Sự phát triển của nhân sinh quan Phật giáo thời Lý – Trần

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Việt Nam thời Lý - Trần (Trang 31)

1.2.2.1. Khái lược đời sống xã hội thời Lý – Trần

Nước Việt cổ xưa tiếp thu Phật giáo từ ấn Độ qua con đường biển, trước khi có sự du nhập của Phật giáo từ Trung Hoa. Khi đó, Phật giáo vào Việt Nam một cách hoà bình và dần được các tầng lớp, giai cấp tiếp trong xã hội tiếp nhận. Phật giáo Trung Hoa sang Việt Nam, thông qua chiến tranh. Mở đầu bằng sự kiện, năm 207 trước Công nguyên, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc, từ thế kỷ II sau công nguyên, và nhanh chóng được các tầng lớp, giai cấp trong xã hội tiếp nhận. Triết lý nhân sinh từ bi, bác ái, bình đẳng vị tha của Phật giáo rất gần gũi với tâm lý, tính cách người Việt. Trải qua các triều đại Ngô - Đinh - tiền Lê, nước ta đã có được cơ sở nhất định cho một nền quân chủ phong kiến trung ương tập quyền độc lập. Đến triều đại Lý – Trần, nền quân chủ ấy lại tiếp tục xây dựng và phát triển với hai nhiệm vụ cơ bản là “độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia”. Để tập hợp lực lượng, đoàn kết nhân dân chống lại sự xâm lăng của đế quốc phương Bắc, để đáp ứng xây dựng một nhà nước phong kiến hùng mạnh, trên lĩnh vực tư tưởng, giai cấp phong kiến Việt Nam cần có những lý thuyết chính trị kiến giải về nhà nước phong kiến. Không những thế, giai cấp phong kiến Việt Nam còn phải dùng những thuyết lý về đạo đức để ổn định trật tự và cổ vũ tinh thần chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước. Việt Nam từng là thuộc địa của Trung Hoa, từng được tiếp nhận cả Nho – Phật – Lão. Với Nho giáo, công cụ thống trị của người

Hán, khi sang Việt Nam đã mang màu sắc Pháp gia với mục đích đồng hoá người Việt nên không còn nguyên gốc nhân bản nữa mà đã mang tính chất hà khắc, áp đặt. Đạo Lão lại khuyên người ta nên sống hoà đồng với tự nhiên, không phải là hệ tư tưởng thích hợp với người dân Việt thời kỳ đó. Còn Phật giáo, do không phải hệ tư tưởng của phong kiến Trung Hoa nên được người Việt dễ được chấp nhận hơn. Do vậy, Phật giáo chính là lựa chọn số một trong cấu trúc hệ tư tưởng Nho - Phật - Lão của giai cấp phong kiến Việt Nam thời Lý - Trần.

Việt Nam là một xứ lâu đời gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước, đời sống con người phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, nhưng lại thường xuyên phải gánh chịu sự tàn phá của thiên tai, dịch họa. Việt Nam cũng là đất nước gánh chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. Do đó, dân tộc Việt Nam sớm được hình thành để chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Năm 938, với sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc, chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc, bước vào thời kỳ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền. Tuy nhiên, con đường xây dựng nền độc lập dân tộc buổi đầu gặp rất khó khăn và gian khổ. Bởi thế, Phật giáo với triết lý về nỗi khổ, nguyên nhân của nỗi khổ và con đường diệt khổ đã trở thành cứu cánh của con người Đại Việt khi ấy, nhân sinh quan Phật giáo vì thế, đã nhanh chóng có sức hút đối với người Việt.

Trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, tuy có những thắng lợi vang dội, nhưng nước ta cũng đã bị tàn phá nặng nề. Từ trong hoang tàn đổ nát của cuộc chiến tranh chống xâm lược, từ nền kinh tế với cơ sở vật chất yếu kém, tài nguyên bị khánh kiệt do sự vơ vét của ngoại bang, triều đình cùng với nhân dân đã bắt tay vào công cuộc xây dựng. Trong cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, gian khó, đối với đại đa số quần chúng nhân dân thời Lý – Trần, lý tưởng giải thoát của Phật giáo phần nào đáp ứng được khát vọng về

bình yên, hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau bởi mất mát, loạn ly. Đối với tầng lớp thống trị, Phật giáo là chỗ dựa tinh thần cho họ trước những đổi thay bất thường trong đời sống cá nhân và những biến động của thời đại. Mặt khác, tầng lớp này còn gửi gắm vào Phật giáo khát vọng xây dựng một hệ tư tưởng độc lập.

Phật giáo dù là một tôn giáo xuất thế, nhưng sang Việt Nam nó lại có tính nhập thế tích cực, bởi vậy, Phật giáo thực sự có nhiều đóng góp cho đất nước. Các thời nhà Đinh, tiền Lê các thiền sư đã tham gia chính sự với nhà vua. Tuy nhiên, phải đến thời Lý – Trần, các nhà sư mới thực sự có tiếng nói trong việc quốc gia đại sự, họ chính là những cố vấn, tham mưu cho nhà vua trong việc trị nước. Bởi, Lý Công Uẩn - vị vua mở đầu triều đại Lý, đã lớn lên trong chùa và được sự ủng hộ của giới Phật giáo trong cuộc vận động lên ngôi, như sư Vạn Hạnh của phái Tỳniđalưuchi, sư Đa Bảo của phái Vô Ngôn Thông. Hơn nữa, trong buổi đầu lập quốc, các vua Lý rất cần đến các thiền sư để liên kết nhân tâm, hơn nữa nhà Lý còn cần đến tài năng, trí tuệ, khả năng ngoại giao của các nhà sư nữa. Sang thời Trần, Phật giáo vẫn được coi trọng. Các vua Trần đều rất giỏi về đạo Phật. Các ông vua như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông đều có căn bản vững chắc về Phật học. Họ ủng hộ Phật giáo một phần họ là phật tử, một phần cũng vì muốn dùng Phật giáo như một phương tiện để liên kết nhân tâm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân sinh quan Phật giáo với triết lý cứu khổ, cứu nạn, nhân ái, vị tha đã có vai trò quan trọng trong buổi đầu xây dựng và củng cố vương triều thời đại Lý - Trần.

Do yêu cầu đoàn kết dân tộc và thống nhất dân tộc, các vua triều Lý bằng chính sách khoan hoà, nhân từ đã thu phục các thủ lĩnh dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, phía Đông Bắc, động viên họ cùng với nhân dân Đại Việt chiến đấu bảo vệ biên cương. Đến đời Trần, cũng nhờ ý thức độc lập và tinh thần đoàn kết do

nhân sinh quan Phật giáo mang lại, mà nhà Trần mới có hội nghị Bình Than (1282), hội nghị Diên Hồng (1285) thể hiện ý chí một lòng đánh giặc giữ nước, làm nên chiến công lừng lẫy với ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông (các năm 1258, 1285, 1288). Các vị vua, quan nhà Lý – Trần dù đã thấu triệt tinh thần vô ngã, vị tha của Phật giáo, nhưng khi vận nước lâm nguy, họ vẫn đứng lên lãnh đạo nhân dân chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm. Nhân sinh quan Phật giáo với tinh thần bình đẳng, bác ái, nhân đạo, vị tha, đã trở thành một thứ vũ khí tinh thần giúp quân và dân thời Lý – Trần chống lại nhiều kẻ thù xâm lược.

Như vậy, trong kết cấu tư tưởng của người Việt thời kỳ này có sự kết hợp cả Nho - Phật - Lão, nhưng do yêu cầu dựng nước, giữ nước và phát triển triều đại, Phật giáo mà cụ thể là nhân sinh quan Phật giáo trở thành yếu tố phù hợp hơn cả. Nhân sinh quan Phật giáo với triết lý về khổ và con đường đạt tới sự giải thoát phù hợp với tâm lý của người Việt, xuất phát điểm từ nỗi khổ và luôn mong muốn, hướng tới mục đích thoát khổ. Người Việt đã tiếp thu và biến đổi nỗi khổ trong tâm tư, thành nỗi khổ trong cuộc sống hiện thực nên con đường giải thoát không phải là thiền định mà là đấu tranh để được tự do. Người Việt tiếp thu quan niệm nhân sinh của Phật giáo những rất hiện thực, nhập thế. Sự lựa chọn phù hợp này đã mang lại kết quả tích cực, nhà Lý và nhà Trần đã trở thành hai triều đại lập nên nhiều kỳ tích trong lịch sử các nhà nước phong kiến Việt Nam.

1.2.2.2. Sự phát triển của nhân sinh quan Phật giáo thời Lý – Trần

Phật giáo là bất định pháp, luôn uyển chuyển theo hoàn cảnh, căn cơ của chúng sinh để hoàn thành sứ mạng cứu khổ của mình. Nhân sinh quan của Phật giáo cũng có tính biện chứng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều vận động, biến đổi không ngừng, cái này là nguyên nhân của cái kia, hết cái này đến cái kia. Lối tư duy động của người Việt rất phù hợp với tính chất biện

chứng này của Phật giáo. Vì thế, Phật giáo vào Việt Nam đã dễ dàng hoà nhập với tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần (nhân thần và thiên thần), triết lý âm dương… Điều này tạo nên bản sắc văn hoá riêng có của Việt Nam, chống lại quá trình Hán hoá của Phong kiến Trung Hoa.

Nhân sinh quan Phật giáo ở Việt Nam cũng là sự hoà trộn của cả ba tông phái: Thiền tông (chủ trương tập trung trí tuệ để tìm ra chân lý), Mật tông (chủ trương sử dụng hình ảnh cụ thể và những mật ngữ để khai mở trí tuệ giác ngộ) và Tịnh Độ tông (chủ trương phải dựa vào tha lực, tức sự giúp đỡ từ bên ngoài để đạt đến nhất tâm bất loạn). Thời Lý – Trần, Thiền tông là khuynh hướng nổi trội. Thiền tông giản dị về nghi thức tu hành, chỉ dùng cách tọa thiền, trực giác mà thành giác ngộ, nên rất được các trí thức coi trọng. Thời Lý ra đời thiền phái Thảo đường, do thiền sư Thảo Đường người Trung Hoa sáng lập. Thiền phái này có khuynh hướng thiền tông trí thức và văn chương, nó mang màu sắc Phật giáo bác học. Do vậy, dù là một hệ phái Phật giáo có thế lực thời Lý, nhưng phạm vi ảnh hưởng không rộng, nó không bám rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng tới một số trí thức và vua quan trong triều đình. Đầu thế kỷ XIII, dưới thời Trần, 3 thiền phái Tỳniđalưuchi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường dần nhập thành một, đưa tới sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm. Những người có công trong việc sáng lập ra thiền phái này là Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ và Trần Nhân Tông. Thiền phái Trúc Lâm có tư tưởng cơ bản là: Phật tại tâm, tức con người vốn đã sẵn tính Phật, không cần khó công tìm hiểu bên ngoài. Phật là ta, ta là Phật và con người chỉ cần sống tiết dục thì có thể thành Phật. Tư tưởng Thiền Trúc Lâm, cũng là tư tưởng Phật giáo thời Trần, thể hiện vị thế con người Việt Nam sau ba lần đại thắng quân Nguyên đã đạt đến đỉnh cao vinh dự, nên trong tư tưởng mới dám khẳng định như vậy. Đối tượng phổ biến mà phái này hướng tới là kẻ hạ trí – những người thường dân, không cần có địa vị và trí tuệ cao siêu

vẫn có thể giác ngộ. Chính vì thế, tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm có sức sống mạnh mẽ, ảnh hưởng rộng rãi trong nhân chúng.

Phật giáo nói chung và nhân sinh quan của Phật giáo nói riêng ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, đã hoà hợp một cách tự nhiên với một số yếu tố của Nho giáo và Lão giáo. Vì vậy, nó không cao siêu như triết lý Phật giáo Ấn Độ, hay thực tiễn như Phật giáo Trung Hoa, mà có tính giản dị, dung hợp, mang sắc thái riêng biệt của Phật giáo Việt Nam. Nhân sinh quan Phật giáo thì chủ yếu nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa mỗi người với chính mình; Nho giáo lại chú trọng đến mối quan hệ giữa người với người, giữa mỗi người với xã hội; còn đạo Lão lại nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nhân sinh quan của cả ba giáo này đều có tính chất phiếm diện và đều cần có sự bổ sung của nhau. Đạo Phật chỉ nêu lên con đường giải thoát khỏi vòng luân hồi khổ ải; đạo Nho chỉ nói tới chính trị - đạo đức, vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội; Đạo Lão lại chỉ đề cao tính chất tự do tự tại của con người. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, con người sẽ cần dựa vào một đạo, lúc gặp thời thì dựa vào đạo Nho, lúc thất thế thì dựa vào đạo Lão và khi gặp khó khăn thì dựa vào đạo Phật. Ngay trong tư tưởng của mỗi vị sư tăng, các trí thức phật học thời Lý – Trần cũng có sự dung hợp của cả ba tôn giáo này. Các thiền sư thường am tường cả Nho – Phật – Lão (như Khuông Việt, Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Viên Thông, Mãn Giác…). Khi nhà Lý mới thành lập, các thiền sư rất được kính trọng, những việc quân quốc trong triều họ đều được tham dự. Với tinh thần hoà hợp của nhà Phật, các phật tử đã dùng lý luận của Nho giáo một cách rất cởi mở. Kiến thức Nho giáo được sử dụng theo tinh thần Phật giáo đã đóng góp khá lớn cho học thuật và chính trị đời Lý mà sau này, những nhà nho thiếu căn bản Phật học đã không làm được. Ngay cả trong thời kỳ Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất, các ông vua thời Lý – Trần, các vị sư cố vấn cho các vua, vẫn dùng Nho giáo trong việc trị nước. Các vua thời Lý - Trần ý thức được vai trò của Nho

giáo và Phật giáo đối với xã hội. Chính những phật tử nhiệt thành nhất như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông đã mở rộng Nho giáo (năm 1253, Thái Tông lập Quốc học viện ở kinh thành, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử và cùng vẽ tranh 72 vị tiên hiền để thờ cúng; Thánh Tông mở các khoa thi năm 1232, 1247; các khóa khác tiếp tục được tổ chức để chọn nhân tài); nền giáo dục thời đó mang tính chất tổng hợp tam giáo, kết hợp giữa đạo Phật với đạo Khổng và đạo Lão. Chính đi theo khuynh hướng dung hòa, không biên kiến này mà các vua Lý - Trần đã giải quyết, điều hoà được những mâu thuẫn đương thời trong thực tiễn cũng như trong lý luận, đã tập hợp, đoàn kết được toàn dân để đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước, tạo nên thời đại anh hùng bậc nhất trong lịch sử. Sau này, cũng nhờ sự dung hoà, điều hợp trong triết lý nhân sinh, Nhà Trần đã chinh phục, thống nhất được các lực lượng cát cứ của triều Lý. Trần Thái Tông cũng ý thức rõ việc sử dụng các chức năng khác nhau của Phật giáo và Nho giáo. Trong số các tội kể đến trong bài văn sám hối của mình, ông có kể đến tội làm phương hại đến cương thường Nho giáo, đến quan hệ cha con, vua tôi. Còn trong quan niệm nhân sinh của phái Trúc Lâm lại thấy nhiều yếu tố của Lão giáo. Đạo Lão dạy con người “phải tuân theo đạo tự nhiên” trong cuộc sống và chủ trương vô vi – sống thuận theo quy luật tự nhiên, theo lẽ tự nhiên. Nhưng khác với đạo Lão, phái Trúc Lâm mượn thiên nhiên để diễn tả tính quy luật của cuộc sống và làm môi trường diệt dục chứ không phải ẩn náu.

Phật giáo là một tôn giáo xuất thế, nhưng Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời kỳ Lý – Trần lại có chủ trương nhập thế. Phật giáo Lý – Trần, do ảnh hưởng của Thiền Tông, nên đã mang nhiều sắc thái nhập thế, lạc quan, tích cực. Đây chính là đặc trưng cơ bản của Phật giáo giai đoạn Lý – Trần.

Để có thể du nhập vào đất Việt, một vùng đất xa lạ, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và đang chịu ách áp bức, thống trị của một đế quốc hùng mạnh, Phật giáo phải trở thành một sứ giả của hoà bình, tình thương và lòng nhân ái, vì vậy tinh thần nhập thế phải là chuẩn mực đầu tiên của việc hành đạo. Hơn nữa, con người Việt vốn cần cù, dũng cảm, coi trọng đời sống tâm linh nhưng cũng gắn bó với quê hương, làng xóm, triết lý nhân sinh Phật giáo khi vào Việt Nam phải có tinh thần nhập thế mới có thể gắn bó với đời sống

Một phần của tài liệu Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội Việt Nam thời Lý - Trần (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)