Hiệu ứng lạ hóa trong diễn ngôn của tác giả (remark lời chú)

Một phần của tài liệu Hiệu ứng Lạ hoá trong kịch Bertolt Brecht (Trang 79)

Lời chú (tiếng Anh: remark – “nhận xét", “lưu ý") là một thuật ngữ của kịch. Nội dung chính của lời chú là nói về địa điểm và thời gian của hành động , cũng như hành đô ̣ng trên sân khấu và trạng thái tâm lý của nhân vật . Cũng có thể coi lời chú là sự bình luâ ̣n trực tiếp của tác giả , mang mô ̣t nghĩa phái sinh làm thay đổi hình dung về câu chuyê ̣n. Lời chú có những chức năng chủ yếu là bình luận, thông báo hoàn cảnh, giải thích ý nghĩa, chỉ ra địa điểm hành động và thời gian hành động; tiết lô ̣ tra ̣ng thái tâm lý ; biểu thi ̣ tính chất đồng thời của sự kiê ̣n , hành động.

Trong thực tiễn sân khấu đã hình thành cách ứng xử nư ớc đôi đối với lời chú. Có khi lời chú được dùng chỉ để thực hiê ̣n đầy đủ những chỉ dẫn của tác giả, có khi bị xem nhe, coi là không nhất thiết phải sử du ̣ng . Sự phát triển của

lời chú trong ki ̣ch phản ánh sự phát triển của ki ̣ch và các hình thức dàn dựng . Ở

lời chú chúng ta thấy được kết quả của sự tương tác giữa nhà viết kịch và sân khấu.

Hê ̣ thống lời chú trong ki ̣ch gồm: Đi ̣nh tính (mặc áo khoác, đi ủng); Cử đô ̣ng của cơ thể: trong sinh hoa ̣t (buộc tạp dề), xác định tính cách (mắt lấm lét), hành đô ̣ng biểu cảm (kéo tay); Cử chỉ -cảm xúc (khóc, cười); Âm điệu của lời nói (mừng rỡ, khó chịu); Nhịp điệu của hành động (ngập ngừng, lính quýnh); Phân vai/cảnh; Sự im lă ̣ng ; Sự ra vào của nhân vâ ̣t ; Thời gian hành đô ̣ng; Đi ̣a điểm hành động; Những chỉ dấu ta ̣m ngưng (liên quan đến diễn viên và đa ̣o diễn): nói lửng, dấu ba chấm trong lời thoa ̣i, …

Lời chú thuô ̣c về diễn ngôn của tác giả. Hình thức lời chú rất đa dạng. Ở đây chúng tôi đề cập đến 2 hình thức lời chú thường được B .Brecht sử du ̣ng trong kịch của ông là những bài hát được đưa vào nội dung của vở kịch và những chỉ dẫn cho viê ̣c bài trí sân khấu.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng Lạ hoá trong kịch Bertolt Brecht (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)