Tồn tại trong công tác QLDA tại Ban QLDA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA xây dựng các côngtrình trọng điểm tỉnh Nam Định (Trang 36)

2.3.2.1. Khâu chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án

Mặc dù trong các dự án đã hoàn thành và đi vào triển khai, chỉ có đường vành đai Đông Bắc TP Nam Định (đoạn nối QL10 cũ – QL mới) chậm tiến độ 9 tháng. Tuy nhiên nhưng với các dự án đang thực hiện, tiến độ vẫn là một vấn đề, các dự án này đều đang đứng trước khả năng rất lớn sẽ bị chậm tiến độ do khó khăn trong công tác GPMB nhất là sự chống đối, phá hoại của một số hộ gia đình trong khu vực giải tỏa của các dự án thuộc địa bàn TP Nam Định.

tỷ đồng đều phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch thực hiện nhiều lần. Trong đó, dự án bệnh viện đa khoa đã khởi công hai lần, lùi thời gian hoàn thành đến 4 năm so với kế hoạch ban đầu. Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Lịch sử - Văn hoá Trần là dự án lớn, thi công trong thời gian dài; nhiều hạng mục khởi công đến nay trên 2 năm nhưng chưa có hạng mục hoàn thành vì tiến độ thi công quá chậm. Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường An Đông, Huyện Hải Hậu – giai đoạn II có thời gian hoàn thành theo kế hoạch là đầu năm 2012, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (tháng 3 – 2011) vẫn chưa thực hiện xong các phương án giải phóng mặt bằng, thiết kế kiến trúc, phê duyệt quy hoạch, thiết kế cơ sở.

Sự chậm trễ này có ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện dự án, các dự án được kể ở trên có khả năng rất lớn sẽ không đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành.

Không những thế, sự chậm trễ trong giai đoạn này còn ảnh hưởng lớn đến chi phí thực hiện dự án. Do ở giai đoạn này là vốn đầu tư bị ứ đọng, chưa tạo ra được các sản phẩm vật chất. Ngoài ra, các yếu tố về giá cả, đặc biệt là giá cả vật liệu xây dựng biến động từng ngày, tiến hành càng muộn thì càng bất lợi. Ví dụ như chỉ trong 4 tháng đầu năm 2011, giá vật liệu xây dựng đã tăng từ 15 – 20% trên hầu hết các loại vật liệu.

2.3.2.2. Tiến độ giải ngân một số dự án đang thực hiện chưa đạt yêu cầu

Giải ngân đúng tiến độ có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. Việc giải ngân đúng tiến độ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu có đủ vốn để thực hiện đầu tư. Ngược lại nếu giải ngân chậm, tiến độ không được đảm bảo công trình bị “ngâm” lâu nhanh xuống cấp. Hiện nay, các dự án hiện nay đang tiến hành có tỷ lệ giải ngân còn thấp trong khi thời điểm hoàn thành theo kế hoạch còn rất ngắn tính từ thời điểm 31/12/2010. Bảng 2.10: Các dự án giải ngân chậm tính đến 31/12/2010 Đơn vị: tỷ đồng Tên dự án Tổng mức đầu tư (đồng) Giải ngân (31/12/2010) (đồng) Kế hoạch tiến độ Tỷ lệ giải ngân (%)

Đường An Đông (GĐI)

25,306 18,2 Năm

2011 71,9

Xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường An Đông, Huyện Hải

Hậu – giai đoạn II 39,2 10,2

Năm

2012 26,02

Nguồn: Ban QLDA xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Nam Định

Đây là kết quả của việc các hồ sơ thủ tục phục vụ công tác thanh toán làm chậm do thiếu sự phối hợp giữa Ban QLDA, nhà thầu, tư vấn ngoài ra là do các công tác nghiệm thu thanh toán hay để dồn vào cuối năm dẫn đến tình trạng quá tải không làm kịp.

2.3.2.3. Chất lượng một số công trình chưa được đảm bảo

Do đây đều là các dự án lớn có tầm quan trọng đặc biệt với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định nên chất lượng là yếu tố trọng tâm hàng đầu được coi trọng. Hầu hết tất cả các công trình khi nghiệm thu đi vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng công trình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không phải không có những vấn đề về chất lượng phát sinh như hiện tượng lún nứt tại công trình đường vành đai Đông Bắc TP Nam Định (đoạn nối QL10 cũ – QL mới). Để khắc phục những sự cố này, Ban QLDA phải thuê tư vấn để xác định nguyên nhân gây tốn kém chi phí.

Theo qui định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, công tác quản lý, giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình là trách nhiệm của Chủ đầu tư. Tuy nhiên do lực lượng mỏng, nhiều vị trí kiêm nhiệm do đó Ban QLDA không tổ chức riêng đội ngũ giám sát và quản lý chất lượng dự án, mà tổ chức thành các phòng quản lý chung dự án. Theo đó, Ban QLDA không thực hiện phương thức tự quản lý chất lượng dự án, thay vào đó sẽ thuê tổ chức Tư vấn giám sát. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có văn bản quy định cụ thể trách nhiệm cho Tư vấn giám sát dẫn đến hợp đồng giữa các bên không được quy định rõ ràng. Chính vì vậy, khi trên công trường xảy ra sự cố, tai nạn hoặc hư hỏng nhưng cán bộ của Ban QLDA không nắm được trình tự thi công đã để xảy ra sự việc đáng tiếc.

2.3.2.4. Chi phí quản lý Ban QLDA còn lớn

Bảng 2.11: Chi phí Ban QLDA 2008, 2009, 2010

Đơn vị: tỷ đồng

2009 1,8 115

2010 2 150

Nguồn: Ban QLDA xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Nam Định

Mặc dù số lượng cán bộ công nhân viên không lớn (18 người) nhưng chi phí cho Ban QLDA còn cao so với tổng chi phí đầu tư xây dựng. Đồng thời, chi phí quản lý cũng tăng dần theo từng năm. Điều này có thể một phần có thể là do số dự án và quy mô dự án xây dựng công trình do Ban QLDA quản lý ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA xây dựng các côngtrình trọng điểm tỉnh Nam Định (Trang 36)