BAN KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu đề án hành vi tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn việt hương (Trang 37)

III. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC PGĐ. KĨ THUẬT PGĐ. KẾ HOẠCH P. KỸ THUẬT- CHẤT LƯỢNG P.KINH TẾ - KẾ HOẠCH P.TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

Giám đốc:là người đứng đầu công ty, có quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm hoàn toàn với cơ quan chủ quản về toàn bộ hoạt động của công ty trên cơ sở chính sách pháp luật Nhà nước và điều lệ của Tổng công ty xây dưng công trình giao thông 5. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc công ty.

PGĐ kế hoạch: là người lập ra kế hoạch kinh doanh của công ty qua từng thời kỳ. Kết hợp với các phòng ban khác để lập ra dự án cho các công trình. Soạn thảo các hợp đồng kinh tế cho Giám đốc duyệt. Đồng thời chỉ đạo P. Kinh tế- Kế hoạch thanh lý các hợp đồng đã thực hiện đối với các đối tác kinh tế.

PGĐ Kỹ thuật: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc ra quyết định xử lý vấn đề kỹ thuật nãy sinh trong quá trình thi công, có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, nghiệm thu công trình, lên kế hoạch mua sắm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, hướng dẫn các phòng ban áp dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật và tiếp thu công nghệ mới.

Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc của công ty trong việc điều hành mọi hoạt động của công ty, thực hiện công tác tổ chức, quản lý người lao động, và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý công tác hành chính, quản trị, văn thư lưu trữ của công ty.

Phòng kinh tế - kế hoạch: có chưc năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty công tác kinh tế kế hoạch, quản lý đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư và công tác phát triển thị trường, quản lý thương hiệu.

Phòng kỹ thuật – chất lượng: là cơ quan tham mưu giúp Giám đốc công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ nghiên cứu chất lượng công trình, quản lý chất lượng công trình, tư vấn đấu thầu.

Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, nguồn vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thưc hiện các kế hoạch tài chính đã xây dựng, đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn áp dụng việc

hạch toán kế toán, tổ chức kiểm tra việc hạch toán kế toán theo đúng Chế độ kế toán Nhà nước ban hành.

Phòng thiết bị vật tư: thực hiện công tác quản lý đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư cung ứng trực tiếp cho các công trình theo hợp đồng của công ty.

Cùng với đó là các chi nhánh, xí nghiệp cùng đội ngũ thi công công trình của công ty ở các địa bàn khác nhau thuậ tiện cho việc ký kết hợp dồng ngoài địa bạn thành phố. • Loại sơ đồ tổ chức :

- Liên hợp thông tin dọc trong công ty: Dòng thông tin trong tổ chức được truyền theo chiều dọc đó chính là dòng thông tin từ tổng giám đốc đến các ban chức năng. Sau đó dòng thông tin này sẽ được truyền đạt đến các bộ phận trong các phòng và cuối cùng là đến các nhân viên trong công ty.

- Bên cạnh liên hợp dọc còn có sự liên hợp thông tin ngang: giữa các ban trong công ty với nhau có sự liên kết chặt chẽ. Hệ thống liên hợp thông tin theo chiều ngang đề cập tới số lượng liên lạc và hợp tác giữa các ban ở cùng một cấp.

IV. PHÒNG NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY

Công ty cổ phần Xây dựng công trình 512 hiện chưa có phòng nhân sự, bộ phận nhân sự được gộp vào P. Tổ chức hành chính của công ty. Công ty chưa có phòng nhân sự vì số lượng nhân viên hành chính cũng như các quản lý không nhiều, việc quản lý các công nhân không cần thiết phải dùng đến bộ phận nhân sự, do không đủ kinh phí.

Bộ phận chịu trách nhiệm:cùng với chức năng của P.Tổ chức hành chính, bộ phận nhân sự của phòng chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên trong công ty, quản lý số lượng công nhân làm việc thông qua các quản lý ở tùng công trình nhất định, tổ chức khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ lợi ích cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY

Phân tích công việc:

Quản lý dự án

+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của dự án, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công việc được phân công.

+ Tham mưu Giám đốc Công ty lựa chọn phương án tổ chức điều hành dự án, thực hiện dự án: thiết kế, thi công...

quy định hiện hành của nhà nước.

+ Giao việc, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của dự án.

+ Thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để trình Giám đốc phê duyệt hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu phục vụ cho việc triển khai dự án theo các quy định hiện hành.

+ Kiểm soát các hoạt động của Nhà thầu về tiến độ, chi phí, chất lượng và việc tuân thủ thực hiện các điều khoản hợp đồng của Nhà thầu.

+ Tổ chức việc kiểm tra, rà soát và báo cáo Giám đốc phê duyệt hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán, hồ sơ chất lượng, hoàn công ... của Công trình, hạng mục công trình trong quá trình thi công của các nhà thầu.

+ Tổng hợp, đánh giá làm cơ sở để tham mưu cho Giám đốc giải quyết các vướng mắc, phát sinh có liên quan làm ảnh hưởng chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của dự án.

+ Xây dựng quy trình, áp dụng duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại Công ty;

+ Đại đại diện lãnh đạo ISO 9001: 2008 tại Công ty;

+ Tổng hợp báo cáo định kỳ theo yêu cầu của Tổng giám đốc và đánh giá kết quả thực hiện dự án.

+ Thực hiện các công việc được ủy quyền khi Giám đốc vắng mặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý kho vật liệu :

Phân tích công việc :

+ Quản lý nhân viên trong phòng vật liệu xây dựng, xem xét, đánh giá kết quả nhân viên.

+ Lập bảng kế hoạch số liệu nguyên vật liệu trong kho định kỳ gửi cho Giám đốc. + Kiểm soát, báo cáo chi tiết số lướng xuất nhập kho định kỳ.

+ Hoàn thành các công việc giám đốc giao.

Công tác đào tạo :

Chiến lược đào tạo nhấn mạnh, phải đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên

kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức. Phát triển nguồn nhân lực vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài theo tiến trình phát triển của tri thức nhân loại, phải tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai chương trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Lấy nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo làm trục xoay chính, kết hợp với mở rộng quy mô hợp lý. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính; thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Ngoài ra các chế độ chính sách của công ty đối với nhân viên được thực hiện một các chặt chẻ và đúng theo những quy định của Luật lao động.

Một phần của tài liệu đề án hành vi tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn việt hương (Trang 37)