Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 61)

2.2.2.1. Xây dựng thể chế và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong việc thực hiện chức năng xã hội

- Đổi mới vai trò, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước :

+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Pháp quyền là một thuộc tính của nhà nước dân chủ. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và hiệu quả.

+ Đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước: nguồn gốc quyền lực nhà nước là từ nhân dân và chủ thể quyền lực nhà nước là nhân dân:"quyền lực tối cao thuộc về dân, không có sự phân chia quyền lực mà chỉ có phân công lao động thực thi quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp. Do đó, nhà nước với tính cách là một hình thức của tổ chức quyền lực phải thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

+ Các cơ quan trung ương cần tăng cường theo hướng quản lý vĩ mô các lĩnh vực hoạt động của xã hội thông qua việc hoạch định chính sách, bằng công cụ pháp luật và giải quyết những vấn đề quan trọng mang tính quốc gia. Các cơ quan chính quyền và chuyên môn ở địa phương cần được phân công, phân cấp rõ ràng, chủ động sáng tạo, nâng cao trách nhiệm

trong việc quản lý và giải quyết trực tiếp các vấn đề của địa phương, tầm vi mô trên cơ sở quản lý vĩ mô của các cơ quan trung ương.

- Đảm bảo tính hiện đại, cơ cấu gọn nhẹ, hiệu quả của bộ máy nhà nước nâng cao năng lực của cán bộ công chức nhà nước, cụ thể:

Đối với các cơ quan đại diện:

+ Quốc hội cần phải được đổi mới về tổ chức và hoạt động trên cơ sở các chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định chính sách quan trọng của đất nước.

Để đẩy mạnh hoạt động lập pháp của quốc hội cần có các cơ quan độc lập trong việc xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của các đại biểu quốc hội. Chương trình xây dựng pháp luật của quốc hội, mỗi văn bản pháp luật phải quan tâm đến hiệu quả xã hội, đến tính khả thi của các văn bản pháp luật, chủ động đưa các vấn đề xã hội để xem xét, điều chỉnh bằng pháp luật khi cần thiết. Cùng với chương trình xây dựng pháp luật cần phải có chương trình giải thích, phổ biến, giáo dục pháp luật. Quốc hội phải nâng cao hiệu quả công tác giám sát tối cao của mình nhất là đối với hoạt động của chính phủ trong lĩnh vực xã hội. Trong xu hướng hiện nay, thì chức năng giám sát tối cao của quốc hội càng phải được đảm bảo và thực hiện một cách triệt để, phải đảm bảo tính thực quyền.

+ Đối với hội đồng nhân dân các cấp: phải có chương trình thực thi các chính sách xã hội. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu để sửa đổi, bổ sung văn bản, uốn nắn và xử lý sai phạm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đề cao vai trò của Hội đồng nhân dân và vai trò của uỷ ban nhân dân cùng với các cơ quan chuyên môn trực thuộc vì đó là những chủ thể trực tiếp điều hành, xử lý các vấn đề cụ thể của đời sống xã hội ở trong phạm vi từng địa phương.

Một phần của tài liệu Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 61)