XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
tần 700 MHz. Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) đang dẫn đầu cuộc đua LTE với 3,3 triệu thuê bao, chiếm 87% thị phần LTE toàn cầu. Tại Mỹ Latinh, nhiều nhà mạng triển khai LTE trong tháng 12/2011 và nhiều nhà mạng có kế hoạch triển khai ngay trong quý đầu tiên của năm 2012. Xét theo tiêu chuẩn công nghệ, FDD LTE chiếm đa số thuê bao toàn cầu, TD-LTE chỉ chiếm ít hơn 1% thuê bao. Trong năm 2011, có 4 mạng TD-LTE đã đi vào hoạt động.
Theo báo cáo của Wireless Intelligence, thế giới đã có khoảng 7 triệu thuê bao LTE vào thời điểm kết thúc năm 2011. Còn theo chủ tịch Chris Pearson của 4G Americas, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán sẽ vượt Bắc Mỹ về thuê bao vào năm 2013.
Về thị phần, nhà mạng Verizon Wireless của Mỹ hiện đang chiếm hai phần ba thị trường LTE toàn cầu với hơn 3 triệu thuê bao LTE có được chỉ sau 10 tháng khai trương. Trong khi
LTE trong quý 3/2011 và có thể chiếm 15% thuê bao LTE toàn cầu vào cuối năm nay, theo sau là AT & T với 10% thị phần. Ngược lại, nhà mạng đi tiên phong trong cuộc đua LTE, TeliaSonera, hiện chỉ có hơn 2% thuê bao LTE toàn cầu.
Với sự phát triển như vậy, theo tính toán của hãng ABI Research, đến cuối năm 2016, thế giới sẽ có ít nhất 0,5 triệu trạm gốc sẽ được lắp đặt hoặc nâng cấp lên công nghệ TD-LTE.
Dự báo tính đến cuối năm 2016, sẽ có hơn 250 triệu người sử dụng dịch vụ băng rộng di động LTE, nhưng giá cước trung bình/thuê bao sẽ giảm xuống còn khoảng 26 mỗi tháng USD, tức là giảm khoảng hơn 60% trong vòng 5 năm.
Bên cạnh đó, theo báo cáo mới đây của hãng Juniper Research, với tốc độ triển khai LTE rầm rộ như hiện nay, doanh thu dịch vụ của mạng di động này trên toàn thế giới sẽ tăng nhanh và
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
dự báo sẽ vượt qua con số 265 tỉ USD vào năm 2016. Những số liệu trên cho thấy, LTE sẽ trở thành công nghệ thống lĩnh thị trường di động sau 3G trong các năm tới.