Hiệu ứng lạ hóa trong diễn ngôn của nhân vật

Một phần của tài liệu Hiệu ứng Lạ hoá trong kịch Bertolt Brecht (Trang 68)

Để tạo được hiệu ứng “lạ hóa” cho tác phẩm của mình, Bertolt Brecht đã có nhiều đổi mới trong cách tạo lập diễn ngôn. Chúng ta thấy trong kịch truyền thống, người xem bị “thôi miên” trong dòng cao trào cảm xúc mà vở kịch mang lại. Để dẫn đến hiệu ứng ấy, nhà biên kịch cổ điển thường đẩy các cuộc đối thoại lên đến cao trào và xoáy sâu vào một chủ đề, một tình huống kịch với một xung đột kịch căng thẳng. Brecht không đi lại lối mòn ấy. Ông đã tạo ra nhiều cuộc đối thoại mang tính xung đột với nhiều tuyến nhân vật. Nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở tính chất xung đột mang hình thức tranh luận chứ không đẩy đến các tranh luận mang tính đối kháng. Đa phần các cuộc đối thoại đều chứa nhiều đề

tài và các xung đột mang tính chất trí tuệ liên tục kích thích tư duy người xem chứ không chỉ tác động đơn thuần vào mặt tình cảm của khán giả. Do vậy, kịch của Bertolt Brecht dù không lấy sự rung động trái tim làm đích đến nhưng lại thức tỉnh mạnh mẽ nhận thức người xem mà bằng cách đó tạo được lực hấp dẫn riêng.

Chúng tôi xin lấy vở kịch “Mẹ Can Đảm và bầy con” làm trườ ng hợp khảo sát các cuộc đối thoại và mức độ xung đột cùng chủ đề đối thoại.

Cảnh Các cuộc đối thoại của nhân vật Chủ đề chính của đối thoại Mức độ kịch tính và xung đột của đối thoại

1 Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm với tay mộ lính, viên cai và đứa con đầu

Xoay quanh việc đi lính

Được đẩy lên căng thẳng với sự đi lính của người con trai thứ 2. Nhưng sau khi nghe Viên cai nói: “Đời là thế đấy. Bà mẹ chỉ muốn lợi dụng chiến trành mà bà mẹ lại chẳng muốn sảy vảy tí nào, hả?” thì phản ứng của Mẹ Can Đảm là im lặng, không phản ứng, rồi với sang hành động khác: “Catorin, kéo xe với anh đi”.

2 Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và đầu bếp

Mua và bán con gà sống thiến

Mâu thuẫn giữa Mẹ Can Đảm muốn bán đất và tay đầu bếp muốn mua rẻ được thể hiện qua các lần trao đổi cò kè nhưng không căng thẳng.

3 -Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và nhân viên quân nhu -Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và Yvet -Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và đầu bếp

-Đối thoại Mẹ Can Đảm và

Schweizerkas -Đối thoại Mẹ Can Đảm và Yvette -Việc mua bán -Về tình yêu của Yvette -Về việc cho Yvette tiền -Về cái két tiền -Về việc chạy đút lót để Scheweizerkas được tha bổng

-Không kiểu tranh luận, mặc cả

-Không tranh luận

-Không tranh luận, chỉ thảo luận

-Mang tính khuyên bảo

-Đối thoại kịch tính với các lời mặc cả tính toán của Mẹ Can Đảm với Yvet để giữ lại chiếc xe. Đối thoại thể hiện xung đột căng thẳng giữa lòng thương con và thói hám tiền của Mẹ Can Đảm nhưng không đến đỉnh điểm khi đối thoại bị thoái trào bởi sự im lặng và chấp nhận của Mẹ Can Đảm.

4 Mẹ Can Đảm và anh lính trẻ cùng viên đại tá

Việc kiện cáo đòi bồi thường

Sự căng thẳng trong không khí đối thoại ban đầu dần thoái trào bằng việc thôi không kiện cáo nữa.

thoại với Tuyên úy mi băng vết thương

muốn lấy áo bang vết thương và Mẹ Can Đảm tiếc chiếc áo. Mối xung đột này được giải quyết bằng hành động Tuyên úy cố tình lấy áo.

6 -Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và Tuyên úy

-Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và Catorin

-Về việc để Catorin đi mua hàng

-Về vết thương của Catorin

-Đối thoại bình thường

-Đối thoại với không khí bình thường dù hoàn cảnh rất trớ trêu khi Katrin bị thương và có nguy cơ không lấy được chồng. Đối thoại này bộc lộ mâu thuẫn giữa lòng thương con và thói hám lời của Mẹ Can Đảm

7 Không đối thoại, chỉ có lời hát

Hát về chiến tranh: ca ngợi chiến tranh đem lại sự thuận lợi cho việc buôn bán

8 -Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và Tuyên úy

-Về hòa bình -Sự tranh luận căng thẳng thể hiện mâu thuẫn giữa Mẹ Can Đảm và hòa bình

-Đối thoại giữa Yvet với tên lính và đầu bếp

-Đối thoại giữa Mẹ Can Đảm và Đầu bếp

-Về việc Ailip bị bắt

-Mang tính chất thông báo dù đó là sự kiện quan trọng

-Mang tính chất thông báo dù đây là sự kiện về cái chết của Ailip nhưng khi người đầu bếp đang định chia sẻ thì Mẹ Can Đảm lại gạt đi: “Bác sẽ kể cho tôi nghe sau nhé. Ta đi nhanh thôi”. Như vậy là kịch tính ở đây đã không xuất hiện bởi sự bận rộn buôn hàng và chấm dứt đối thoại của Mẹ Can Đảm.

9 Cuộc đối thoại của Mẹ Can Đảm, Catorin cùng đầu bếp

Về việc đi xin súp ăn.

Mang tính thảo luận không kịch tính dù đã có tình huống kịch tính khi Catorin định bỏ đi

10 Bài hát từ một nhà người dân

11 -Đối thoại giữa những người nông phu và binh lính -Đối thoại giữa nông phu và Catorin -Về việc chỉ đường -Về việc đánh trống

Cả hai cuộc đối thoại này đều là lời trao đổi bình thường trong cảnh K bị chết

Can Đảm và nông phu

Catorin nhưng không đẩy đến cao trào cực độ bằng sự chấp nhận và hành động tiếp tục lên đường cùng tiếng hát của Mẹ Can Đảm

Như vậy có thể thấy, các cuộc đối thoại ở các cảnh khác nhau có thể có tính chất xung đột ở mức độ khác nhau. Dù vậy, chưa bao giờ lời của nhân vật bị đẩy đến cao trào nào của cảm xúc dẫn đến mâu thuẫn kịch, ngược lại, cuộc đối thoại thường được giải quyết bằng cách thoái trào xung đột hoặc bằng sự chấp nhận của nhân vật. Diễn ngôn được tạo dựng có hiệu quả cao trong việc thể hiện các chủ đề tư tưởng ẩn sâu trong đối thoại chứ không nhằm khơi gợi sự xúc động của người xem. Cùng với đó, chúng ta thấy các đoạn đối thoại bị gián cách khi trong một cảnh thể hiện rất nhiều đề tài, do vậy kịch tính cũng bị giảm đi đáng kể.

Ở ngôn ngữ kịch của Brecht, tác giả đã “lạ hóa” bằng cách liên tục tạo ra một thứ ngôn ngữ nước đôi thể hiện tính chất lưỡng phân của nhân vật. Nhân vật không thuần nhất trong tính cách nhưng lại được định hình một cách có hệ thống và ổn định. Chúng ta thấy rất rõ điều đó trong các nhân vật như Mẹ Can Đảm, Azdac, Anna hay Shen-Te. Ở “Mẹ Can Đảm và Bầy Con”, ngay trong đoạn đối thoại đầu tiên, Brecht đã xây dựng một hình ảnh bà mẹ tràn đầy tình yêu thương với các con. Bà đã đối đáp bằng một ngôn ngữ vô cùng sắc bén để bênh vực các con, che chở cho các con khỏi phải đi lính. Nhưng bên cạnh đoạn đối thoại đó là đoạn đối thoại của bà mẹ với tên tuyên úy mà ở đấy bộc lộ một ngôn ngữ cò kè của kẻ buôn; và cũng chính trong lần mặc cả cò kè ấy, con trai cả của bà đã bị lừa đi lính. Có hai con người trong Mẹ Can Đảm: một người mẹ thương yêu con và một con buôn thực sự. Ngôn ngữ đối lập này được thể hiện rất rõ ở cảnh 3, cảnh 6 và cảnh 11. Những lời nói về hòa bình và chiến tranh của

Mẹ Can Đảm cũng mâu thuẫn tương tự như vậy. Chiến tranh đã cám dỗ Mẹ Can Đảm, nó mê hoặc bà một cách ghê gớm. Theo thống kê, chúng tôi nhận thấy có đến hơn năm lần bà mẹ trực tiếp ca ngợi chiến tranh.

Ấy chiến tranh thế mà tươi lệ….rồi tôi sẽ phát tài (Cảnh 3)

Nếu chiến tranh chẳng đem lại lợi lộc gì thì những người hèn mọn như tôi đã chẳng chiến tranh làm gì

Chiến tranh còn kéo dài ít lâu nữa, thế nào ta cũng sẽ kiếm chác thêm được ít tiền nữa, thêm được bao nhiêu thì hòa bình càng đẹp bấy nhiêu (Cảnh 6)

Chiến tranh là thế đấy, thật là một cái cần câu cơm quý giá

Dầu sao, chiến tranh vẫn nuôi nấng người của nó tốt hơn…chiến tranh dành cho việc mua bán (Cảnh 5)

Và nhiều lần bà chỉ trích hòa bình: Hòa bình như cái giẻ rách vứt đi. Bà căm ghét hòa bình và thậm chí chửi rủa hòa bình vì hòa bình đồng nghĩa với xe hàng của bà mất giá, bà sẽ không còn làm ăn phát đạt được nữa. Nhưng bên cạnh đó, lại không ít lần bà nguyền rủa chiến tranh: Cuộc chiến tranh khốn kiếp

vì nó đã cướp đi tiếng nói và nhan sắc của đứa con gái duy nhất của bà.

Trong đoạn đối thoại của Mẹ Can Đảm và Tuyên úy để lo chạy chọt cho đứa con trai thứ hai là Schweizerkas sau khi đứa con bị bắt vì kẹt tiền, người đọc tưởng như bà mẹ đã chấp nhận cả việc bán chiếc xe để lấy hai trăm với những lời tha thiết:

Cô đã hứa với tôi là sẽ nói với ông đội vụ thằng Scheweizerkas nhà tôi, vậy không thể phí một phút nào được, tôi nghe nói trong một giờ nữa nó phải ra tòa án binh

Nhưng sau đó, khi nghe tin chiếc két sắt đã bị ném xuống sông, Mẹ Can Đảm lại thay đổi hẳn:

Tôi kẹt tiền à? Thế thì tôi kiếm lại số tiền hai trăm bằng cách nào đây?...Tôi đâu ngờ lại ra nông nỗi. Cô không phải hối, rồi cô sẽ được chiếc xe thôi, coi như bán rồi, tôi làm như nó mười bảy năm cũng đủ rồi. Tôi chỉ muốn suy nghĩ một chút thôi mà, tin này thình lình quá, số tiền hai trăm tôi không trả nổi, lẽ ra cô nên thương lượng mới phải. Tôi cũng phải thủ chút tiền trong tay chứ, kẻo rồi ai cũng lấn lướt tôi được. Hãy đi bảo họ rằng, tôi trả một trăm hai chục Gulden, bằng không coi như bỏ, thế là tôi đã mất cái xe rồi đấy.

Đoạn đối thoại được xây dựng với ba nhân vật chính trong một tình huống đầy kịch tính là cái chết của đứa con trai thứ hai. Nhưng ở đây diễn ngôn được tạo dựng với một sự tỉnh táo tưởng như lạnh lùng của nhà văn. Không có độc thoại với những trạng thái mà người xem theo logic đời thường nghĩ tới. Bà mẹ không giằng xé, không đau đớn đến vật vã trong khi Wette đã mặt “tái mét” trước cái chết của Schweizerkas và thậm chí đã nói: Thế là chuyện trả giá của bà đã có kết quả rồi đấy: cậu ấy lĩnh mười một viên đạn, thế thôi, còn bà giữ được cái xe. Lời nói trên có thể hiểu như một sự kết tội đối với người mẹ và người xem đang chờ đợi sự phản ứng kịch tính hoặc đau đớn hoặc phẫn nộ trong cuộc hội thoại tiếp theo. Nhưng không phải vậy. Đó là sự im lặng của Bà Mẹ và sau đó lại là một sự tỉnh táo trên mức bình thường khi trả lời câu hỏi của Wette: Nó biết đấy. Cô lôi nó ra đây. Ngôn ngữ của Bà Mẹ lạnh lùng và điều đó tác động mạnh đến khán giả. Nhưng sự tác động ở đây không phải là tác động vào mặt tình cảm như yêu ghét, cảm thông trước bất hạnh của bà hay đau thương trước cái chết của con trai bà. Mà ở đây, việc tạo ra những diễn ngôn lạ thường so với suy nghĩ và thói quen hình dung thường ngày của khán giả đã thực sự kích thích tới suy nghĩ và nỗi trăn trở trong tâm trí người xem.

Hiệu ứng của cảm xúc được giảm thiểu để người xem tỉnh táo hơn và họ thấy được trước mắt họ là một Mẹ Cam Đảm – không phải là chân dung của một bà mẹ được xây dựng theo kiểu lý tưởng hóa mà là một bà mẹ của chiến tranh và loạn lạc, một con người với đầy những mâu thuẫn. Bà vừa muốn cứu

đứa con trai của mình nhưng cũng không muốn bán chiếc xe là tích lũy của mấy chục năm ròng của bà. Mâu thuẫn này khiến người xem phải suy nghĩ và chiêm nghiệm về con người và những hạn chế của nó. Rằng có những khi con người phải bất lực và trả những cái giá quá đắt khi bị ném vào những cơn biến động quá lớn của thời đại và sự tàn khốc quá kinh khủng của chiến tranh.

Kịch của Bertolt Brecht được xây dựng với rất nhiều những đoạn đối thoại mà ở đó, nhân vật giao tiếp với nhau không tuân theo những quy luật thông thường mà người đọc hình dung theo mạch tự sự của kịch. Nhân vật của ông không được mách nước hay chịu sự dẫn dắt của tác giả, nó hành động và phát ngôn theo quy luật nội tại của nó, nhiều khi đầy những mâu thuẫn và bất ngờ. Những cuộc đối thoại được tổ chức mà qua ngôn ngữ đối thoại ấy, người xem nhận ra sự không hoàn hảo của nhân vật. Không còn tính thống nhất theo quan niệm Thiện – Ác, chính diện – phản diện đơn thuần của kịch truyền thống nữa, lời đối thoại của Bertolt Brecht làm cho người xem thấy bất ngờ, đó là kết quả của nỗ lực “lạ hóa” của tác giả.

Trong “Người tốt Tứ Xuyên”, nhân vật chính Shen-Te là một người nhân hậu, có tấm lòng vị tha, cô cưu mang và giúp đỡ những người láng giềng cùng khổ. Nhưng trong vai trò là người anh họ Shui-Ta thì cô như trở thành quỷ dữ khi sẵn sang bóc lột sức lao động của người dân một cách lạnh lùng, tàn nhẫn. Chính cô đã nói:

Cứ trông thấy những kẻ khốn khổ Là con biến thành sói lang hung dữ

Con cảm thấy biến đổi khác xưa: Răng của con biến thành nanh nhọn

Những lời nhân đức thành tanh tưởi trong mồm…

Mặc dù cách sống hai mặt phi lí quá mức của Shen-Te có thể không lấy được tất cả sự đồng tình của khán giả, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng:

trong đời sống thực tế vẫn tồn tại những con người như vậy, và ở một góc khác nhẹ nhàng hơn thì cái xấu – tốt trong mỗi con người chẳng bao giờ triệt tiêu lẫn nhau. Nhưng trong một tầng nghĩa sâu xa hơn, ta như cảm nhận rõ hơn về tiếng nói giận dữ của Brecht, rằng trong xã hội tư bản thối nát, người tốt cũng không thể nào giữ nguyên vẹn được lòng tốt của mình. Sao có thể đòi hỏi con người chỉ lấy lòng bác ái để trả lời tội ác? Sao có thể chỉ đòi hỏi đạo đức cá nhân, khi không có một nền đạo đức xã hội? Trong xã hội cũ, tốt là điều khó quá, không những thế, tốt lại thường dẫn đến cái khổ. Không phải cứ ở hiền thì gặp lành như người ta thường tự an ủi và hy vọng. Và cái lạ mà khán giả sẽ nhìn thấy trong nhân vật Shen-Te chính là cái cách bảo vệ lòng tốt của cô: Làm điều bất nhân để gìn giữ lòng tốt.

Hình thức diễn ngôn trong đối thoại của nhân vật cũng được Bertolt Brecht đẩy tới sự lạ hóa bằng nhiều cách thức. Có những đoạn đối thoại mà các nhân vật vi phạm các phương châm hội thoại nhưng điều đó lại là một điểm nhấn của Bertolt Brecht về sự “lạ hóa” làm người xem bỗng nhiên tư duy, tâm hồn được “làm mới” và khám phá ra những điều tưởng như rất bình thường của cuộc sống nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa to lớn mà vì thói quen làm ta không nhận ra. Hiệu ứng “lạ hóa” làm khán giả chợt nhận ra những thứ bấy lâu mình không để ý đến.

Đoạn xử kiện của Azdac trong “Vòng phấn Kapkaz” có thể coi là một đoạn tiêu biểu cho hiệu ứng lạ hóa mà Bertolt Brecht tạo ra. Azdac khi nghe Thầy kiện thứ hai đang nói về việc Grusa xuất hiện cùng với một đứa bé ở một làng trên miền núi thì đã ngắt quãng lời thầy kiện với một câu hỏi mà công chúng tưởng như không ăn nhập gì với đề tài đang được nói đến: “Chị làm thế nào mà

Một phần của tài liệu Hiệu ứng Lạ hoá trong kịch Bertolt Brecht (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)