Thuật toán nhận thực 1 Giới thiệu

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về MẠNG GSM và các THÀNH PHẦN TRONG hệ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG (Trang 31)

2.2.1 Giới thiệu

Ngày nay trong mạng GSM đã cài dặt sẵn các thuật toán xác thực, thuật toán mã hóa để giải quyết vấn đề an toàn cho người dùng thông thường.

A3 là giải thuật chứng thực trong mô hình bảo mật GSM.Giải thuật lấy RAND từ MSC và khóa bảo mật Ki từ trong SIM như là các dữ liệu đầu vào và tạo ra 32 bit ngõ ra gọi là các đáp ứng ngõ ra. Cả RAND và Ki đều có chiều dài là 128 bit. Giải thuật A3 có thể xem như là giải thuật Hash một chiều. Nói chung, hàm Hash là hàm xuất ra chuỗi bit có chiều dài cố định từ các ngõ vào ngẫu nhiên. Hàm Hash một chiều được thiết kế để mã hóa dữ liệu sao cho không cách nào có thể phát hiện ra được các giá trị đầu vào đã tạo ra giá trị Hash và không có hai giá trị đầu vào lại tạo ra cùng một giá trị Hash.

Giải thuật A8 là giải thuật tạo ra key phiên giao dịch trong mô hình bảo mật GSM. Giải thuật lấy 2 tham số nhập 128 bit và tạo ra chuỗi 64 bit từ chúng. Chuỗi này gọi là key Kc.

Hầu hết, các nhà vận hành mạng GSM đều sử dụng giải thuật COMP 128 cho cả hai thuật toán A3 và A8. COMP 128 lấy RAND và Ki làm ngõ vào để tạo ra 128 bit ngõ ra, thay vì 32 bit SRES và 64 bit Kc. Chuỗi 32 bit đầu tiên trong kết quả 128 bit đầu ra đóng vai trò là đáp ứng SRES. Chuỗi 54 bit cuối của chuỗi COMP 128 tạo thành key phiên giao dịch Kc cho đến khi MS được xác thực lại. Chiều dài của key Kc là 54 bit chứ không phải 64 bit chiều dài của key nhập vào giải thuật A5. Để tạo ra key với 64 bit thì 10 bit 0 được chèn vào cuối của chuỗi 54 bit được tạo ra bởi thuật toán COMP 128. Cả giải thuật A3 và A8 được lưu trong SIM để ngăn chặn mọi người làm giả chúng.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN về MẠNG GSM và các THÀNH PHẦN TRONG hệ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG (Trang 31)