- Đơn giản hoá một số thủ tục hành chính. Các thủ tục không quan trọng như biên bản đấu nối điện nước, phòng cháy chữa cháy...có thể bổ sung sau để nhanh chóng hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư.
- Xác lập mô hình quản lý, xây dựng cơ chế, chính sách và quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị trong việc bảo hành, duy tu bảo dưỡng công trình trong thời hạn sử dụng công trình phù hợp với điều kiện và yêu cầu mới.
cư, không để các hộ sử dụng tự ý cải tạo cơi nới trái phép làm ảnh hưởng đến cảnh quan và chất lượng công trình. Đơn vị bảo hành có trách nhiệm bố trí bộ phận thường trực để hướng dẫn khai thác, sử dụng công trình xây dựng và sửa chữa các sai sót, khiếm khuyết trong thi công và lắp đặt thiết bị.
- Duy trì thường xuyên, liên tục và tăng cường sự kiểm tra Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các công trình xây dựng theo nguyên tắc có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào khâu: tổ chức giám sát trong quá trình thi công xây lắp, quản lý chất lượng thi công xây lắp của nhà thầu, công tác quản lý chất lượng thi công xây lắp của chủ đầu tư.
- Xử lý kiên quyết nếu xảy ra sai phạm tại Ban QLDA gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng bằng nhiều hình thức: không cho phép tiếp tục thay mặt UBND tỉnh làm chủ đầu tư, xử lý nghiêm khắc đối với các cán bộ Ban quản lý dự án thiếu trách nhiệm, có vi phạm các quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng...
- Nâng cao, năng lực, phát huy vai trò hoạt động của thanh tra xây dựng chuyên ngành, trong việc tham gia thanh tra. kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
- UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình. Trong trường hợp UBND tỉnh không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng. nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của tỉnh; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội.
+ Quy hoạch trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển.
+ Tạo lập được môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.
- Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là lựa chọn đội ngũ nhân lực có năng lực quản lý dự án: Nhân lực là nguồn lực quan trọng, quyết định sự thành công của dự án. Các dự án đầu tư xây dựng công trình do Ban QLDA thay mặt UBND tỉnh triển khai thường là những dự án đầu tư xây dựng cơ bản nên việc lựa chọn, phân công công tác một đội ngũ nhân lực có năng lực về quản lý dự án là một vấn đề cấp thiết. Nam Định là một tỉnh chưa mạnh về thu hút nhân tài thì giải pháp tình thế là bổ sung tạm thời một số cán bộ quản lý dự án có kinh nghiệm ở các Sở, Ban ngành khác để thực hiện việc quản lý dự án đầu tư xây dựng do UBND tỉnh làm chủ đầu tư.