty vẫn là áo jacket và áo sơ mi. Ba tháng đầu năm 2011, công ty gia công xuất hàng áo jacket đạt 36,5% và áo sơ mi đạt 33,5% trong tổng số mặt hàng gia công xuất khẩu, 9 tháng cuối năm 2011 công ty dự kiến gia công xuất khẩu hai mặt hàng trên đạt 64%.

Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu mặt hàng gia công xuất khẩu của công ty là hiệu quả kinh tế mà từng mặt hàng này mang lại bởi trong thực tế, mặt hàng áo jacket xuất khẩu của công ty tuy có doanh thu cao nhất nhưng lợi nhuận mà mặt hàng mang lại không thực sự cao. Vì thế, ngoài việc chú ý đến những mặt hàng có doanh thu xuất khẩu cao công ty cũng cần quan tâm phát triển các mặt hàng có doanh thu thấp nhưng lợi ích kinh tế cao hơn các mặt hàng khác.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của chi nhánh công ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w