Thực trạng hoạt động kinh doanh của VPBank Nam Định 1 Hoạt động huy động vốn :

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY, MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 35 - 36)

- Chức năng và cơ cấu nhân lực các bộ phận tại VPBank chi nhánh Nam Định.

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của VPBank Nam Định 1 Hoạt động huy động vốn :

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn :

Huy động vốn là một hoạt động truyền thống của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và đối với mở rộng cho vay nói riêng. Nguồn vốn cơ bản cho hoạt động của các ngân hàng là nguồn vốn huy động, vì vậy muốn có vốn cho vay thì phải tổ chức tốt hoạt động huy động vốn . Hoạt động huy động vốn phải đi trước một bước và phải được quan tâm đặc biệt.

Để thực hiện huy động vốn, các ngân hàng phải căn cứ vào đặc điểm của các nguồn tiền đang tồn tại trong nền kinh tế để thiết kế các sản phẩm huy động vốn phù hợp. Các sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng thương mại thông thường là: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá, đi vay các tổ chức, cá nhân….Sản phẩm tiền gửi thanh toán được thiết kế nhằm thu hút các nguồn tiền đang trong quá trình sản xuất lưu thông, khách hàng gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm an ninh và sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Sản phẩm tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá… là nhằm vào những khoản tiền tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng với mục đích lấy lãi.

Tại VPBank Nam Định, các sản phẩm huy động vốn của VPBank Nam Định chủ yếu là tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ. Mặc dù được phép nhưng kể từ khi khai trương hoạt động VPBank Nam Định chưa tổ chức phát hành giấy tờ có giá hoặc đi vay các TCKT, cá nhân để huy động vốn .

Tổ chức phát hành giấy tờ có giá và đi vay để huy động vốn là việc làm cần thiết đối với các chi nhánh mới thành lập, nó tạo ra một nguồn vốn ổn định để cho vay. Lý do mà VPBank Nam Định chưa tổ chức huy động vốn bằng phương thức phát hành giấy tờ có giá là do tình hình thị trường tiền tệ hiện nay đang có nhiều bất ổn.

Sau đây là những số liệu phản ánh kết quả huy động vốn tại VPBank Nam Định qua các thời kỳ: quý IV.2007, quý I và quý II 2008 và kết quả tổng hợp từ 30/9/2007 đến 30/6/2008

Bảng 2.1- KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN QUÝ IV-2007 Đơn vị: tỷ đồng

Thời điểm Thời điểm So sánh

S Chỉ tiêu 30/09/2007 31/12/2007 Số Số

TT Số dư Tỷ Số dư Tỷ Tuyệt Tương

NVHĐ Trọng NVHĐ Trọng Đối Đối

Tổng NV huy động 88 100 126 100 38 143

1 Nguồn vốn nội tệ 79 89 111 89 33 142

1,1 Tiền gửi thanh toán 1 0.7 1 1 1 217 1,2 Tiền gửi tiết kiệm 78 89 110 88 32 141 Tiết kiệm không KH 1 1.1 1 1 0 105 Tiết kiệm có kỳ hạn 77 88 109 87 32 142

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY, MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w