2.2.1 Chứng từ và thủ tục kế toán
Chứng từ gốc gồm: - Phiếu xuất kho
- Hoá đơn giá trị gia tăng
Hầu hết, Công ty bán các vật tư máy móc thiết bị mà ở trong nước, chủ yếu là do nhập khẩu từ nước ngoài về trực tiếp hoặc mua hàng ở một số đơn vị
khác sau đó bán cho khách hàng của mình, hàng mà Công ty thường bán chủ yếu là thiết bị khoa học kỹ thuật hạt nhân.
Phương thức bán hàng là giao trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu ngay sau khi nhận hàng tại kho hàng Gia Lâm hoặc nhận về qua kho làm thủ tục nhập kho, thông qua phiếu nhập kho.
Khi khách hàng có nhu cầu Công ty Nead mới đặt mua hàng nên phương pháp trình tự tính giá vốn hàng xuất bán là phương pháp giá thực tế đích danh, bao gồm giá thực tế của hàng hoá chưa có thuế GTGT và chi phí giao nhận, vận chuyển hang hoá nếu có.
Trong trường hợp khi Công ty mua hàng hoá trong nước, hàng hoá về nhập kho thì căn cứ hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, kế toán lập định khoản và vào máy theo trình tự vào phần hàng kế toán chi tiết hàng hoá: Hàng nhập nội địa vào số liệu về số lượng và đơn giá máy sẽ tự động tính được giá trị tiền lô hàng. Đồng thời bút toán này cũng biểu hiện bảng kê hoá đơn đầu vào, sổ chi tiết TK133
Nợ TK 1561: Hàng hoá
Có TK 1331: Thuế GTGT đầu vào
Có TK liên quan (1111, 1121,331) Tổng giá thanh toán
Khi mua hàng trực tiếp từ nước ngoài thông qua hợp đồng ký kết giữa hai bên bằng fax hoặc gửi hợp đồng qua đường bưu điện.
Kế toán trích TK tiền gửi VNĐ mua ngoại tệ, căn cứ vào chứng từ ngân hàng, kế toán phản ánh vào phần hành trên máy kế toán chi tiết nhập phần vốn, tiền mặt ngân hàng định khoản.
Nợ TK 1122: 216.300.000 (tương đương 14.000USD) Có TK 1121: 216.300. 000
Căn cứ vào hợp đồng ngoại, invoice, lệnh chi ngoại tệ của Công ty Nead. Ngân hang sẽ trả lại cho khách hàng nước ngoài, kế toán định khoản đúng số tiền mà trả qua ngân hàng kế toán hạch toán vào phần kế toán chi tiết hàng hoá mua nhập khẩu như sau:
Nợ TK 331 (mở sổ chi tiết khách hàng): 216.300.000 Có TK 1122: 216.300.000
Khi hàng về đến kho, kế toán căn cứ vào invoice, kế toán nhập lượng hàng đơn giá mua hàng phần hành trên máy sẽ tự động nhẩy số liệu nhập kho thực tế của tổng giá trị trên hợp đồng:
Nợ TK: 156
Có TK 331 (mở sổ chi tiết khách hàng)
2.2.2 Kế toán chi tiết giá vốn hàng xuất bán
Trị giá vốn hàng bán có thể được hiểu là tổng số tiền mà DN đã phải bỏ ra để có một số hàng xuất bán. Tuỳ vào từng lạo hình DN mà giá vốn của hàng xuất bán được tính toán khác nhau. Như đối với DN sản xuất trị giá vốn hàng xuât bán chính là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành. Còn đối với DN thương mại thì trị giá vốn hàng xuất bán là trị giá mua thực tế của số hàng đó bao gồm trị giá mua và chi phí mua. Trị giá vốn hàng xuất bán của DN thường bao gồm hai bộ phận là trị giá vốn của hàng xuất kho để bán và trị giá vốn hàng bán thẳng.
Đối với hàng xuất bán thẳng không qua kho thì do đặc điểm của phương thức bán vận chuyển thẳng là các lô hàng xuất bán hoàn toàn độc lập với nhau nên trị giá vốn của hàng xuất bán theo phương thức này chính là giá vốn thực tế của lô hàng đó.
Đối với hàng xuất kho bán thì do hàng nhập kho ở các lần khác nhau thì giá vốn thực tế mỗi lần nhập kho cũng khác nhau. Vì vậy việc xác định trị giá vốn của hàng xuất kho bán phức tập hơn và DN cần phải lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp căn cứ trên cách thức sử dụng giá trong kế toán hàng tồn kho và các điều kiện thực tế khác của DN.
Phương pháp xác định giá hàng xuất kho hàng hoá theo giá hạch toán
Giá hạch toán là giá ổn định do doanh nghiệp tự xây dựng và thống nhất trong DN và thường là trong một liên độ kế toán. Giá hạch toán có thể lấy giá kế hoạch của hàng hoá và có thể lấy giá bình quân của năm trước hoặc có thể xác
định bằng giá mua cộng chi phí vận chuyển hợp lý. Cuối kỳ kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có số liệu ghi sổ:
Tác dụng của phương pháp này
Để hạch toán chi tiết hàng hoá (áp dụng phương pháp số dư)
Thông qua giá hạch toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu hàng hoá. Xác định được hệ số giá thực tế so với giá hạch toán trong từng kỳ,
từ đó biết được sự biến động về giá để có biện pháp quản lý giá trong việc thu mua hàng hoá.
Sau đó kế toán tính ra trị giá vốn thực tế hàng xuất ra trong kỳ căn cứ vào giá hạch toán hàng xuất kho trong kỳ và hệ số giá.
Giá thực tếHXK = Giá hạch toánHTK x Hệ số giá
Việc sử dụng giá hạch toán để theo dõi sự biến động của hàng hoá trong kỳ rất phù hợp với các doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập xuất hàng hoá, giá nhập thực tế có biến động lớn và thông tin về giá không kịp thời. Tuy vậy, cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống giá hạch toán một cách khoa học, hợp lý.
• Tài khoản sử dụng: TK 632 - Giá vốn hàng bán
Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ (được chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán) và kết chuyển trị giá vốn hàng bán sang tài khoản 911 - xác định kết quả kinh doanh để tính kết quả kinh doanh.
• Trình tự hạch toán a. Nhập kho thành phẩm hàng hoá
Nợ TK 156: Hàng hoá Có TK liên quan b. Xuất kho hàng hoá
Nợ TK 157 (nếu hàng gửi bán) Nợ TK 632 (nếu hàng giao bán)
c. Tính giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ, kết chuyển sang TK911 xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911: Xác định kết qu ả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán
Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng mua hàng SC/NEAD/2K011 mua máy siêu âm ký ngày 10/05/2008. Vì là mua thiết bị của nước ngoài do đó kế toán mua ngoại tệ để trả nước ngoài. Căn cứ vào chứng từ ngân hàng SHIPPING INVOICE (phụ lục 2) đơn xin mua ngoại tệ, yêu cầu chi ngoại tệ và sổ phụ ngân hàng TK ngoại tệ thời điểm thanh toán.
Kế toán định khoản và đưa vào phần hành máy, phần ngoại tệ. Nợ TK 1561: 211.881.300 (tương đương 13,714USD)
Có TK 331: 211.881.300
Tỷ giá đô la Mỹ công ty hạch toán theo giá thực tế tại thời điểm thanh toán do ngân hàng bán ngoại tệ là: 15.450/1USD
Số tiền chuyển qua ngân hàng chỉ là phần giá thực tế của hàng để tính thuế, lô hàng trên không chịu thuế nhập khẩu mà chịu thuế GTGT, cho nên hải quan cửa khẩu sân bay Gia Lâm cải tính thuế GTGT.
Kế toán căn cứ theo biên lai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu 9phụ lục 6) và phiếu chi tiền mặt số 20/7 ngày 26/7/2009 kế toán định khoản và đưa số liệu vào máy. Phần kế toán chi tiết, tiền vốn, tiền mặt VNĐ, vào phần phiếu chi, ở phần mày máy tự động xuất hiện bảng kê GTGT đầu vào, kế toán chỉ việc đưa các số liệu máy sẽ tự động cho ra bảng kê GTGT cho từng tháng.
Nợ TK: 9.655.000
Biểu mẫu 09: Phiếu chi PHIẾU CHI Ngày 26 tháng 07 năm 2009 Quyển số: 01 Số: 20/7 Nợ TK 1331 Có TK 1111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Xuân Đông
Địa chỉ: 59 Lý Thường Kiệt, CB Công ty Nead
Lý do chi: Thanh toán tiền nộp VAT cho hợp đồng ngoại (máy siêu âm)
Số tiền: 9.655.000 (viết bằng chữ): Chín triệu sáu trăm năm năm nghìn đồng chẵn Kèm theo………Chứng từ gốc………. ………..Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)………. Ngày 26 tháng 07 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên,đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nộp (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên)
Phần chi phí nhận hàng cũng được tính vào giá vốn hàng bán, căn cứ vào chứng từ hoá đơn mà cán bộ đi nhận hàng phiếu thu thập về đưa kế toán thanh toán, kế toán thanh toán viết phiếu chi và đưa bút toán này vào phần tiền vốn, tiền mặt, phiếu chi.
Nợ TK 1562: Hàng hoá
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào Có Tk 111: Tiền mặt