6. Bố cục của luận văn
2.3.2. Những dị biệt
- Như đã được nêu ở chương I, phần 1.1.2, điểm khác biệt lớn nhất và dễ nhận ra nhất là trật tự từ. Một trong những ví dụ cụ thể, thường gặp nhất là vị trí kết trị mở (1a) trong cụm danh ngữ tiếng Anh và (1b) trong cụm danh
ngữ tiếng Việt, như đã được thể hiện qua mô hình: Trong tiếng Anh, vị trí này đứng trước, còn trong tiếng Việt thì đứng sau danh từ trung tâm: a good
table – cái bàn tốt
- Về số lượng và sự phân bố các vị trí thành tố phụ, như mô hình đã phác họa, có sự khác biệt khá chi tiết giữa hai loại danh ngữ này: Danh ngữ Anh có 5 thành tố phụ gồm 4 trước và 1 sau; trong danh ngữ Việt có 6 thành tố phụ, 4 trước và 2 sau. Các tiểu nhóm bổ nghĩa trước thuộc hệ thống đóng (closed system) trong danh ngữ tiếng Anh được tiếp tục phân nhánh cho từng loại từ khác nhau, đa dạng hơn, so với nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt. Ví dụ: nhóm 4a (predeterminer) trong danh ngữ tiếng Anh, như đã nêu trên, có 3 nhánh loại từ, mỗi nhánh lại gồm nhiều từ khác nhau. Cụ thể: 1) Từ gộp gồm các từ all (tất cả), both (cả hai), half (nửa)…2) Từ bội số gồm
double (gấp đôi), twice (hai lần), three times ba lần)…3) Từ phân số gồm
one-third (một phần ba), two-fifths (hai phần năm)… Tương tự như vậy,
nhóm 3a (determiner) trong danh ngữ Anh có tới 6 nhánh loại từ khác nhau: 1) article (mạo từ), 2) possessives (từ sở hữu), 3) demonstratives (chỉ định từ), 4) interrogatives (từ nghi vấn), 5) indefinite (từ phiếm định) và 6) quantifier (lượng từ). Mỗi nhánh loại từ này lại bao gồm nhiều từ khác nhau. Trong khi đó, các tiểu nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt, đơn giản hơn về mặt này, như đã liệt kê từ 1a đến 4a ở mục Thành tố phụ trước dành cho mô hình danh ngữ tiếng Việt.
- Vì lí do có vẻ mang tính số lượng nói trên mà dẫn tới sự khác biệt về
chất, cụ thể là về vai trò bổ nghĩa của các thành tố phụ trước trong danh ngữ tiếng Anh phong phú và đa dạng hơn nhiều so với nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là, về phương diện kết trị, danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt được bổ nghĩa “nghèo nàn” hơn so với danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Anh. Trên thực tế,
những khía cạnh ngữ nghĩa nào bổ nghĩa cho danh từ trung tâm có ở nhóm thành tố phụ trước trong danh ngữ tiếng Anh, mà không có trong nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt, thì nhóm thành tố phụ sau của danh ngữ tiếng Việt sẽ đảm nhiệm thay thế. Dưới đây là một số ví dụ dành cho hiện tượng chuyển nhóm này:
Định tố sở hữu (possessive): my family – gia đình tôi…
Định tố chỉ định (demonstrative): this/that book - sách này/kia
Từ nghi vấn (interrogative): whose book – sách ai, which book –sách nào.
Như vậy, cái gọi là khác nhau về lượng và chất nói trên thực ra chỉ là sự so sánh thu hẹp, trong phạm vi hai nhóm bổ nghĩa trước, của hai loại danh ngữ này mà thôi. Đây chỉ là sự chuyển đổi vị trí chức năng bổ nghĩa của các thành tố phụ từ nhóm này, trong danh ngữ tiếng Anh, sang nhóm kia, trong danh ngữ tiếng Việt.
- Một khác biệt trong cấu trúc thành tố phụ cụm danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cần được nhắc tới là từ chỉ số nhiều những có ở vị trí 3a và từ chỉ xuất cái ở vị trí 2a trong thành tố phụ trước của danh ngữ tiếng Việt nhưng không có tương ứng trong danh ngữ tiếng Anh. Ở đây cũng có hiện tượng
đảm nhiệm thay thế:
Từ những trong vị trí này ở danh ngữ tiếng Việt đóng chức năng chỉ số nhiều cho danh từ trung tâm. Chức năng này trong danh ngữ tiếng Anh do phạm trù ngữ pháp thực hiện đó là phạm trù số: biến dạng danh từ số ít sang số nhiều. Ý nghĩa số nhiều được thể hiện ngay trên hình thái của danh từ trung tâm: eye - eyes, thay vì dùng từ ngữ.
Từ chỉ xuất cái luôn tồn tại cùng với các định từ này, ấy, kia, đó ở vị trí 2b, vị trí cuối cùng trong nhóm thành tố phụ sau của danh ngữ tiếng Việt, và nó mang tính chất tình thái, nhấn mạnh vai trò chỉ định cho các định từ nàỳ. Để thể hiện ý nghĩa tình thái nhấn mạnh này, trong tiếng Anh phương thức
ngữ âm học (phonology) được sử dụng, đó là dùng trọng âm tương phản (contrastive stress). Trong tiếng Anh, thông thường thì các chỉ định từ this, that… không mang trọng âm. Trọng âm tương phản đã đảm nhiệm chức năng thể hiện ý nghĩa tình thái nhấn mạnh cho các chỉ định từ này trong danh ngữ tiếng Anh, thay vì dùng từ, như việc dùng từ chỉ xuất cái, trong danh ngữ tiếng Việt.
Tóm lại, về phương diện kết trị danh từ nói chung, cả kết trị đóng và kết trị mở, của danh từ tiếng Anh và tiếng Việt, những dị biệt giữa chúng có trong khu vực thành tố phụ là những khác nhau về cách thức biểu đạt, mang tính chất cú pháp, phân bố và trật tự từ, bắt nguồn từ đặc điểm riêng của mỗi thứ tiếng. Về khái cạnh ngữ nghĩa, tổng hợp lại, các sắc thái bổ nghĩa có được từ lớp từ mở định ngữ, cũng như từ lớp từ đóng định tố, của các thành tố phụ đối với danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Anh cũng như tiếng Việt là tương đồng.
* * *
Toàn bộ Chương II này đã được dành để mô tả các khả năng kết trị của danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc của danh ngữ. Các mô hình và sơ đồ cũng đã được sử dụng để minh họa cụ thể hóa cho những điều đã được trình bày, làm cơ sở cho việc rút ra những điểm tương đồng, cũng như những điểm dị biệt nổi bật giữa hai danh ngữ Anh và Việt này. Tuy nhiên, như trên đã nói, việc phân tích mô tả kết trị mới chỉ ở mức độ dành cho một danh từ chung, như tên của đề tài đã nêu, với khái niệm khái quát, chưa có tham vọng chi tiết hóa tới các tiểu loại của danh từ chung như danh từ đếm được, không đếm được, danh từ số ít, số nhiều… Vì vậy, tính thực dụng cuả các mô hình, cũng như sơ đồ các biến dạng cấu trúc của danh ngữ cũng chỉ ở mức khái quát. Đi vào thực tế sử dụng hàng ngày, rất hiếm khi
ta thấy một danh ngữ tiếng Anh có cấu trúc đủ cả sáu thành tố, hoặc danh ngữ tiếng Việt - bảy thành tố. Các danh ngữ có một hoặc hai thành tố phụ đi với danh từ trung tâm thường có tần số xuất hiện cao hơn.
Để góp phần minh họa cụ thể và sinh động hơn, đồng thời phần nào nâng mức ứng dụng sát với thực tế của đề tài, luận văn sử dụng Chương III tiếp theo, hướng vào những tổ hợp từ, chủ yếu là tổ hợp từ cố định, có chứa một số danh từ chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người: mắt, mũi, mồm… Những danh từ này không chỉ có đủ các đặc tính ngữ pháp của một danh từ nói chung mà còn ẩn chứa phong phú nhiều khía cạnh ngữ nghĩa mang tính chất ẩn dụ, hoán dụ khi được sử dụng trong giao tiếp. Các sắc thái ngữ nghĩa này cũng có liên quan tới khả năng kết trị của danh từ.
Chƣơng III KẾT TRỊ BIỂU HIỆN NGHĨA DANH TỪ CHỈ CÁC BỘ PHẬN TRÊN KHUÔN MẶT NGƢỜI TRONG TIẾNG ANH - VIỆT
3.1 Việc lựa chọn các danh từ và tổ hợp từ có liên quan
Những gì được đề cập tới trong Chương II trên đây chủ yếu nói đến các mối kết hợp của một danh từ với các thành tố xung quanh trong phạm vi một danh ngữ. Để rồi, từ đó mô tả khả năng kết trị của một danh từ nói chung, trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt. Tuy nhiên, khi đặt danh ngữ trong phạm vi câu, một đơn vị cú pháp - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, vai trò ngữ nghĩa của cụm danh từ thay đổi rất phức tạp, lệ thuộc vào cấu trúc của toàn câu, đặc biệt là động từ vị từ. Khi đó nghĩa của danh từ trung tâm trong danh ngữ cũng được hiểu rất đa dạng. Ngoài quy chiếu quy ước vốn có, hay nói cách khác, ngoài nghĩa cơ bản được quy định (denotational meaning), danh từ rất thường có khá nhiều nghĩa hàm ẩn (connotational meaning), đặc biệt là các nghĩa ẩn dụ, hoán dụ có được nhờ quá trình ý niệm hóa trong ngôn ngữ của con người. Điều rất đáng chú ý nữa là, một khi danh từ trung tâm được sử dụng như vậy thì sắc thái các ngữ nghĩa của định ngữ cho danh từ trung tâm cũng thường bị biến đổi theo. Thậm chí, khả năng kết trị của danh từ cũng thay đổi. Xin lấy một ví dụ đơn giản dưới đây để minh họa, điển hình chung cho danh ngữ tiếng Anh cũng như tiếng Việt:
(Để mô tả đặc điểm cấu trúc danh ngữ, các ký hiệu mã số 4a, 3a, 2a, 1a, 0, 1b, 2b sẽ tiếp tục được sử dụng)
Cậu lọt vào mắt xanh của hắn rồi!
0 b1
Danh ngữ “mắt xanh của hắn” danh từ trung tâm có kết trị mở, kết hợp với định ngữ sau gồm hai thành tố đẳng lập: (1) tính từ xanh và (2) cụm giới từ của hắn. Xét trong phạm vi câu, danh từ mắt, trung tâm của danh ngữ,
không còn đơn giản chỉ mang nghĩa thông thường là cơ quan thị giác trên khuôn mặt người. Nó được ám chỉ cho thái độ quan hệ giữa người với người. Và do đó, tính từ xanh có thể được dùng để làm định ngữ cho danh từ mắt; mặc dù ai cũng biết, khó có thể tìm ra ở dân Việt một người nào đó có mắt màu xanh theo đúng nghĩa xanh của nó. Xanh trong tổ hợp này không còn mang nghĩa trực tiếp màu sắc xanh nữa mà đã chứa ẩn ý mang nghĩa trạng thái của mối quan hệ: tích cực, tốt. Cũng xuất phát từ nghĩa ám chỉ, mang tính chất hoán dụ, nói trên mà danh từ mắt ở đây không đi với loại từ con hay từ chỉ số lượng đôi, như thường lệ. Qua đây cho thấy sắc thái ngữ nghĩa của danh từ trung tâm có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố phụ của nó và có khả năng mở rộng cho kết trị của danh từ này. Đặc biệt là khi đặt danh ngữ trong phạm vi câu để xem xét.
Chúng ta đều biết, do nhu cầu của giao tiếp ngôn ngữ về phương diện văn phong, danh từ, một thành tố hết sức quan trọng trong câu, cả về mặt cú pháp cũng như ngữ nghĩa, luôn được ý niệm hóa phong phú theo nhiều miền khác nhau thông qua ẩn dụ và hoán dụ, hai phương pháp tu từ thường gặp trong mọi hình thức giao tiếp ngôn ngữ. Nhờ vậy, các sắc thái ngữ nghĩa của một danh từ thường thay đổi; và như đã nói trên, điều này có liên quan tới khả năng kết hợp của danh từ với các thành tố xung quanh nó.
Những danh từ chung chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người như mắt, mũi,
mồm, tai tóc …, khi được sử dụng trong các tổ hợp từ trong giao tiếp, thường
mang đậm phong cách ẩn dụ và hoán dụ, dẫn tới những sắc thái ngữ nghĩa đa dạng, mở rộng cho khả năng kết trị của chúng. Đây chính là lý do dẫn đến việc lựa chọn các danh từ này làm đối tượng phân tích, nhằm cụ thể hóa thêm cho những gì đã được trình bày trong Chương II về khái niệm kết trị danh từ nói chung; đồng thời đưa ra nhận xét cụ thể về một số nét đáng quan tâm tới sắc thái ngữ nghĩa của các danh từ này, khi chúng được sử dụng trong các tổ
hợp từ làm bộ phận trong câu, trong mệnh đề hay trong một phát ngôn nói chung. Các danh từ cụ thể được chọn là: mắt, mũi, mồm, tai và tóc.
Trước hết, đôi điều cần nhắc tới về ẩn dụ và hoán dụ được sử dụng đối với một số danh từ chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người.
Phương thức ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng (asociation of similarity), tức là sự giống nhau để tạo ra các nghĩa ám chỉ, và có thể được phân thành nhiều loại thường thấy, ví dụ:
- Giống nhau về hình dạng: mắt cá chày, tóc tơ, mũi dọc dừa … - Giống nhau về vị trí: tai cối, miệng hang, chân núi, đầu sông …
- Giống nhau về chức năng: trời có mắt, tai vách mạch rừng, đầu đàn …
- Giống nhau về màu sắc: mắt hạt dẻ, tóc mây, nước da bánh mật ...
Ngoài ra còn nhiều kiểu giống nhau khác nữa, ví dụ giống nhau về trạng thái, về kích cỡ, về vận động v.v… được áp dụng cho hình thái tu từ ẩn dụ. Tuy nhiên, sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động.
Cùng với ẩn dụ, một hình thái tu từ không kém phần quan trọng, không thể không nói đến, đó là hoán dụ. Trong khi ẩn dụ lấy liên tưởng tương đồng làm cơ sở thì hoán dụ lại lấy liên tưởng cận kề về khái niệm (association of contiguity) làm nền. Nhờ có sự liên tưởng gần gũi mà một từ có thể dùng thay thế cho một từ khác, không ảnh hưởng tới giao tiếp. Ví dụ:
- Dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể: ba mặt một nhời; nhà có nhiều miệng ăn (mặt/miệng thay cho người); chữa mắt (thực ra chỉ chữa một bộ phận nào đó của mắt).
- Dựa trên quan hệ giữa hiện tượng và tâm trạng: nước mắt ngắn nước
- Dựa vào mối quan hệ giữa một vật cụ thể với khái niệm trừu tượng:
Tai to mặt lớn (có uy tín), mắt la mày lém (gian xảo)…
Ẩn dụ và hoán dụ trong ngôn ngữ vừa là sản phẩm người vừa là nguồn kích thích tư duy của con người. Ẩn dụ và hoán dụ làm cho ngôn ngữ giàu vốn từ vựng, và hấp dẫn về văn phong. Đặc biệt đối với danh từ, hai hình thái tu từ này làm cho kết trị của danh từ được mở rộng; nhờ vậy, danh từ vốn là một từ loại thuộc lớp từ loại mở, lại càng được mở rộng thêm về số, và sâu sắc thêm, tiềm tàng nhiều ý niệm hóa hơn, về chất. Điều này sẽ phần nào được minh chứng rõ nét hơn dưới đây, khi phân tích chi tiết các loại ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm thường gặp trong các tổ hợp từ cố định, mà ở đó, những danh từ chỉ các bộ phận trên khuôn mặt con người được sử dụng. Cụ thể là, các danh từ: mắt, mũi, mồm, tai, tóc.
Tiếp theo là những ví dụ cụ thể có liên quan, kèm theo mô tả kết cấu danh ngữ của danh từ được lựa chọn cùng với những phân tích về một số sắc thái ngữ nghĩa của chúng.