Theo số liệu bảng 3.7, tổng thu NSNN năm 2009 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 1.180 tỷ đồng, năm 2013 tăng hơn 2 lần so với năm 2009. Tuy nhiên quy mô thu ngân sách của tỉnh khá bé nhỏ so với nhu cầu chi tiêu. Trước thực trạng trên, mặc dù vấn đề thực hiện chi tiêu NSNN tiết kiệm, hiệu quả cũng đã được đặt ra trong những năm qua, nhưng rất khó có thể tiết kiệm
hơn nữa.
Bảng 3.5. Kết quả thu ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH 1 2 5 6 8 9 11 12 14 15 17 18 A TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN (I+II) 900 1,180 1,085 1,504 1,478 2,042 1,815 1,997 2,100 2,392 I TỔNG THU NỘI ĐỊA (1+2) 815 1,114 1,003 1,331 1,358 1,863 1,655 1,722 1,800 2,025
1 THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH 670 884 813 1026 1107 1535 1375 1347 1654 1537
2 THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH
145 230 190 305 251 328 280 375 146 488 II THU TỪ HOẠT ĐÔNG XNK 85 66 82 173 120 179 160 275 300 367
(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm tỉnh Quảng Bình)
Mặc dù tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua đã có sự tăng trưởng nhanh, quy mô kinh tế được mở rộng, tỷ trọng GDP trên đầu người tăng nhưng vẫn là tỉnh nằm trong diện hưởng trợ cấp ngân sách.
Bảng 3.6. Cân đối thu, chi ngân sách tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013 KH TH KH TH KH TH KH TH KH TH 1 2 5 6 8 9 11 12 14 15 17 18 A TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN 900 1,180 1,085 1,504 1,478 2,042 1,815 1,997 2,100 2,392 I TỔNG THU NỘI ĐỊA
(1+2)
815 1,114 1,003 1,331 1,358 1,863 1,655 1,722 1,800 2,025
1 THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
670 884 813 1026 1107 1535 1375 1347 1654 1537
2 THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH
II THU TỪ HOẠT ĐÔNG XNK
85 66 82 173 120 179 160 275 300 367
B TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
1,053 1,280 1,828 1,688 2,019
C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
3,508 4,337 6,405 8,140 8,535
D % THU/CHI 30% 29,5% 28,5% 20,7% 23,6%
(Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm tỉnh Quảng Bình)
Theo bảng số liệu 3.6 cho thấy, tổng thu cân đối bình quân giai đoạn 2009 - 2013 là 1.574 tỷ đồng, tổng chi cân đối bình quân giai đoạn 2009 - 2013 là 6.185 tỷ đồng. Như vậy, hàng năm để có đủ nguồn lực tài chính trang trải các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư phát triển, ngân sách tỉnh Quảng Bình phải nhận trợ cấp từ Trung ương hơn 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ tự cân đối qua các năm có xu hướng giảm dần. Năm 2009, thu ngân sách đáp ứng 30% nhu cầu chi, đến năm 2013 chỉ đáp ứng 23,6% nhu cầu chi. Điều đó thể hiện tốc độ tăng thu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chi.
Do khả năng thu của địa phương thấp, nguồn thu của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu chi tiêu, số trợ cấp của Trung ương tương đối lớn cũng một phần do cơ chế phân cấp hiện nay. Khoản thu phí, lệ phí Trung ương và khoản thu XNK điều tiết về Trung ương 100%. Do vậy, trên thực tế, khi phân cấp nguồn thu cho các cấp ngân sách ở địa phương thường xảy ra tình trạng phân cấp nguồn thu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chi đã phân cấp. Đối với tỉnh khó khăn như Quảng Bình lại càng khó khăn thêm. Việc trao thẩm quyền cho các địa phương quyết định một số loại thu cũng còn rất hạn chế. Toàn bộ các vấn đề về thu thuế nào, mức thuế suất bao nhiêu, cơ sở tính thuế như thế nào… đều do Trung ương quy định. Địa phương chỉ có quyền quyết định một số rất ít loại phí, lệ phí theo phân cấp của Chính phủ và được quy định mức thu một số loại phí, lệ phí trong khung pháp luật hiện hành quy định. Nguồn thu từ các loại phí, lệ phí này trên thực tế là rất nhỏ,
thường chỉ chiếm khoảng 10% tổng thu NSĐP. Ngoài ra, Trung ương ban hành quá nhiều cơ chế, chính sách, nguồn thu địa phương không đáp ứng kịp nên Trung ương phải trợ cấp.