Dịch vụ IPTV mới xuất hiện ở Việt Nam được hơn 2 năm do đó để xây dựng
một mô hình dự báo toán học cho dịch vụ này sẽ dễ dẫn đến không chính xác do dữ liệu đầu vào quá ít. Tuy nhiên do đây là dịch vụ đang phát triển mạnh và đã trở thành một dịch vụ được các nhà mạng viễn thông lớn tại Việt Nam như VNPT, Viettel chú trọng phát triển, nên nhóm nghiên cứu vẫn đưa ra những dự báo cho thị trường dựa trên chiến lược phát triển của các nhà mạng và tình hình phát triển chung của thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
Nếu như năm 2010, cả nước chỉ có khoảng 250.000 thuê bao IPTV trong đó chủ yếu là của VASC (VNPT) với 220.000 thuê bao thì tính đến thời điểm hiện nay, số lượng thuê bao này đã tăng gấ 2,2 lần với khoảng 600.000 thuê bao trên cả nước. Trong đó Tập đoàn VNPT với lợi thế về hạ tầng mạng băng rộng cố định vẫn chiếm thị phần khống chế với khoảng 530.000 thuê bao, chiếm 87% thị phần (Hình 2.7).
Mục tiêu của VNPT là năm 2012 sẽ phát triển để đưa tổng số thuê bao IPTV vượt mốc 1 triệu. Việt Nam hiện có khoảng hơn 20 triệu hộ gia đình, trong
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DVVT VIỆT NAM NĂM 2012
đó mới chỉ có khoảng hơn 2,5 triệu thuê bao truyền hình cáp và 0,6 triệu thuê bao IPTV. Như vậy nghĩa là vẫn còn 17 triệu hộ gia đình nằm trong diện khách hàng “tiềm năng” cần khai thác.
Bên cạnh đó số thuê bao băng rộng ADSL đã vượt ngưỡng 4 triệu, trong đó VNPT chiếm gần 3 triệu thuê bao. Như vậy nếu trong năm 2012, VNPT vận động được một phần ba số khách hàng đang dùng ADSL dùng cả dịch vụ MyTV thì sẽ đạt chỉ tiêu 1 triệu thuê bao MyTV. Điều này cho thấy đây không phải là một mục tiêu quá xa vời đối với VNPT.
Nhà mạng Viettel chính thức tham gia thị trường này từ tháng 7/2011 song với đã nhanh chóng có được 5% thị phần nhờ vào các chương trình khuyến mại giảm giá và đội ngũ tiếp thị rộng khắp của mình. Tuy nhiên, dường như Viettel cung cấp dịch vụ này chỉ để làm đối trọng với dịch vụ MyTV của VNPT chứ chưa có ý định tập trung phát triển
lĩnh vực này. Do đó khả năng tăng nhiều về thuê bao IPTV của Viettel là khó xảy ra trong năm 21012.
FPT mặc dù là đơn vị đầu tiên đưa dịch vụ tới khách hàng (2006) song kết quả phát triển thuê bao không như mong muốn đã khiến FPT sớm bỏ ngỏ thị trường IPTV. Sau gần 5 năm, thị trường viễn thông đã có nhiều thay đổi và FPT đã nhìn thấy cơ hội để quay trở lại. Đầu tháng 9, dịch vụ iTV của FPT tái xuất với tên gọi hoàn toàn mới - OneTV theo chiến lược OneFPT của toàn Tập đoàn. Tuy nhiên sự quay trở lại của FPT xem ra đã là quá muộn khi mà nhà mạng này chỉ còn chiếm 4% thị trường IPTV và dịch vụ băng rộng ADSL của FPT cũng đang bị mất điểm trong mắt khách hàng.
Bên cạnh đó, từ góc độ của các nhà cung cấp dịch vụ, IPTV có khả năng tại nhiều nguồn thu khác nếu phát triển được số lượng thuê bao lớn, bao gồm:
phẩm giá trị gia tăng trên nền dịch vụ IPTV:Ngoài doanh thu từ tiền thuê bao hàng tháng, dịch vụ IPTV còn mang lại nguồn doanh thu từ các dịch vụ gia tăng như: VoD (trả theo lưu lượng), Karaoke (trả theo bài), game, nhạc, tải nội dung các phim “hot”…
- Doanh thu từ quảng cáo: Hiện nay VNPT có khoảng 530.000 thuê bao IPTV, tương đương với việc phục vụ khoảng 2,5 triệu dân (tính trung bình mỗi hộ gia đình có 4-5 người). Nếu trong năm 2011-2012, VNPT phát triển được lên 1 triệu thuê bao IPTV, tương đương với việc phủ sóng tới 4 triệu dân thì đây là một đối tượng khách hàng lớn để VNPT có thể triển khai hợp tác với các doanh nghiệp giúp họ quảng cáo các sản phẩm của mình trên hệ thống mạng IPTV, từ đó có được nguồn doanh thu từ quảng cáo.
- Doanh thu từ khách hàng doanh nghiệp: Nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể hợp tác với các khách sạn, công ty hàng không, giáo dục đào tạo… để triển
khai các dịch vụ gia tăng như đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, học trực tuyến… từ đó tạo nguồn thu từ các dịch vụ gia tăng này.
- Hỗ trợ tăng doanh thu cho dịch vụ ADSL: Thực tế tại các quốc gia có dịch vụ IPTV phát triển mạnh đã chứng minh sự phát triển của IPTV có thể thúc đẩy sự tăng trưởng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL.
Bên cạnh việc cạnh tranh với nhau, các nhà cung cấp dịch vụ IPTV còn phải cạnh tranh với các dịch vụ truyền hình trả tiền như truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh. Hiện nay Việt Nam có khoảng 3 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (chưa tính IPTV), như vậy có thể thấy về mặt thị phần thì các nhà mạn IPTV đang yếu thế. IPTV hơn các dịch vụ truyền hình khác ở khả năng tương tác với người dùng, cho phép xem lại
các chương trình đã phát và các dịch vụ gia tăng phong phú. Tuy nhiên IPTV không cho phép chia thành nhiều tivi như truyền hình cáp và chất lượng hình
DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DVVT VIỆT NAM NĂM 2012
ảnh chưa thật ổn định.
Với thực trạng thị trường như vậy dự báo trong năm 2012, thị trường khách hàng tiềm năng còn rất lớn và nhiều nguồn doanh thu còn chưa được khai thác sẽ là những động lực chính giúp dịch vụ IPTV tiếp tục phát triển mạnh và đạt khoảng 1,2 triệu thuê bao (biểu đồ 2.10)
Trong đó dự báo VNPT sẽ tiếp tục chiếm thị phần áp đảo với khoảng 900.000 – 1.000.000 thuê bao. Viettel tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 và sẽ gia tăng cách biệt so với đối thủ thứ 3 (FPT). Dịch vụ sẽ khó có khả năng giảm về giá cước song sẽ xuất hiện nhiều hơn các hình thức khuyến mại kiểu cho mượn thiết bị đầu cuối, hỗ trợ thiết bị đầu cuối kèm cam kết sử dụng dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định…