3.1. Phương hướng hoạt động
- Hoàn thiện các thủ tục hành chính và pháp lý trong công tác đầu tư xây dựng công trình trọng điểm của tỉnh Nam Định. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nhiệm điều hành dự án (Ban QLDA) thực hiện công tác đầu tư.
- Phát huy tinh thần sử dụng tiết kiệm ngân sách được giao. Lập kế hoạch hợp lý các khoản thu chi, quản lý sít sao việc rót vốn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.
- Cải thiện tiến độ thực hiện các dự án mà trọng tâm hướng đến là rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư.
- Giải ngân đúng tiến độ tạo điều kiện cho các nhà thầu hoạt động với công suất cao nhất, nhanh chóng hoàn thành dự án.
- Trong mọi điều kiện, chất lượng của dự án luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu. Do các dự án có tầm quan trọng cao, vốn lớn, đầu tư để sử dụng lâu dài nên chất lượng của dự án phải được đảm bảo nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Nam Định.
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA các công trình trọng điểm tỉnh Nam Định dựng công trình tại Ban QLDA các công trình trọng điểm tỉnh Nam Định
3.2.1. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình công trình
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật hệ thống định mức, đơn giá xây dựng theo định hướng thị trường
Phòng Tài chính – Kế toán của Ban QLDA chỉ có 4 cán bộ trong khi đó khối lượng công việc liên quan đến mảng tài chính của các dự án thuộc phạm vi quản lý là rất lớn. Ngoài ra, giá cả thị trường xây dựng (giá vật tư, nhân công,…) luôn có sự biến động khó lường; quá trình đô thị hóa khiến quy hoạch đất đai của địa phương thay đổi kéo theo giá mặt bằng xây dựng cũng theo đó tăng lên và rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí một dự án đầu tư xây dựng. Do đó, để đảm bảo chất lượng công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì việc xây dựng và hòan thiện hệ thống chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật hệ thống định mức, đơn giá xây dựng theo định hướng thị trường là rất cần thiết. Bao gồm:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật tổng hợp như chỉ tiêu đất xây dưng, định mức thời hạn xây dựng, suất vốn đầu tư phục vụ cho việc quyết định đầu tư dự án,
- Hoàn thiện hệ thống định mức xây dựng phù hợp với mức độ phát triển của sản xuất xây dựng, khoa học công nghệ.
- Đổi mới các yếu tố cấu thành đơn giá xây dựng công trình theo hướng thị trường.
- Đổi mới nội dung và phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng theo hướng đơn giản, dễ áp dụng
3.2.1.2. Đổi mới định mức và phương pháp xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình
Hiện nay, Ban QLDA chủ yếu áp dụng phương pháp xác định chi phí tư vấn của Việt Nam trong khi đó các văn bản quyết định liên quan đến xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình còn lỏng lẻo, nhiều yếu tố chưa rõ ràng, không theo kịp tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, Ban QLDA cần chủ động đổi mới phương pháp lập và quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hoà nhập với thông lệ quốc tế. Quá trình chuyển đổi nên có giai đoạn chuyển tiếp nhằm tiếp tục rà soát, sửa đổi hệ thống định mức chi phí tư vấn dầu tư xây dựng cho phù hợp; đồng thời tiếp cận thông lệ quốc tế chi phí tư vấn sẽ tính theo “tháng- công”, tiệm cận với mức lương cùng loại của các nước trong khu vực. - Nhà nước sẽ không trực tiếp ban hành các hệ thống định mức chi phí tư vấn mà sẽ có các quy định về kiểm toán và các chế tài khác để kiểm soát.
3.2.1.3. Đổi mới việc khống chế và kiểm soát chi phí xây dựng công trình
- Xây dựng cơ chế kiểm soát chi phí xây dựng thông qua công tác thẩm tra dự toán, đấu thầu và bảo đảm việc quản lý chi phí phải đạt được mục tiêu là đưa ra được một giới hạn chi phí hợp lý và giám sát, quản lý chi tiêu trong giới hạn được chấp nhận
- Thực hiện khống chế giá và kiểm soát chi phí theo thị trường thông qua hoạt động của các cá nhân, tổ chức tư vấn thẩm định giá, kỹ sư định giá.
3.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế thanh quyết toán công trình
- Xây dựng cơ chế tạm ứng chi phí xây dựng, phương thức thanh toán trên cơ sở thoả thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Thực hiện cơ chế kiểm tra bảo đảm việc bố trí vốn, tạm ứng, thanh toán phù hợp với tiến độ xây dựng và các điều kiện của hợp đồng.
- Xây dựng quy trình thanh toán trên cơ sở tự chịu trách nhiện của chủ đầu tư trước pháp luật.
- Ban hành cơ chế giám sát, kiểm toán để đảm bảo thời hạn quyết toán công trình.
- Tăng cường tính chủ động và chịu trách nhiệm của chủ đầu tư, tránh sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý tài chính trong quá trình tạm ứng, thanh quyết toán.
3.2.1.5. Xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu (Data Bank Systen) về chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Thu thập, lưu trữ các số liệu có liên quan tới các yếu tố cấu thành giá xây dựng, các hệ thống định mức, đơn giá của các loại công trình, các chi phí xây dựng, giá thành xây dựng công trình đã thực hiện của tất cả các loại công trình và công tác xây dựng, tư vấn xây dựng
- Thực hiện việc xử lý các thông tin, xây dựng hệ thống thông tin về đơn giá, định mức, giá thành xây dựng, hệ số chênh lệch giá, hệ số điều chỉnh tiền lương…
- Xây dựng một cơ chế phối hợp để có thể thu thập và truyền số liệu từ các doanh nghiệp xây dựng, các tổ chức tư vấn tới các trung tâm lưu trữ.
3.2.1.6. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước , chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư xây dựng công trình
Ban QLDA là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Nam Định, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng để giao dịch. Kinh phí hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư cho các công trình xây dựng do Ban QLDA triển khai đều lấy từ nguồn kinh phí Nhà nước. Do đó, muốn sử dụng vốn đầu tư đạt hiệu quả, ngoài những biện pháp đã kể trên, Ban QLDA còn phải nâng cao công tác quản lý Nhà nước với nguồn vốn đầu tư, cụ thể gồm một số nội dung sau:
- Đảm bảo chính xác trong thiết kế : trong khâu này cần thành lập ban chuyên môn có năng lực, trình độ chuyên môn lập theo tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành bởi trên thực tế có nhiều công trình xấu, kém chất lượng do lỗi của nhà thiết kế, gây ra tình trạng thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng.
+ Khi tổ chức đấu thầu và xét thầu phải căn cứ vào quy chế đấu thầu về quản lý đầu tư và xây dựng , được ban hành trong Nghị định số 14/2000/NĐ- CP ngày 5/5/2000. Phải thực sự khách quan và công khai mở thầu.