Kết trị của danh từ và danh ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu kết trị danh từ chung (common nouns) trong tiếng Anh và tiếng Việt (trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người (Trang 33)

6. Bố cục của luận văn

2.2 Kết trị của danh từ và danh ngữ tiếng Việt

2.2.1 Danh ngữ tiếng Việt

Cũng như danh ngữ tiếng Anh, danh ngữ của tiếng Việt thể hiện khả năng kết hợp danh từ trung tâm với các thành tố phụ xung quanh nó, và là cơ sở để phân tích kết trị của danh từ tiếng Việt. Theo mô tả trong cuốn “ Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ Anh Việt trên một số cấu trúc cú pháp cơ bản”, (1996) của tác giả Vũ Ngọc Tú , mô hình danh ngữ tiếng Việt,có thể được trình bày như sau:

DANH NGỮ TIẾNG VIỆT

4a 3a 2a 1a 0 1b 2b

Thành tố phụ trước Trung

tâm

Thành tố phụ sau

Mô hình có ba vị trí lớn cho các thành tố : trung tâm, phụ trước, phụ sau. Các vị trí chi tiết được kèm theo mã số (1a, 1b...) trong mô hình. Cụ thể là : Thành tố trung tâm : Vị trí 0 : Danh từ trung tâm (chính tố)

Thành tố phụ trƣớc :

Vị trí 1a : Loại từ chỉ người : thằng, gã, đứa... ; chỉ động, thực vật :

con,cây, quả... ; chỉ sự vật : cái,chiếc, ngôi... Vị trí 2a : Từ chỉ xuất CÁI

Vị trí 3a : Các từ chỉ số lượng : một, hai, ba,... mỗi, những

Thành tố phụ sau :

Vị trí 1b : Vị trí bổ nghĩa sau, kết trị mở, thường là các cụm tính từ, động

từ, danh từ... , hoặc là một mệnh đề. Vị trí 2b : Các từ chỉ chỏ : ấy, này, kia...

Mô hình danh ngữ tiếng Việt này còn có thể được chi tiết hóa, liệt kê các biến thể có thể có thể có, qua sơ đồ dưới đây.

2.2.2 Sơ đồ biến thể cấu trúc biểu hiện kết trị của danh từ tiếng Việt Sơ đồ biến thể cấu trúc danh ngữ tiếng Việt Sơ đồ biến thể cấu trúc danh ngữ tiếng Việt

STT

Thành tố phụ trước

TT Thành tố

phụ sau Ví dụ

1. Danh ngữ đơn lập – không có thành tố phụ

4a 3a 2a 1a + 1b 2b 1 - - - - + - - Sách, bút, nhà, bác sĩ 2. Danh ngữ có 1 vị trí thành tố phụ 2. + - - - + - - Toàn bộ gia đình 3. - - + - + - - Mỗi gia đình 4. - - - + + - - Cái nhà, cái bút 5. - - - - + + - Nhà rộng 6. - + - - + - - Đôi tai 3. Danh ngữ có 2 vị trí thành tố phụ 7. + + - - + - - Tất cả mấy gia đình 8. + - + - + - - Tất cả cái sách 9. + + - - + - - Tất cả những bác sĩ

11. - + + - + - - Những cái bút 12. - + - + + - - Những gia đình nhỏ 13. - + - - + - + Những gia đình ấy 14. - - + + + - - Cái cuốn sách 15. - - + - + - + Cái bút ấy 16. - - - + + - + Ngôi nhà ấy 4. Danh ngữ có 3 vị trí thành tố phụ 17 + + + - + - - Tất cả những cái bút 18 + + - + + - - Toàn bộ những bó hoa 19 + + - - + - + Toàn bộ những sách 20 + + - + + - - Tất cả những hòn đá 21 + - + - + - + Tất cả cái nhà kia

22 + - - + + - + Toàn bộ mái tóc ấy

23. - + + + + - - Những cái con gà

24. - + + - + - + Những cái con gà kia

25. - + - + + - + Những con gà kia

26. - - + + + - + Hai cái bút ấy

5. Danh ngữ có 4 vị trí thành tố phụ

27. + + + + + - - Tất cả những cái con gà

28. + + + - + - + Tất cả những cái cặp ấy

29. + + - + + - + Toàn bộ những ngôi nhà

30. + - + + + - + Toàn bộ cái ngôi làng đó

31. - + + + + - + Những cái con mắt đẹp ấy

6. Danh ngữ có đủ cả 5 vị trí thành tố phụ

32. + + + + + + + Tất cả những cái bộ tóc vàng ấy

Việc mô tả cấu trúc danh ngữ tiếng Việt theo mô hình và sơ đồ trên cũng là theo góc nhìn ngôn ngữ học tiếng Việt nói chung, thể hiện trong nhiều tài liệu có liên quan, đặc biệt là trong các sách giáo khoa. “Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại” của tác giả Đinh Văn Đức, (2001) đã nói lên điều này.

Như vậy, nếu áp dụng cách phân loại danh ngữ tiếng Anh cho danh ngữ tiếng Việt, thì trong tiếng Việt ta cũng có thể có các cấu trúc danh ngữ cơ sở và danh ngữ phức: danh ngữ cơ sở được cấu tạo bởi danh từ trung tâm và các thành tố phụ chỉ thuộc hệ thống từ đóng, đó là các vị trí 1a, 1b, 2a,3a, 4a; danh ngữ phức có các thành tố phụ thuộc lớp từ mở, nghĩa là sự có mặt của vị trí 1b, trong mô hình nêu trên.

DANH NGỮ CƠ SỞ TIẾNG VIỆT

4a 3a 2a 1a 0 2b

Thành tố phụ trước Trung

tâm

Thành tố phụ sau

Tất cả những cái ngôi nhà ấy

DANH NGỮ TIẾNG VIỆT (PHỨC)

4a 3a 2a 1a 0 1b 2b

Thành tố phụ trước Trung

tâm

Thành tố phụ sau

2.3 Những tƣơng đồng và dị biệt về kết trị của danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt

Như đã trình bày trên, kết trị của danh từ được thể hiện qua kết cấu của danh ngữ. Trên cơ sở kết cấu danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt như đã mô tả, ta có thể rút ra những nét cơ bản tương đồng và dị biệt về kết trị của danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt như sau:

2.3.1. Những tƣơng đồng

- Danh từ trung tâm (head noun) trong cụm danh từ có thể kết hợp rộng rãi với nhiều loại thành tố phụ xung quanh, thuộc các từ loại khác nhau: tính từ, số từ, động từ, chỉ định từ, v.v…

- Các thành tố phụ đều được phân thành hai nhóm chính: thành tố bổ nghĩa trước (premodifier) và thành tố bổ nghĩa sau (postmodifier) của danh từ trung tâm.

- Giữa các thành tố phụ thường có vị trí xác định trước - sau khi cùng được sử dụng trong một cụm từ. Tính xác định trước - sau này phụ thuộc vào trật tự cú pháp vốn có của hai thứ tiếng Anh và Việt. Ví dụ: trong tiếng Anh tiền định tố all giữ vị trí trước định tố the; còn trong tiếng Việt: từ gộp tất cả

đi trước từ chỉ số nhiều những và trật tự trước - sau này là không thể thay đổi. - Các từ bổ nghĩa thuộc lớp từ mở (open-class) như tính từ, danh từ, động từ… giữ vị trí cận kề danh từ trung tâm, kề trước nếu là tiếng Anh (the

green eyes), còn trong tiếng Việt thì kề sau (những cặp mắt xanh).

- Các thành tố phụ bổ nghĩa sau đa dạng về thể loại: có thể là các cụm từ: cụm tính từ, cụm động từ, trạng từ…, cũng có thể là một mệnh đề.

2.3.2. Những dị biệt

- Như đã được nêu ở chương I, phần 1.1.2, điểm khác biệt lớn nhất và dễ nhận ra nhất là trật tự từ. Một trong những ví dụ cụ thể, thường gặp nhất là vị trí kết trị mở (1a) trong cụm danh ngữ tiếng Anh và (1b) trong cụm danh

ngữ tiếng Việt, như đã được thể hiện qua mô hình: Trong tiếng Anh, vị trí này đứng trước, còn trong tiếng Việt thì đứng sau danh từ trung tâm: a good

table – cái bàn tốt

- Về số lượng và sự phân bố các vị trí thành tố phụ, như mô hình đã phác họa, có sự khác biệt khá chi tiết giữa hai loại danh ngữ này: Danh ngữ Anh có 5 thành tố phụ gồm 4 trước và 1 sau; trong danh ngữ Việt có 6 thành tố phụ, 4 trước và 2 sau. Các tiểu nhóm bổ nghĩa trước thuộc hệ thống đóng (closed system) trong danh ngữ tiếng Anh được tiếp tục phân nhánh cho từng loại từ khác nhau, đa dạng hơn, so với nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt. Ví dụ: nhóm 4a (predeterminer) trong danh ngữ tiếng Anh, như đã nêu trên, có 3 nhánh loại từ, mỗi nhánh lại gồm nhiều từ khác nhau. Cụ thể: 1) Từ gộp gồm các từ all (tất cả), both (cả hai), half (nửa)…2) Từ bội số gồm

double (gấp đôi), twice (hai lần), three times ba lần)…3) Từ phân số gồm

one-third (một phần ba), two-fifths (hai phần năm)… Tương tự như vậy,

nhóm 3a (determiner) trong danh ngữ Anh có tới 6 nhánh loại từ khác nhau: 1) article (mạo từ), 2) possessives (từ sở hữu), 3) demonstratives (chỉ định từ), 4) interrogatives (từ nghi vấn), 5) indefinite (từ phiếm định) và 6) quantifier (lượng từ). Mỗi nhánh loại từ này lại bao gồm nhiều từ khác nhau. Trong khi đó, các tiểu nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt, đơn giản hơn về mặt này, như đã liệt kê từ 1a đến 4a ở mục Thành tố phụ trước dành cho mô hình danh ngữ tiếng Việt.

- Vì lí do có vẻ mang tính số lượng nói trên mà dẫn tới sự khác biệt về

chất, cụ thể là về vai trò bổ nghĩa của các thành tố phụ trước trong danh ngữ tiếng Anh phong phú và đa dạng hơn nhiều so với nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là, về phương diện kết trị, danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt được bổ nghĩa “nghèo nàn” hơn so với danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Anh. Trên thực tế,

những khía cạnh ngữ nghĩa nào bổ nghĩa cho danh từ trung tâm có ở nhóm thành tố phụ trước trong danh ngữ tiếng Anh, mà không có trong nhóm bổ nghĩa trước của danh ngữ tiếng Việt, thì nhóm thành tố phụ sau của danh ngữ tiếng Việt sẽ đảm nhiệm thay thế. Dưới đây là một số ví dụ dành cho hiện tượng chuyển nhóm này:

Định tố sở hữu (possessive): my family – gia đình tôi…

Định tố chỉ định (demonstrative): this/that book - sách này/kia

Từ nghi vấn (interrogative): whose book – sách ai, which book –sách nào.

Như vậy, cái gọi là khác nhau về lượng chất nói trên thực ra chỉ là sự so sánh thu hẹp, trong phạm vi hai nhóm bổ nghĩa trước, của hai loại danh ngữ này mà thôi. Đây chỉ là sự chuyển đổi vị trí chức năng bổ nghĩa của các thành tố phụ từ nhóm này, trong danh ngữ tiếng Anh, sang nhóm kia, trong danh ngữ tiếng Việt.

- Một khác biệt trong cấu trúc thành tố phụ cụm danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cần được nhắc tới là từ chỉ số nhiều những có ở vị trí 3a và từ chỉ xuất cái ở vị trí 2a trong thành tố phụ trước của danh ngữ tiếng Việt nhưng không có tương ứng trong danh ngữ tiếng Anh. Ở đây cũng có hiện tượng

đảm nhiệm thay thế:

Từ những trong vị trí này ở danh ngữ tiếng Việt đóng chức năng chỉ số nhiều cho danh từ trung tâm. Chức năng này trong danh ngữ tiếng Anh do phạm trù ngữ pháp thực hiện đó là phạm trù số: biến dạng danh từ số ít sang số nhiều. Ý nghĩa số nhiều được thể hiện ngay trên hình thái của danh từ trung tâm: eye - eyes, thay vì dùng từ ngữ.

Từ chỉ xuất cái luôn tồn tại cùng với các định từ này, ấy, kia, đó ở vị trí 2b, vị trí cuối cùng trong nhóm thành tố phụ sau của danh ngữ tiếng Việt, và nó mang tính chất tình thái, nhấn mạnh vai trò chỉ định cho các định từ nàỳ. Để thể hiện ý nghĩa tình thái nhấn mạnh này, trong tiếng Anh phương thức

ngữ âm học (phonology) được sử dụng, đó là dùng trọng âm tương phản (contrastive stress). Trong tiếng Anh, thông thường thì các chỉ định từ this, that… không mang trọng âm. Trọng âm tương phản đã đảm nhiệm chức năng thể hiện ý nghĩa tình thái nhấn mạnh cho các chỉ định từ này trong danh ngữ tiếng Anh, thay vì dùng từ, như việc dùng từ chỉ xuất cái, trong danh ngữ tiếng Việt.

Tóm lại, về phương diện kết trị danh từ nói chung, cả kết trị đóng và kết trị mở, của danh từ tiếng Anh và tiếng Việt, những dị biệt giữa chúng có trong khu vực thành tố phụ là những khác nhau về cách thức biểu đạt, mang tính chất cú pháp, phân bố và trật tự từ, bắt nguồn từ đặc điểm riêng của mỗi thứ tiếng. Về khái cạnh ngữ nghĩa, tổng hợp lại, các sắc thái bổ nghĩa có được từ lớp từ mở định ngữ, cũng như từ lớp từ đóng định tố, của các thành tố phụ đối với danh từ trung tâm trong danh ngữ tiếng Anh cũng như tiếng Việt là tương đồng.

* * *

Toàn bộ Chương II này đã được dành để mô tả các khả năng kết trị của danh từ chung tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc của danh ngữ. Các mô hình và sơ đồ cũng đã được sử dụng để minh họa cụ thể hóa cho những điều đã được trình bày, làm cơ sở cho việc rút ra những điểm tương đồng, cũng như những điểm dị biệt nổi bật giữa hai danh ngữ Anh và Việt này. Tuy nhiên, như trên đã nói, việc phân tích mô tả kết trị mới chỉ ở mức độ dành cho một danh từ chung, như tên của đề tài đã nêu, với khái niệm khái quát, chưa có tham vọng chi tiết hóa tới các tiểu loại của danh từ chung như danh từ đếm được, không đếm được, danh từ số ít, số nhiều… Vì vậy, tính thực dụng cuả các mô hình, cũng như sơ đồ các biến dạng cấu trúc của danh ngữ cũng chỉ ở mức khái quát. Đi vào thực tế sử dụng hàng ngày, rất hiếm khi

ta thấy một danh ngữ tiếng Anh có cấu trúc đủ cả sáu thành tố, hoặc danh ngữ tiếng Việt - bảy thành tố. Các danh ngữ có một hoặc hai thành tố phụ đi với danh từ trung tâm thường có tần số xuất hiện cao hơn.

Để góp phần minh họa cụ thể và sinh động hơn, đồng thời phần nào nâng mức ứng dụng sát với thực tế của đề tài, luận văn sử dụng Chương III tiếp theo, hướng vào những tổ hợp từ, chủ yếu là tổ hợp từ cố định, có chứa một số danh từ chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người: mắt, mũi, mồm… Những danh từ này không chỉ có đủ các đặc tính ngữ pháp của một danh từ nói chung mà còn ẩn chứa phong phú nhiều khía cạnh ngữ nghĩa mang tính chất ẩn dụ, hoán dụ khi được sử dụng trong giao tiếp. Các sắc thái ngữ nghĩa này cũng có liên quan tới khả năng kết trị của danh từ.

Chƣơng III KẾT TRỊ BIỂU HIỆN NGHĨA DANH TỪ CHỈ CÁC BỘ PHẬN TRÊN KHUÔN MẶT NGƢỜI TRONG TIẾNG ANH - VIỆT

3.1 Việc lựa chọn các danh từ và tổ hợp từ có liên quan

Những gì được đề cập tới trong Chương II trên đây chủ yếu nói đến các mối kết hợp của một danh từ với các thành tố xung quanh trong phạm vi một danh ngữ. Để rồi, từ đó mô tả khả năng kết trị của một danh từ nói chung, trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt. Tuy nhiên, khi đặt danh ngữ trong phạm vi câu, một đơn vị cú pháp - ngữ nghĩa cơ bản của ngôn ngữ, vai trò ngữ nghĩa của cụm danh từ thay đổi rất phức tạp, lệ thuộc vào cấu trúc của toàn câu, đặc biệt là động từ vị từ. Khi đó nghĩa của danh từ trung tâm trong danh ngữ cũng được hiểu rất đa dạng. Ngoài quy chiếu quy ước vốn có, hay nói cách khác, ngoài nghĩa cơ bản được quy định (denotational meaning), danh từ rất thường có khá nhiều nghĩa hàm ẩn (connotational meaning), đặc biệt là các nghĩa ẩn dụ, hoán dụ có được nhờ quá trình ý niệm hóa trong ngôn ngữ của con người. Điều rất đáng chú ý nữa là, một khi danh từ trung tâm được sử dụng như vậy thì sắc thái các ngữ nghĩa của định ngữ cho danh từ trung tâm cũng thường bị biến đổi theo. Thậm chí, khả năng kết trị của danh từ cũng thay đổi. Xin lấy một ví dụ đơn giản dưới đây để minh họa, điển hình chung cho danh ngữ tiếng Anh cũng như tiếng Việt:

(Để mô tả đặc điểm cấu trúc danh ngữ, các ký hiệu mã số 4a, 3a, 2a, 1a, 0, 1b, 2b sẽ tiếp tục được sử dụng)

Cậu lọt vào mắt xanh của hắn rồi!

0 b1

Danh ngữ “mắt xanh của hắn” danh từ trung tâm có kết trị mở, kết hợp với định ngữ sau gồm hai thành tố đẳng lập: (1) tính từ xanh và (2) cụm giới từ của hắn. Xét trong phạm vi câu, danh từ mắt, trung tâm của danh ngữ,

không còn đơn giản chỉ mang nghĩa thông thường là cơ quan thị giác trên khuôn mặt người. Nó được ám chỉ cho thái độ quan hệ giữa người với người. Và do đó, tính từ xanh có thể được dùng để làm định ngữ cho danh từ mắt; mặc dù ai cũng biết, khó có thể tìm ra ở dân Việt một người nào đó có mắt

Một phần của tài liệu Phân tích đối chiếu kết trị danh từ chung (common nouns) trong tiếng Anh và tiếng Việt (trên cơ sở các danh từ chung chỉ bộ phận trên khuôn mặt người (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)