Chứng từ phản ánh hao phí về lao động sống
3.1.1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp là tập hợp những người làm kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị. Vấn đề nhân sự để thực hiện công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong tổ chức kế toán của doanh nghiệp. Tổ chức nhân sự như thế nào để từng người phát huy được cao nhất sở trường của mình, đồng thời tác động tích cực đến những bộ phận hoặc người khác có liên quan là mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty đã thành công trong việc tổ chức bộ máy kế toán một cấp, thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung, bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty. Phòng kế toán bao gồm 6 nhân viên: 1 Kế toán trưởng, 1 Kế toán thanh toán, 1 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, 1 Kế toán lương và các khoản trích theo lương, 1 Kế toán tài sản cố định và duyệt lương, 1 Thủ quỹ. Đây có thể nói là một cơ cấu tiêu chuẩn đối với một bộ máy kế toán, trong đó, mỗi nhân viên được tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng, hợp lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng người. Chính vì thế, công tác hạch toán tại công ty được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tránh được tình trạng chồng chéo trong dễ dẫn đến nhầm lẫn và sai sót. Hơn nữa, hầu hết các nhân viên của phòng kế toán đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và kinh nghiệm thực tế lâu năm cùng với tinh thần tận tâm, nhịêt tình trong công việc. Ngoài ra, các nhân viên trong phòng kế toán đã xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với nhau và với các phòng ban khác. Điều này tạo được rất nhiều thuận
lợi trong công tác kế toán của công ty.
Mặc dù mỗi nhân viên kế toán phụ trách và tự chịu trách nhiệm về một phần hành nhất định nào đó nhưng tất cả đều chịu sự chỉ đạo toàn diện, thống nhất và tập trung của Kế toán trưởng. Kế toán trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của các nhân viên kế toán khác đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm chung trước những sai sót xảy ra trong hạch toán kế toán. Như vậy, công tác kế toán của công ty sẽ giảm thiểu được tối đa những sai sót do nhầm lẫn hoặc gian lận gây nên, tránh tình trang đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận.