a, Nguyên nhân khách quan.
Ngân hàng mới thành lập từ năm 2003 đến nay, mới hoạt động được 7 năm nên chỉ trong thời gian ngắn này ngân hàng chưa thiết lập được mối quan hệ khăng khít với khách hàng truyền thống, do chưa nắm bắt được tâm lý thói quen của ngân hàng,cụ thể như sau:
- Môi trường kinh tế phát triển thiếu ổn định: Năm 2008 lạm phát trên toàn thế giới đến năm 2009 tình hình kinh tế thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chưa nhịp nhàng, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với năm trước, đời sống nhân dân nhất là những người thu nhập gặp nhiều khó khăn…Tình hình kinh tế chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến các NHTM.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: Các văn bản pháp quy về ngân hàng chủ yếu được xây dựng dựa trên cơ sở giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó các dịch vụ mới đòi hỏi phải áp dụng khoa học công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển như hiện nay nhiều quy định pháp lý đã trở nên bất cập không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho ngân hàng khi muốn triển khai dịch vụ mới.
Diễn biến lãi suất năm 2007, 2008 khá căng thẳng. Với lãi suất tiền gửi tăng nhanh các ngân hàng luôn phải cạnh tranh về lãi suất và chất lượng dịch vụ, snar phẩm để thu hút khách hàng, do vậy chi phí cho hoạt động tiền gửi là vốn rất lớn trong khi đó hoạt động tín dụng không tăng trưởng mạnh được .
- Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt: Chưa bao giờ ngân hàng lại có nhiều tổ chức ngân hàng như hiện nay, với 80 ngân hàng, trên 100 công ty chứng khoán, bên cạnh đó các tổ chức tài chính đua nhau mở rộng mạng lưới và xu hướng thành lập các ngân hàng trực thuộc các tập đoàn cũng là điều đáng báo động. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện những diễn biến bất thường về lãi suất là một dấu hiệu.
Thương, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển, ngân hàng ngoại thương…nên người gửi tiền dễ dàng so sánh mức lãi suât huy động của ngân hàng nào hơn và có lợi cho mình thì họ gửi.
b, Nguyên nhân chủ quan.
Trong 3 năm ngoài những khó khăn của ngân hàng, phòng giao dịch Định Công phải đối mặt với những khó khăn riêng như: Mặc dù chi nhánh nằm trong khu Định Công, giao thông thuận tiện đông dân cư, dân cư có thu nhập cao ổn định nhưng diện tích ngân hàng nhỏ. Ở các phòng giao dịch thì hình thức quảng cáo tiếp thị chưa được đa dạng phong phú, chưa thu hút được người gửi tiền và thâm nhập rộng trong mọi tầng lớp dân cư.
Trình độ ứng dụng tin học còn nhiều hạn chế, việc nhận thức về công tác huy động vốn là chưa cao, một số ít cán bộ kinh doanh chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
Chiến lược kinh doanh chủ yểu theo từng nấc thang vận động chưa có một hệ thống mục tiêu cụ và kế hoạch chiến lược theo kịp diễn biến thị trường.
Kết luận chương 2:
Qua phân tích về khái quát hoạt động kinh doanh và thực trạng mở rộng huy động vốn từ dân cư tại phòng giao dịch Định Công chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long em thấy ngân hàng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng…Với nỗ lực đó,cùng với sự hỗ trợ từ bên ngoài thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng đã đạt những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn còn những tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy để khắc phục phần nào những tồn tại đó và góp phần làm cho công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Định Công chi nhánh NHNo&PTNT
Thăng Long được toàn diện hơn. Chương 2 đã nêu rõ những nguyên nhân chính làm thay đổi hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Trên cơ sở những nguyên nhân đó chương 3
kết luận sẽ đề cập đến hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI PHÒNG