Tính kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tái chế giấy (Trang 140)

IV.1. Chi phí xây dựng.

Dựa vào giá cả thị trường hiện nay ta có thể tính chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải như sau:

Bảng 11. Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải

STT Mô tả công trình Khối lượng Đơn vị tính Đơn giá (triệu vnđ) Thành tiền (triệu vnđ)

hạng mục

1 Song chắn rác 1 cái 5 triệu/cái 5

2 Bể điều hoà 100 m3 1,5 triệu/m3 150 3 Bể tuyển nổi 17,5 m3 1,5 triệu/m3 26,25 4 Bể Aerotank 225 m3 1,5 triệu/m3 337,5 5 Bể lắng 2 118 m3 1,5 triệu/m3 177 8 Bể chứa bùn 11,3 m3 1,5 triệu/m3 17 9 Bể nén bùn 24 m3 1,5 triệu/m3 36 10 Bơm định lượng hoá chất 1 cái 3 3

11 Bơm ly tâm 5 cái 3 15

12 Máy nén khí 3 cái 50 150

13 Lọc ép băng tải 1 cái 80 80

14 Đường ống dẫn khí và nước 500 500 15 Cầu thang và hành lang cho hệ thống 1 bộ 800 800 16 Cổng ngõ, đường đi 100 100 17 Chi phí xây dựng nhà điều hành, nhà đặt máy 100 100 18 Nhà để xe 30 30 19 Điện thắp sáng và cho hệ thống xử lý 100 100 22 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt 500 500 23 Vận hành 100 100 24 Đo đạc, thử nghiệm 100 100 25 Huấn luyện và 30 30

hướng dẫn sử dụng 26 Bảo trì và bảo hành 1 năm 100 100 27 Chi phí phát sinh khác 500 500 Tổng chi phí 3.957.000.000 vnđ

Vậy chi phí đầu tư cho xử lý 1 m3 nước thải là 3.957.000 6,595

600 ≈ triệu vnđ/m3 vnđ/m3

IV.2. Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Chi phí vận hành bao gồm các khoảng sau:

III.2.1. Chi phí nhân công C1:

Hệ thống xử lý vận hành 3 ca/ngày và mỗi ca cần 1 công nhân. Hai cán bộ kỹ thuật quản lý chung theo giờ hành chính.

Lương trung bình của mỗi công nhân vận hành trong 1 tháng là 2.000.000 đ/tháng và cán bộ kỹ thuật là 3 triệu/tháng.

C1 = ( 3 ×2 triệu + 2×3 triệu)×12 = 144 triệu/năm

III.2.2. Chi phí hoá chất C2.

Giả thiết một năm trạm vận hành trong 325 ngày, thời gian cò lại do nhà máy nghỉ để sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.

m = 4,2 kg/ngày ×325 ngày = 1.365 kg/năm

Thành tiền = 1.365 kg ×150.000đ/kg = 204,75 triệu vnđ/năm

III.2.3. Chi phí điện năng C3.

Giá điện công nghiệp là 2500 vnđ/KWh Một năm hệ thống tiêu tốn hết 250000 KW. Chi phí điện trong 1 năm là:

C3 = 250000×2500vnđ = 625.000.000 vnđ/năm Tổng chi phí vận hành trong một năm:

C = C1 + C2 + C3 = 144 + 204,75 + 625 = 973,75 triệu vnđ/năm Vậy chi phí vận hành cho xử lý 1m3 nước thải là:

973.750.000

4.993,5 5.000

600 325 = ≈ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

× vnđ/m3

IV.3. Chi phí xử lý tính cho 1 m3 nước thải.

Giá thành xử lý tính cho 1 m3 nước thải được tính theo công thức sau: G = QS

Trong đó

S : Gồm tổng chi phí vận hành hệ thống trong 1 năm và chi phí khấu hao.

Q : Lưu lượng nước thải trong 1 năm.

Giả sử hệ thống được thiết kế để hoạt động trong thời gian 15 năm.

Vậy tổng chi phí vận hành hệ thống trong 1 năm và chi phí khấu hao là:

S = 973,75 + 3.957.000.000

10 ≈ 1.369,45 triệu vnđ/năm Giá thành xử lý cho 1 m3 nước thải là:

G = QS = 1.369.450.000 7022,8 7.000

600 325 = ≈

× vnđ/1m3

Vậy giá thành xử lý cho 1 m3 nước thải khoảng 7.000 vnđ/m3

KẾT LUẬN

Xử lý nước thải là một nhu cầu cấp thiết hiện nay của các cơ sở sản xuất nói chung và sản xuất giấy nói riêng để đạt được mục đích là phát triển sản xuất một cách bền vững. Chỉ khi đáp ứng được các yêu cầu khắc khe về môi trường hiện nay thì các doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng thị trường và mở rộng sản xuất.

Với đồ án này, em đã đi vào tìm hiểu các vấn đề môi trường liên quan của loại hình công nghệ sản xuất giấy nói chung và giấy tái chế nói riêng, đặc biệt quan tâm đến vấn đề nước thải của ngành giấy tái chế, từ đó đưa ra

các phương pháp xử lý và thiết kế hệ thống xử lý nước thải được dựa trên cơ sở các thông số đầu vào như đã cho và đầu ra dựa trên quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (QCVN 12:2008/BTNMT) cột B1

Thông qua việc đưa ra các phương pháp xử lý nước thải gồm các phương pháp tách chất rắn lơ lửng có thu hồi bột quay trở lại quá trình sản xuất, phương pháp xử lý COD, BOD của nước thải. Cùng với ưu, nhược điểm của từng phương pháp xử lý thì hệ thống xử lý nước thải được lựa chọn bao gồm quá trình xử lý bằng tuyển nổi, Aerotank. Từ đó lựa chọn các thiết bị xử lý phù hợp và tính toán thiết kế các hạng mục công trình.

Với quá trình làm đồ án này đã một lần nữa giúp bản thân em có dịp tìm hiểu sâu hơn về công nghệ xử lý nước thải ngành tái chế giấy và các vấn đề môi trường của ngành công nghiệp hiện đang rất phổ biến hiện nay. Đồng thời việc làm đồ án cũng giúp cho mỗi sinh viên rèn luyện khả năng làm việc độc lập cũng như tự tìm tài liệu hay trao đổi thông tin và lựa chọn thông số tính toán cho bài toán đặt ra và giải quyết bài toán đặt ra.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Đức Thảo, người đã chỉ bảo cách làm việc và góp ý giúp em hoàn thành đồ án này đúng thời gian.

Tài liệu tham khảo

1. Tạp chí công nghiệp giấy số 03,05,13,14, 22

2. Trịnh Xuân Lai(2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội

3. Lâm Minh Triết(2004), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, NXB ĐHQG Thành Phố Hồ Chí Minh .

4. Lương Đức Phẩm(2003), Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, Nhà xuất bản giáo dục

5. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga(2001), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

6. Bộ xây dựng (2008) , Thoát nước mạng lưới và công trình bênh ngoài Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957

7. Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Trung Việt, Nguyễn Thị Phương

Loan(1998), Sổ tay hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thủ công nghiệp, Sở khoa học công nghệ và môi trường thành phố Hồ Chí

Minh

8. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ(2002), Thoát nước, tập 2, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội

9. Trần Hiếu Nhuệ(2001), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

10. http://www.xaluan.com/modules.php? name=News&file=article&sid=153826

11. Nguyển Bin(2004), Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, tập 1,Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

12. Trịnh Xuân Lai(2002). Cấp nước, tập 2, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật .

13. Trần Đức Hạ(2006) .Xử lý nước thải đô thị , Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội

14. Đoàn Xuân Sơn (2003), Sổ tay thiết kế, chế tạo, lắp ráp đường ống

công nghiệp, NXBGD Hà Nội.

15 ESCAP United Nation(1982), Environment end development sevies, industrial pullution coltrol guide lines, UNEP, Bangkok

Một phần của tài liệu Phân tích và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tái chế giấy (Trang 140)