Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY, MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 92 - 95)

C. Tình hình nền kinh tế Nam Định và mức độ mở rộng cho vay của các ngân hàng Nam Định.

2 Mức gia tăng dư nợ 74 100

3.2.8. Tăng cường quản lý chất lượng tín dụng

Giữa mở rộng cho vay và rủi ro tín dụng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu không quản trị rủi ro tốt, chất lượng tín dụng không đảm bảo thì

mục tiêu của mở rộng cho vay không đạt được, không những thế còn ảnh hưởng tiêu cực tới các mặt hoạt động khác. Ngược lại nếu quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ tác động tích cực tới mở rộng cho vay và các hoạt động khác. Mở rộng cho vay luôn đi đôi với tăng cường quản trị rủi ro tín dụng .

Để thực hiện tăng cường quản lý chất lượng tín dụng cần phải:

Nâng trình độ chuyên môn đối với cán bộ tín dụng thực hiện cao chất lượng thẩm định và xử lý thông tin đối với Cán bộ cho vay. Muốn vậy tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại các nghiệp vụ cơ bản đối với những người làm công tác thẩm định và quyết định cho vay. Tập trung vào học tập những văn bản chủ yếu như quy chế cho vay đối với khách hàng, quy trình cho vay đối với khách hàng. Thường xuyên cập nhật những kiến thức mới cho người làm công tác thẩm định. Song song với đào tạo về mặt lý thuyết Phải chủ động để những người làm công tác thẩm định cọ xát với thực tế, tham gia vào xử lý nợ quá hạn để hình dung được sự phức tạp và tác hại nếu để nợ quá hạn phát sinh.

Nâng cao khả năng thu thập thông tin tín dụng : quyết định cho vay hay từ chối cho vay phụ thuộc chủ yếu vào thông tin thu thập được từ khách hàng. Thông tin đầy đủ, đúng giúp cho người có thẩm quyền ra quyết định chính xác, ngược lại thông tin không đầy đủ, không chính xác dẫn tới lựa chọn đối nghịch. Chất lượng thông tin về khách hàng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng các quyết định của ngân hàng. Muốn có thông tin tốt thì đòi hỏi người thu thập thông tin phải có kỹ năng, có trình độ, và phải đầu tư thời gian trong khai thác thông tin. Quy trình, cách thức thu thập thông tin cũng là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng thông tin. Biện pháp để nâng cao chất lượng thông tin và xử lý thông tin là: Nâng cao kiến thức cho lực lượng Cán bộ tín dụng . Nâng cáo kiến thức về mặt lý thuyết, nâng cao kiến thức về thực tiễn, nâng cáo kiến thức chuyên môn đồng thời nâng cáo kiến thức về các mặt khoa học kỹ thuật và xã hội. Tăng cường đào tạo bằng mọi hình thức, xây dựng quy trình, phương pháp

và các mẫu khai thác thông tin đối với khách hàng. Giáo dục cho lực lượng Cán bộ thấy rõ được vai trò của thông tin trong khi ra quyết định cho vay.

Thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay: chấp hành quy chế cho vay có vai trò quyết định đến chất lượng tín dụng . Muốn chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay việc đầu tiên cần phải bố trí nhân lực có đủ khả năng và đủ số lượng để kiểm soát quy tình cho vay, tránh tình trạng buông lỏng quản lý gây rủi ro tín dụng . Tích cực, tham quan học tập, tiếp nhận có chọn lọc các biện pháp quản trị mới phát sinh trong thực tiễn bổ sung vào hệ thống các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng . Tiến hành xử lý nghiêm túc những Trường hợp không chấp hành quy chế cho vay gây rủi ro tín dụng

Xử lý hiệu quả nợ xấu: xử lý nợ xấu là công việc khó khăn và phức tạp. Mỗi khoản nợ xấu khác nhau đều có những đặc điểm khác nhau. Để xử lý hiệu quả nợ xấu cần phải vận dụng khéo léo các biện pháp vừa cương quyết vừa mềm dẻo mới có thể xử lý được nợ xấu. Trước khi xử lý nợ xấu thì phải tiến hành phân tích kỹ các khoản nợ xấu cần xử lý tìm ra được Phương hướng xử lý trước khi tiến hành.

Qua xem xét đặc thù nhân lực và hoạt động của VPBank chi nhánh Nam Định, để quản lý tốt chất lượng tín dụng cụ thể Vpbank chi nhánh Nam Định cần thực thi một số biện pháp như sau:

Thứ nhất: tách riêng độc lập chức năng cho vay và chức năng quản lý dự nợ: Theo quy tình tín dụng của VPBank người cán bộ tín dụng cho vay cũng là người quản lý món vay cho đến khi thu hết nợ gốc, lãi và thanh lý hợp đồng. Quy trình này chứa đựng nguy cơ dẫn đến rủi ro, nếu Cán bộ tín dụng có đạo đức không tốt rất dễ thông đồng với khách hàng để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Trường hợp nếu xảy ra rủi ro thì rất khó xử lý vì nó được bao bọc quá lâu và nghiêm trọng nên khó xử lý. Đã có nhiều ngân hàng thường xuyên thay đổi địa bàn của cán bộ tín dụng để mất đi cơ hội thông đồng với khách hàng Tại VPBank Nam Định nơi mà hầu hết lực lượng cán bộ tín dụng còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm cuộc sống, nhạy cảm

với các tiêu cực xã hội…Việc tách người cho vay và người quản lý món vay là cần thiết để quản trị rủi ro tín dụng . Theo đó thì sau khi thẩm định và rải ngân món vay cán bộ tín dụng cho vay bàn giao quá trình quản lý món vay cho người khác độc lập để đôn đốc thu nợ. Làm như vậy sẽ tách sớm món vay đó khỏi người cho vay, không còn điều kiện để thông đồng với khách hàng. Người quản lý được phân công quản lý theo địa bàn theo địa dư hành chính, hằng năm có thể thay đổi người quản lý để kiểm soát chất lượng cho vay.

Áp dụng quy trình tái thẩm định trong cho vay: phần lớn cán bộ tín dụng của VPBank Nam Định là cán bộ mới tuyển dụng kinh nghiệm thực tiễn chưa có vì vậy rất dễ dẫn đến đánh giá sai về khách hàng. Để khắc phục yếu kém này cần có quy trình tái thẩm định, theo đó một số món vay cần phải thông qua khâu tái thẩm định. Khâu tái thẩm định do những cán bộ có năng lực và có kinh nghiệm thực tiễn về tín dụng thực hiện. Căn cứ vào các tiêu chí như: năng lực của người thẩm định lần đầu, quy mô món vay, đánh giá mức độ rủi ro, đánh giá xếp loại tài sản thế chấp, uy tín của người vay… từ đó lượng hoá để đưa ra mức tái thẩm định.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY, MỞ RỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w