Tấn công giả mạo Call-ID và giả mạo người gửi tin nhắn SMS 1 Mục đích của việc giả danh

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về MẠNG GSM và các THÀNH PHẦN TRONG hệ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG (Trang 57)

3.2.5.1 Mục đích của việc giả danh

Có lẽ người ta sẽ có rất nhiều lý do để làm điều này. Đó có thể là muốn che dấu tung tích người gọi hoặc địa điểm thực hiện cuộc gọi và cũng có thể là trêu chọc, quấy nhiễu, chẳng hạn như giả danh số 113 để gọi đến.

Hình : Giao diện phần mềm giả danh cuộc gọi từ Internet.

Thời gian qua, hiện tượng giả mạo số điện thoại di động đã được các phương tiện truyền thông đề cập tới, nhưng chủ yếu với mục đích trêu chọc. Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm nếu một kẻ nào đó lợi dụng phương pháp này để lừa đảo. Chẳng hạn có

thể giả danh số điện thoại gọi đi từ ngân hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về tài khoản tín dụng. Hoặc kẻ lừa đảo cũng có thể giả cơ quan cấp trên yêu cầu cơ quan cấp dưới phải cung cấp thông tin quan trọng. Nói chung, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, giả danh số điện thoại có thể tạo ra những hệ lụy khó có thể lường.

Trên mạng hiện nay đang có rất nhiều các phần mềm mạo danh người gọi. Ngoài chức năng giả dạng số điện thoại, một số phần mềm còn có thêm chức năng cao cấp hơn, đó là thay đổi giọng nói, thậm chí có thể biến giọng nữ thành giọng nam và ngược lại. Trong số các nhà cung cấp dịch vụ/phần mềm giả danh thông dụng nhất hiện nay phải kể đến SpoofCard, Spoofem, SpoofTel, Telespoof, Itellas, StealthCard, 123spoof, Phonegangster, Thezerogroup, friendCaller và nhiều hãng khác.

Hầu hết phần mềm giả danh của các nhà cung cấp trên đều thực hiện cuộc gọi giả mạo từ môi trường Internet, giống với hiện tượng gần đây tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về MẠNG GSM và các THÀNH PHẦN TRONG hệ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w