2.3.3.1. Nguyên khách quan
a) Thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình còn rườm rà
Các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình còn nhiều chồng chéo, mang tính cục bộ ngành như hướng dẫn về đấu thầu các gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và Nghị định 88/1999/NĐ-CP; Nghị định 112/2006/NĐ- CP và các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch đầu tư chưa rõ ràng.Các văn bản hướng dẫn về đơn giá tiền công, thay đổi giá vật liệu xây dựng thường ban hành chậm so với những biến động của thị trường. Do đó khi duyệt tổng dự toán các hạng mục để đấu thầu thường thấp so với giá thị trường khóa khăn trong việc triển khai đấu thầu và đảm phán kí kết hợp đồng với cá nhà thầu.
Các quy định của Nhà nước ngày càng chặt chẽ, chủ đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian mới đáp ứng được. Chủ đầu tư phải có được thoả thuận bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, đấu nối điện nước, thoát nước.
Đa phần các vấn đề phát sinh trong dự án đều phải chờ quyết định từ UBND tỉnh như: quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế cơ sở, tổng dự toán, phân đất, phê duyệt kết quả đấu thầu, phát sinh tăng giảm chi phí các hạng mục... Sau mỗi thủ tục trình duyệt như vậy Ban QLDA lại phải tốn một thời gian chờ đợi.
Với các công trình chỉ định thầu, yêu cầu đòi hỏi phải có hoá đơn đầu vào, giải trình đơn giá. Nhiều đơn vị nhà thầu trong thời gian thi công chưa chú ý đến khi quyết toán mới làm nên thời gian chờ đợi kéo dài.
Thủ tục rườm rà là nguyên nhân của việc chậm tiến độ thực hiện dự án nhất là trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư vì đây là giai đoạn cần xin nhiều giấy phép, quyết định phê duyệt.
b) Khả năng nguồn vốn không đáp ứng được nhu cầu nhất là trong khâu chuẩn bị đầu tư
Các công trình đầu tư xây dựng chỉ được cấp vốn và tiến hành khởi công sau khi đề án xây dựng và các văn bản liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua. Trong khi đó, quá trình từ lúc xây dựng dự án cho đến khi đủ điều kiện để đấu thầu hoặc chỉ định thầu phải trải qua rất nhiều công đoạn. Mặt khác, công tác giải ngân vốn ở một số dự án thực hiện chưa tốt nên dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, kéo dài thời gian triển khai, không phát huy tốt hiệu quả vốn đầu tư .
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a) Hệ thống thông tin quản lý còn yếu, chưa phục vụ đắc lực cho công tác quản lý
Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng quản lý dự án. Tuy nhiên hiện nay hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý dự án tại Ban QLDA còn yếu.
Hiện nay, Ban QLDA vẫn thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng, 1 năm đảm bảo các thông tin được cập nhật thường xuyên, hệ thống thông tin tại Ban QLDA được xây dựng khá lớn, có máy tính nối mạng, mạng điện thoại cục bộ, thông tin được tập hợp thường xuyên vào phần mềm rất dễ cho công tác kiểm tra. Tuy nhiên, các số liệu còn lẻ tẻ, không tổng hợp, rất khó cho việc phân tích đánh giá. Việc phối hợp giữa các phòng Ban trong việc báo cáo tổng thể các công tác của quản lý dự án trong từng giai đoạn còn hạn chế.
Việc thông tin quản lý hạn chế là nguyên nhân khiến cho thông tin không được cập nhật, tổng hợp nhanh khiến việc phát hiện vấn đề còn chậm trễ, giám sát kém hiệu quả nên chậm tác động, giải quyết các vấn đề về tiến độ, chất lượng phát sinh.
b) Hạn chế về nhân lực
Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của Ban QLDA gồm 18 người trong đó có 1 Trưởng Ban QLDA và 2 Phó ban, còn lại 15 nhân viên phân bổ vào 3 phòng chức năng, như vậy trung bình có 5 nhân viên một phòng trong khi đó số lượng dự án thực hiện nhiều, khối lượng công việc lớn. Lượng cán bộ mỏng làm công tác giám sát các dự án không được sít sao, tiến độ nhiều công việc không được đảm bảo. Không những thế, việc phải kiêm nhiệm quản
lý nhiều dự án một lúc khiến nhân viên không có thời gian học tập nâng cao trình độ nên chưa đáp ứng được những đòi hỏi mới.
Năng lực quản lý của các cán bộ quản lý trong Ban QLDA không yếu , tuy nhiên đa phần lại là cán bộ kiêm nhiệm thiếu thời gian, chẳnghạn như: đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban QLDA, đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng kiêm Phó trưởng ban,… Ngòai ra, các phòng ban lại thiếu các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cơ bản, nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm thu thường chậm, chất lượng lập dự án chưa cao, phải tiến hành xây dựng, xét duyệt nhiều lần.