3.1. Định hướng phát triển mở rộng kinh doanh tại phòng giao dịch Định Công chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
Năm 2010 hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn phòng giao dịch Định Công chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long tập trung nguồn lực để thực hiện kinh doanh do chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giao.Duy trì mức tốc độ tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. Đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính và phát triển thương hiệu. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, tổ chức công tác tiếp thị, nhiệm vụ đặt ra của kế hoạch năm 2010 với nhiều thách thức và khó khăn, song phát huy truyền thống toàn chi nhánh quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu kế hoạch đề ra,cụ thể như sau:
Tổng nguồn vốn huy động : Do lãi suất huy động tăng cao, chi nhánh phấn đấu huy động tăng 40% so với năm trước đạt 1015 tỷ đồng trong đó nguồn vốn dân cư đạt 400 tỷ đồng.
- Tổng dư nợ phấn đấu đạt 560 tỷ tăng 15- 20% so với năm trước. - Tỷ lệ cho vay trung hạn 50,1% tổng dư nợ tổ chức kinh tế
- Tập trung thu nợ xấu, giảm tỷ lệ các nhóm nợ này xuống dưới 5% tổng dư nợ.
- Lợi nhuận: Tăng 10% năm sau so với năm trước.
- Quỹ thu nhập đảm bảo quỹ lương cho CBCNV và trích lập được các quỹ, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và ngân hàng cấp trên.
Trước những chỉ tiêu mà ngân hàng đã đề ra trong năm 2010, phòng giao dịch Định Công đã đưa ra những chương trình hành động cụ thể:
Chương trình tăng trưởng và ổn định nguồn vốn: Xác định nguồn vốn luôn là nền tảng mở rộng kinh doanh và luôn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy duy trì ổn định các nguồn vốn lớn, tiếp thị mở rộng khách hàng tăng thêm các nguồn vốn dài hạn, ổn định, chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn hướng tới khách hàng dân cư, các dự án đầu tư nước ngoài. Phòng giao dịch Định Công cần phải gắn chặt chiến lược sử dụng vốn, tăng cường cân đối, thống nhất giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn tạo được sự hợp lý tránh tình trạng dư thừa nguồn vốn. Bên cạnh đó nâng tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn, giảm chi phí đầu
vào, đồng thời với việc khai thách triệt để nguồn tiền gửi( dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng) đặc biệt tăng tiền tiết kiệm dân cư để tạo mặt bằng vốn ổn định vững chắc.
Chương trình phát triển sản phẩm dịch vụ mới: Đẩy mạnh công tác tiếp thị tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ mới, làm tốt công việc chăm sóc khách hàng, cải tiến chính sách đầu tư dịch vụ, củng cố và hoàn thiện công tác kinh doanh ngoại hối, thanh toán điện tử, phát triển nhanh phát hành thẻ ATM, tăng cường thu hút ngoại tệ, nối mạng thanh toán với các đơn vị, các đơn vị có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.
Tăng trưởng nâng cao chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng là thước đo năng lực điều hành của từng đơn vị, là sự tồn tại của từng ngân hàng và của cả hệ thống vì vậy cần:
- Đặc biệt chú trọng công tác tái thẩm định nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư có chọn lọc vào các dự án thực sự có hiệu quả.
- Thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng để xếp loại đúng và đầu tư phù hợp, giảm thiểu rủi ro.
- Phân loại nợ, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro theo đúng quy định. Xử lý dứt điểm các loại nợ xấu, làm lành mạnh hóa tài chính thông qua các biện pháp, đôn đốc thu nợ, xử lý các tài sản đảm bảo…
Công tác tổ chức tín dụng: Quản lý nắm bắt trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ làm việc tại các vị trí cho phù hợp, phát huy được năng lực sở trường. Có chính sách đánh giá cán bộ để khuyến khích cán bộ có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xử lý kịp thời đối với những cán bộ yếu kém.
Công tác điều hành: Bám chắc chiến lược kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam đồng thời linh hoạt, nhạy bén theo sự thay đổi của thị trường. Gắn hoạt động của ngân hàng với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo trong phạm vi cho phép, nghiêm khắc xử lý các hành vi không chấp hành đúng chỉ đạo của cấp trên.