Các phương thức sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của chi nhánh công ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình (Trang 38)

Cũng như các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu khác của Việt Nam, do điều kiện còn hạn chế về kỹ thuật và vốn nên hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty CPSX Maxport là làm hàng gia công may mặc xuất khẩu. Công ty đã đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu. Trực tiếp thông qua việc cử cán bộ xuống tận cơ sở sản xuất, phối hợp chặt chẽ với địa phương để đôn đốc sản xuất, thực hiện các đơn đặt hàng. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc kiểm tra thu nhận, đảm bảo giao hàng

đúng thời hạn. Do đó sản lượng xuất khẩu trực tiếp của công ty đã tăng lên, tỷ trọng các phương thức xuất khẩu đã có sự thay đổi đáng kể.

1. Gia công xuất khẩu.

Có thể nhận thấy gia công xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh mà công ty có khả năng đảm nhiệm và có thể đem lại nhiều lợi ích. Công ty quyết định tiến hành nhận may gia công. Với hình thức này công ty là người trực tiếp ký kết các hợp đồng gia công với phía nước ngoài.

Thực hiện may gia công xuất khẩu, công ty không phải lo nhiều về vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, thị trường…Do đó, phương thức gia công xuất khẩu là một biện pháp quan trọng để giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho nhiều cán bộ công nhân viên của công ty. Nó cũng tạo điều kiện phát triển ngành hàng may mặc của công ty, tạo cho công ty cơ hội xâm nhập vào thị trường các nước phát triển, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, công ty cũng phải chịu nhiều rủi ro, chịu mọi trách nhiệm về chất lượng và giá cả, sản lượng và thời gian giao hàng. Như mọi công ty làm hàng gia công khác, công ty luôn ở trong thế bị động, có được phía nước ngoài thuê hay không và thường phải chấp nhận sản xuất theo các yêu cầu về kỹ thuật và mẫu mã mà phía đối tác đưa ra, hơn nữa công việc sản xuất lại phụ thuộc vào thời gian của hợp đồng gia công.

Tuy có những hạn chế nhưng gia công xuất khẩu là một hoạt động tương đối ổn định và là một hình thức kinh doanh cần được tiếp tục duy trì. Vấn đề đặt ra là qua gia công xuất khẩu công ty cần hết sức tận dụng vốn nước ngoài, tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của bạn hàng trong lĩnh vực ngành nghề. Đây cũng là một lý do quan trọng để công ty đạt được mục đích chính là đẩy mạnh khả năng phát triển hình thức thứ hai.

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó công ty phải tự mình khai thác nguồn hàng, tìm thị trường xuất khẩu và chịu mọi rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Xuất khẩu trực tiếp có nhiều ưu điểm như tạo thế chủ động cho công ty trong kinh doanh, khả năng xâm nhập thị trường nhanh, lợi ích kinh tế mà hoạt động này mang lại cũng cao hơn các hoạt động khác. Trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động này đã tăng lên đáng kể do công ty đã có được một số bạn hàng mới từ các nước Châu Á như Hồng Kông và Singapore…

Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, công ty buộc phải đương đầu với nhiều vấn đề về vốn, sản phẩm, thị trường…nhất là trong điều kiện mới bước vào thị trường may mặc, vốn sản xuất còn hạn chế, am hiểu thị trường thế giới chưa đầy đủ, uy tín, nhãn hiệu của công ty còn mờ nhạt so với các công ty khác trong cùng ngành. Bên cạnh đó các nguồn nguyên liệu trong nước như sản phẩm tơ sợi chất lượng không đồng đều, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới. Do đó để sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng xâm nhập thị trường thế giới một cách nhanh chóng vẫn còn là một thách thức của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu của chi nhánh công ty CPSX hàng thể thao Maxport Thái Bình (Trang 38)