Sự cần thiết thu ngân sách theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu luận văn thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 38)

đó tích luỹ của nền kinh tế không cao, trong khi đó nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển là rất lớn, nhu cầu chi tiêu cho khu vực công gia tăng nhanh, thị trường tài chính mới hình thành dễ bị đổ vỡ, bị phụ thuộc và các quốc gia đang phát triển và dễ bị tác động trước các biến động kinh tế mang tính chu kỳ, khủng hoảng tài chính khu vực, quốc tế. Các nền kinh tế đang phát triển có thị trường vốn mỏng, nợ tăng cao và một khu vực công mở rộng, dễ bị tổn thương từ các cuộc khủng hoảng tài chính dây truyền. Đặc biệt, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với tất cả các nền kinh tế, tác đông sâu rộng hơn, Chính phủ phải can thiệp bằng các gói cứu trợ kinh tế. Do vậy, tăng thu ngân sách theo hướng bền vững thu hút được sự quan tâm lớn hơn trước đây.

Nếu thu ngân sách thiếu bền vững trong khi chi ngân sách quá lớn thì được xem là một nguyên nhân gia tăng gánh nặng nợ nần. Nếu tổng chi thường xuyên lớn hơn mức thu từ thuế và phí là vi phạm nguyên tắc về tính bền vững đã được nêu ra trong luật ngân sách và tạo ra rủi ro lớn cho ngân sách về dài hạn.

Tình trạng chung và thực tế cần thiết là nhu cầu chi rất lớn nhưng nguồn thu có hạn và mức độ động viên vào ngân sách phải hợp lý để khuyến khích việc tích tụ vốn của các doanh nghiệp để tiếp tục mở rộng SXKD và phát triển.

Sự thiếu bền vững của thu NSNN là một trong các nguyên nhân đe dọa tính an toàn của nợ công Việt Nam. Nếu tính theo tiêu chí quốc tế thì tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam đã vượt khá xa mức an toàn theo các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Vì vậy Nhà nước càng quan tâm đến việc nuôi dưỡng nguồn thu.

thác nguồn thu, tận thu ngân sách theo đúng chính sách nhà nước. Tuy nhiên đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn quốc để tạo sự bình đẳng trong hoạt động SXKD của các tổ chức kinh tế, tránh tình trạng địa phương nào làm tốt thì các tổ chức kinh tế ở đó bị thua thiệt về lợi thế cạnh tranh so với các tổ chức kinh tế các tỉnh khác.

Một phần của tài liệu luận văn thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững ở tỉnh quảng bình (Trang 38)