Bể tuyển nổi: Sau khi qua song chắn rác, qua bể điều hòa nước thải được đưa vào bể tuyển nổi để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay lỏng) phân tán

Một phần của tài liệu Phân tích và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tái chế giấy (Trang 40)

đưa vào bể tuyển nổi để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng mà chủ yếu sơ sợi mịn. Các sơ sợi này sau khi tách được thu hồi và đưa lại quy trình sản xuất.

3.1 Các quá trình tuyển nổi

Trên thực tế, các phương pháp của quá trình tuyển nổi chỉ khác nhau là phương thức bão hòa các bọt khí với kích thước cần thiết trong nước người ta phân biệt các biện pháp tuyển nổi để xử lý nước thải như sau:

- Tuyển nổi nổi với tách bọt khí từ dung dịch: tuyển nổi chân không, tuyển nổi áp lực (tuyển nổi bằng khí hòa tan )

- Tuyển nổi với phân tán không khí bằng cơ giới

- Tuyển nổi với không khí nén qua tấm xốp hay ống có lỗ - Tuyển nổi điện

Hiện nay trong xử lý nước thải sử dụng chủ yếu là phương pháp tuyển nổi giảm áp

3.2 Tuyển nổi bằng giãn áp(tuyển nổi bọt do cấp khí )

Phương pháp sử dụng không khí áp lực 300 kPa đến 650 kPa thổi vào nước đạt đến trạng thái bão hòa. Nhờ sự giãn áp đột ngột của nước, các bọt khí với đường kính nhỏ hơn 0,2 mm tách ra và nổi lên mặt nước. Trong xử lý nước và nước thải, phương pháp, phương pháp được chia làm 3 loại: - Phương pháp toàn dòng: Toàn bộ nước thô được tăng áp và bão hòa khí sau đó cho giãn áp. Nhược điểm phương pháp này là phá vỡ các bông keo tụ

- Phương pháp một phần của dòng : Một phần nước thô được tăng áp và bão

hòa khí sau đó giãn áp bằng cách hòa trộn với phần nước thô còn lại.

Phương pháp này hạn chế được sự phá vỡ bông keo tụ so với phương pháp toàn dòng. Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp cho việc xử lý nước thô đã tạo bông

- Phương pháp hồi lưu: trong phương pháp này, một phần nước trong tạo ra trong quá trình xử lý tuyển nổi được tuần hoàn để tăng áp và bão hòa khí. Sau đó, được giãn áp bằng cách hòa trộn với dòng nước thô phương pháp này rất thông dụng, vận hành đơn giản và cho kết quả tốt

3.3 Nguyên lý chung của quá trình tuyển nổi giãn áp

A. Cơ sở hóa lý của quá trình

Trong tuyển nổi áp lực, nước được bơm vào bình áp lực (bình tích áp), ở đó nước sẽ được bão hòa với không khí. Không khí được đưa vào bằng máy

nén khí hoặc bằng ejector đặc ở đâu nối ống hút của bình tích áp và ống có áp của bơm ly tâm

Nước vào bình tích áp có thể là loại nước thô hoặc sử dụng một phần của nước đâu ra của quá trình tuyển nổi hồi lưu lại

Từ bình tích áp nước đã bão hòa không khí chảy vào bể tuyển nổi qua một van giảm áp. Khi hạ áp suất khí quyển, khí hòa tan được tách và thực hiện quá trình tuyển nổi. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tuyển nổi áp lực để hòa tan không khí theo sơ đồ hồi lưu

Quá trình tuyển nổi hồi lưu được thực hiện trong trường hợp nước thải cần xử lý đã được hòa trộn với các hóa chất thành các bông keo tụ hoặc giai đoạn tiền xử lý hoặc giai đoạn tiền xử lý nước thải trong quá trình xử lý sinh học cũng như để xử lý cô đặc bùn hoạt tính. Khi đó, lượng nước bão hòa không khí sẽ ít. Lưu lượng khí cấp vào được tính trên lượng cặn và được điều chỉnh theo lượng nước hoàn lưu và trong trường hợp sơ đồ hoàn lưu này thì thể tích bể tuyển nổi sẽ lớn hơn do phải đảm bảo đủ lượng nước thô cấp vào và một phần nước hồi lưu.

Phổ biến trong xử lý nước thải thường sử dụng hệ thống tuyển nổi giãn áp với sơ đồ hồi lưu một phần nước sau xử lý. Tỷ lệ nước hoàn lưu thường chiếm từ 10 – 50% lưu lượng xử lý. Áp suất sử dụng trong cấp không khí tuyển nổi từ 3 – 6 bar. Ở áp suất này lượng không khí hòa tan chiếm gần 70% mức bão hòa và đảm bảo cho quá trình cấp khí tuyển nổi

Một phần của tài liệu Phân tích và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tái chế giấy (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w